Tổng thống Phần Lan chỉ ra rủi ro khi gia nhập NATO
Phần Lan đang tìm cách tăng cường an ninh của nước này trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, song cho rằng lựa chọn gia nhập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể khiến nguy cơ leo thang ở châu Âu.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto. Ảnh: yle.fi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trả lời phỏng vấn của tạp chí Financial Times ngày 20/3, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết nước này hiện là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nhưng không thuộc NATO. Hai lựa chọn chính của quốc gia này trong tương lai là gia nhập NATO hoặc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và nước láng giềng Thụy Điển mà không tham gia liên minh.
Tổng thống Niinisto cho rằng cả hai lựa chọn trên đều có một ưu điểm là tăng cường an ninh cho Phần Lan. Theo ông Niinisto, ông hoàn toàn hiểu rằng gia nhập NATO dường như có thể giúp Phần Lan không phải lo lắng, nhưng tất cả các lựa chọn cũng sẽ có những rủi ro đi kèm. Rủi ro chính ở thời điểm hiện tại là sự leo thang tình hình ở châu Âu trong bối cảnh đang xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Niinisto nhấn mạnh Phần Lan cuối cùng sẽ đặt vấn đề an ninh của đất nước lên hàng đầu khi đưa ra quyết định.
Việc Ukraine mong muốn gia nhập NATO là một trong những chủ đề thảo luận trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Kiev và Moskva nhằm tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine. Mới đây, ngày 15/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã đến lúc phải thừa nhận rằng nước này sẽ không trở thành một thành viên của NATO.
NATO dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh bất thường vào ngày 24/3 tới tại Brussels, Bỉ, trong đó tập trung thảo luận về tình hình Ukraine và nhiều vấn đề khác. Trong thông báo ngày 20/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tham gia hội nghị này. Thổ Nhĩ Kỳ là nước thành viên NATO tích cực đóng vai trò làm trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga.
Video đang HOT
Nga tính sai cuộc chiến ở Ukraine khiến Putin "sốc"?
Đại sứ Phần Lan tại Anh nói với Express.co.uk rằng, Nga và Tổng thống Vladimir Putin đã "tính toán sai" về chiến sự ở Ukraine và bị sốc trước sự đoàn kết của phương Tây.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh BBC
Nga và Ukraine đã nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng cuộc thảo luận này rất "khó khăn", theo cố vấn và nhà đàm phán của Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak.
Ngày 14/3, ông Podolyak đã tweet: "Các bên tích cực bày tỏ lập trường của mình. Thông tin liên lạc đang được tổ chức nhưng thật khó khăn. Lý do của sự bất hòa là các hệ thống chính trị quá khác nhau".
Vòng đàm phán mới nhất diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga tiếp tục không kích các thành phố lớn ở Ukraine.
Trong những tuần gần đây, một đoàn xe của Nga được cho là đã bị mắc kẹt bên ngoài Kiev và cũng có báo cáo về việc binh lính Nga không ủng hộ cuộc chiến này.
Nga chỉ chiếm 3 thành phố ở phía nam Ukraine là Kherson, Melitopol và Berdyansk.
Nói với Express.co.uk, đại sứ Phần Lan tại Anh, Jukka Suikosaari, cho biết Nga đã "tính toán sai" cuộc chiến ở Ukraine.
Ông nói: "Chúng tôi cho rằng Nga đã tính toán sai tình hình, sự thống nhất của phương Tây đến khiến họ bất ngờ. Người dân Phần Lan cảm nhận rất sâu sắc về những gì đang xảy ra ở Ukraine bởi vì chúng tôi có những so sánh lịch sử trong quá khứ của chính mình. Người dân chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ Ukraine ở những nơi chúng tôi có thể. Tôi muốn nói rằng doanh nghiệp cũng như xã hội dân sự ở Phần Lan đứng sau các lệnh trừng phạt theo cách mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây".
Ông Jukka Suikosaari nói thêm: "Sự đoàn kết của phương Tây đã khiến Nga ngạc nhiên, các lệnh trừng phạt là chưa từng có và họ sẽ cắn răng chịu đựng. Không chỉ các lệnh trừng phạt đang gây tổn hại cho Nga trên cơ sở quốc gia mà còn trên cơ sở cá nhân, vì vậy chúng tôi hy vọng điều đó sẽ đủ để họ quay đầu".
Phần Lan có lịch sử gắn bó với Nga - Người Phần Lan đã tham gia hàng chục cuộc chiến chống lại nước láng giềng phía đông, trong nhiều thế kỷ với tư cách là một phần của Vương quốc Thụy Điển, và là một quốc gia độc lập trong các cuộc chiến tranh thế giới, bao gồm cả hai cuộc chiến với Liên Xô từ năm 1939 -1940 và 1941-1944.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu chiến, Phần Lan theo đuổi các mối quan hệ chính trị và kinh tế thực dụng với Moscow, vẫn không liên kết quân sự và là vùng đệm trung lập giữa Đông và Tây.
Phần Lan có lịch sử trung lập khi liên minh quân sự, nhưng nước này đã hội nhập với phương Tây, khi gia nhập EU vào năm 1995.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm dấy lên cuộc tranh luận ở Phần Lan về việc liệu nước này có nên gia nhập NATO hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mới đây cảnh báo rằng Phần Lan và Thụy Điển có thể phải đối mặt với "hậu quả quân sự" nếu cố gia nhập NATO.
Bà Zakharova nói: "Rõ ràng, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, vốn chủ yếu là một liên minh quân sự như các bạn hiểu rõ, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị, điều này sẽ đòi hỏi đất nước chúng tôi phải thực hiện các bước ứng phó."
Đề cập đến mối đe dọa này, Đại sứ Siukosaari cho biết: "Chúng tôi đưa ra các quyết định về an ninh và chính sách của riêng mình, chúng không thể bị ảnh hưởng bởi các bên thứ ba. Những lời chỉ trích của Nga về việc mở rộng NATO không phải là một điều mới. Những nỗ lực của Nga nhằm tạo ra một phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu là hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ không trở thành thành viên NATO Theo hãng tin TASS và Sputniknews, ngày 15/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố đã đến lúc phải thừa nhận rằng nước này sẽ không trở thành một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev ngày 12/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng thống Zelensky đưa ra tuyên bố trên khi phát...