Tổng thống Pháp cảnh báo có thể đóng mạng xã hội nếu tình hình nghiêm trọng hơn
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 4/7 cho biết chính quyền Pháp có thể ngắt kết nối các mạng xã hội nếu tình hình bạo loạn ở nước này trở nên tồi tệ hơn.
Người biểu tình quá khích đụng độ với cảnh sát tại Paris, Pháp, ngày 2/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
“Chúng ta cần suy nghĩ về vấn đề mạng xã hội và các lệnh cấm áp dụng. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, có lẽ chúng ta cần phải có khả năng điều chỉnh và đóng cửa các mạng xã hội”, đài truyền hình BFMTV dẫn lời Tổng thống Pháp.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này nói thêm rằng việc thảo luận vấn đề này không nên được tổ chức một cách vội vã và bất cẩn.
Trước đó, trong ngày 30/6, Tổng thống Macron nói rằng chính quyền Pháp sẽ xác định những người kêu gọi biểu tình thông qua mạng xã hội sau khi nước này rơi vào tình trạng bạo loạn dữ dội vì cái chết của một thiếu niên 17 tuổi.
Video đang HOT
Phát biểu sau cuộc họp an ninh khẩn cấp để giải quyết tình trạng bạo loạn, Tổng thống Macron nhận định: “Các nền tảng mạng xã hội và Internet đang đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện gần đây. Chúng tôi đã thấy các ứng dụng như Snapchat, TikTok và một số ứng dụng khác đóng vai trò là nền tảng tổ chức các cuộc tụ tập bạo lực”. Ông Macron cho biết thêm rằng khoảng 1/3 số người bị bắt giữ trong 3 đêm gần đây là người “trẻ hoặc rất trẻ”, điều này cho thấy Internet đang có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em và thanh thiếu niên tại Pháp, giới trẻ đang xuống đường để hành động theo “các trò chơi điện tử khiến họ say sưa”. Ông Macron kêu gọi các bậc cha mẹ giữ con cái của mình ở nhà.
Ông Macron cũng cho biết Chính phủ Pháp sẽ làm việc với các trang truyền thông xã hội để “gỡ bỏ các nội dung nhạy cảm nhất” và xác định những người dùng “kêu gọi bạo loạn hoặc làm trầm trọng thêm bạo lực”.
Cuối ngày hôm đó, truyền thông Pháp đưa tin rằng chính phủ đã gặp đại diện của các phương tiện truyền thông xã hội. Cụ thể, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin và Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số và Viễn thông Jean-Noel Barrot được cho là đã cảnh báo các nền tảng như TikTok, Snapchat và Twitter về trách nhiệm của họ và yêu cầu hỗ trợ xác định người dùng có liên quan đến hành vi phạm tội.
Giải thích về lý do bạo lực bùng phát không giảm trong những ngày gần đây, hầu hết các quan chức an ninh Pháp đều chỉ ra vai trò của các nền tảng truyền thông trực tuyến. Ứng dụng Telegram và trên hết là Snapchat, phổ biến nhất với giới trẻ, có hơn 20 triệu người dùng trong hoạt động hằng ngày ở Pháp.
Thư ký quốc gia của Liên đoàn Cảnh sát quốc gia Pháp, ông Grégory Joron cho biết: “18 năm trước mạng xã hội còn chưa ra đời, giờ đây các ứng dụng này đã làm thay đổi tình hình. Những kẻ bạo loạn gặp nhau dễ dàng hơn nhiều, có thể phối hợp ở các điểm khác nhau trong một lãnh thổ, rút lui và bắt đầu lại xa hơn”.
Vào năm 2020, Quốc hội Pháp đã phê duyệt dự luật bắt buộc các nền tảng và công cụ tìm kiếm để loại bỏ nội dung bị cấm trong vòng 24 giờ.
Người phát ngôn của Snapchat, ông Rachel Racusen cho biết đã tăng cường phát hiện và hành động đối với các nội dung liên quan đến các cuộc bạo loạn ở Pháp. Ông nói: “Chúng tôi chủ động kiểm duyệt loại nội dung này và khi tìm thấy, chúng tôi sẽ loại bỏ và thực hiện hành động thích hợp. Chúng tôi chỉ cho phép các nội dung về tình hình thực tế đang diễn ra”.
Mạng xã hội bị chỉ trích là khiến bạo loạn bùng phát tại Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng các nền tảng mạng xã hội và trò chơi điện tử đã góp phần thổi bùng bạo loạn trên khắp đất nước trong những ngày gần đây.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) chủ trì cuộc họp an ninh khẩn cấp tại Paris, ngày 30/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc họp an ninh khẩn cấp để giải quyết tình trạng bạo loạn hôm 30/6, Tổng thống Macron nhận định: "Các nền tảng mạng xã hội và internet đang đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện gần đây. Chúng tôi đã thấy các ứng dụng như Snapchat, TikTok và một số ứng dụng khác đóng vai trò là nền tảng tổ chức các cuộc tụ tập bạo lực". Ông Macron cho biết thêm rằng khoảng 1/3 số người bị bắt giữ trong 3 đêm gần đây là người "trẻ hoặc rất trẻ", điều này cho thấy internet đang có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em và thanh thiếu niên tại Pháp, giới trẻ đang xuống đường để hành động theo "các trò chơi điện tử khiến họ say sưa". Ông Macron kêu gọi các bậc cha mẹ giữ con cái của mình ở nhà.
Ông Macron cũng cho biết Chính phủ Pháp sẽ làm việc với các trang truyền thông xã hội để "gỡ bỏ các nội dung nhạy cảm nhất" và xác định những người dùng "kêu gọi bạo loạn hoặc làm trầm trọng thêm bạo lực".
Giải thích về lý do bạo lực bùng phát không giảm trong những ngày gần đây, hầu hết các quan chức an ninh Pháp đều chỉ ra vai trò của các nền tảng truyền thông trực tuyến. Ứng dụng Telegram và trên hết là Snapchat, phổ biến nhất với giới trẻ, có hơn 20 triệu người dùng trong hoạt động hằng ngày ở Pháp.
Người biểu tình phản đối cảnh sát gây bạo loạn tại Nanterre, ngoại ô Paris, Pháp, ngày 29/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thư ký quốc gia của Liên đoàn Cảnh sát quốc gia Pháp, ông Grégory Joron cho biết: "18 năm trước còn chưa ra đời, giờ đây các ứng dụng này đã làm thay đổi tình hình. Những kẻ bạo loạn gặp nhau dễ dàng hơn nhiều, có thể phối hợp ở các điểm khác nhau trong một lãnh thổ, rút lui và bắt đầu lại xa hơn".
Nhận thức được tác động và hậu quả của sự lan truyền này, chính phủ Pháp đã triệu tập đại diện của các nền tảng truyền thông xã hội chính như Meta, Twitter, Snapchat, TikTok hôm 30/6 để yêu cầu họ "cam kết tích cực thu hồi những tin nhắn được báo cáo và xác định người sử dụng mạng xã hội tham gia thực hiện tội phạm".
Vào năm 2020, Quốc hội Pháp đã phê duyệt dự luật bắt buộc các nền tảng và công cụ tìm kiếm để loại bỏ nội dung bị cấm trong vòng 24 giờ.
Người phát ngôn của Snapchat, ông Rachel Racusen cho biết đã tăng cường phát hiện và hành động đối với các nội dung liên quan đến các cuộc bạo loạn ở Pháp. Ông nói: "Chúng tôi chủ động kiểm duyệt loại nội dung này và khi tìm thấy, chúng tôi sẽ loại bỏ và thực hiện hành động thích hợp. Chúng tôi chỉ cho phép các nội dung về tình hình thực tế đang diễn ra".
Thủ tướng Israel thăm Pháp Ngày 2/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bắt đầu chuyến thăm Pháp trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Thủ tướng Netanyahu đã có cuộc họp ăn tối tại Điện Elysee với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Theo Văn phòng Tổng thống Macron, nhà lãnh đạo Pháp chia sẻ...