Tổng thống Obama xác nhận nhân viên cứu trợ Mỹ đã bị hành quyết
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/11 đã xác nhận cái chết của nhân viên cứu trợ Peter Kassig, gọi vụ hành quyết anh này dưới tay nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) là “độc ác”.
Tổng thống Obama đã mạnh mẽ lên án vụ sát hại Kassig.
IS hôm qua đã tung lên mạng một đoạn video quay cảnh các phiến quân chặt đầu Kassig, người lấy tên là Abdul-Rahman sau khi cải sang đạo Hồi, và 18 nam giới được miêu tả là các quân nhân Syria.
Kassig bị bắt cóc hồi năm ngoái và bị dọa giết trong đoạn video của IS hôm 3/10 quay cảnh vụ hành quyết nhân viên cứu trợ người Anh Alan Henning.
“Abdul-Rahman đã bị đưa đi khỏi chúng ta trong một hành động độc ác của một nhóm khủng bố, vốn bị thế giới lên án là vô nhân đạo”, Tổng thống Obama cho biết trong một tuyên bố được Nhà Trắng đưa ra trên chiếc Không lực Một khi ông bay trở về Mỹ sau chuyến công du 8 ngày tới châu Á.
“Giống Jim Foley và Steven Sotloff trước đó, cuộc sống và các hành động của Kassig hoàn toàn đối lập với tất cả những gì mà IS miêu tả”, ông Obama nói thêm.
Video đang HOT
Kassig là con tin phương Tây thứ 5 bị IS sát hại.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay giới chức chính phủ Mỹ đã nỗ lực hợp tác cùng gia đình Kassig để cố gắng giải cứu anh.
“Trong quá trình anh ấy bị bắt giữ, gia đình và toàn bộ chính phủ Mỹ, trong đó Thượng nghị sĩ Joe Donnelly, đã nỗ lực để tránh thảm kịch này”, ông Kerry cho biết trong một tuyên bố.
Mẹ của Kassig, bà Paula, cũng đã trực tiếp lên tiếng cầu khẩn IS thả con trai mình, thậm chí sử dụng cả mạng xã hội Twitter.
Kassig, 26 tuổi, đã thành lập một tổ chức cứu trợ mà thông qua đó anh trợ giúp huấn luyện 150 dân thường nhằm cung cấp trợ giúp y tế cho người dân tại Syria. Nhóm của anh cũng trợ giúp lương thực, dụng cụ nấu nướng, quần áo và thuốc men cho người nghèo.
Kassig bị bắt cóc hồi tháng 10/2013 trong khi đang di chuyển ở miền đông Syria. Cựu binh sĩ Mỹ này là con tin phương Tây thứ 5 bị IS sát hại trong những tháng gần đây, sau 2 nhà báo Mỹ Sotloff và Foley và hai nhân viên cứu trợ người Anh.
Vụ sát hại Kassig diễn ra trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị tăng gấp đôi số quân nhân tại Iraq lên 3.100 người trong khuôn khổ chiến dịch quốc tế chống IS mà Washington đứng đầu.
Trong khi đó, chính phủ Anh cho biết đang điều tra thông tin nói rằng tay súng có biệt danh Jihadi John, kẻ chịu trách nhiệm hành quyết các con tin phương Tây trong các video của IS, đã bị thương trong một cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu hồi tuần trước.
An Bình
Theo AFP
Hai tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku
Trong mấy ngày qua, các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã liên tiếp xâm nhập hải phận khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do phía Nhật Bản kiểm soát.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, hai tàu hải cảnh của Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đã lần lượt xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc khu vực quần đảo Senkaku do nước này kiểm soát (Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư) vào sáng hôm 3-11.
Thông tin này được giới truyền thông Tokyo đặc biệt chú ý, đồng loạt đưa tin rằng đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản. Cục Hải dương Trung Quốc cũng đã xác nhận, 2 tàu cảnh sát biển nước này đã tiến vào hoạt động trong khu vực biển đang có tranh chấp với Nhật Bản từ sáng hôm 3-11.
Theo tin cùng ngày của Kyodo News, lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã phát hiện hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực biển phụ cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nguồn tin cho biết, đây là lần thứ 27 "tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển của Nhật Bản, ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư", chỉ cách lần xâm nhập trước vẻn vẹn 3 ngày.
Tàu chấp pháp biển của Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên đụng độ ở Senkaku/Điếu Ngư
Kênh truyền hình NHK nêu chi tiết là vào khoảng 6h sáng hôm 3-11, hai tàu cảnh sát biển nói trên tiến vào hải phận tiếp giáp với quần đảo Senkaku, thuộc tỉnh Okinawa. Đến 9h sáng, hai tàu này vẫn lảng vảng cách quần đảo tranh chấp khoảng 12 hải lý.
Tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Nhật Bản liên tục phát đi tín hiệu cảnh cáo, yêu cầu phía Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi khu vực được Tokyo tuyên bố thuộc "chủ quyền không thể tranh cãi của họ".
Một trong hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã đáp lại bằng hai thứ tiếng Trung và Nhật rằng: "Đảo Điếu Ngư và các nhánh đảo của nó từ trước đến nay đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đề nghị phía Nhật Bản nhanh chóng rời khỏi khu vực này". Mãi đến 11h trưa hôm đó, 2 tàu hải cảnh Trung Quốc mới rời đi.
Trong khi đó, Cục Hải dương Trung Quốc cũng xác nhận thông tin, biên đội chấp pháp biển bao gồm hai tàu hải cảnh 2401 và hải cảnh 2305 đã triển khai hoạt động tuần tra ở khu vực biển Điếu Ngư/Senkaku hôm mùng 3-11.
Theo ANTD
Nga phóng liên tiếp tên lửa đạn đạo chiến lược Ngày 1-11, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Topol-M từ một bệ phóng ở miền tây bắc nước Nga. Bộ quốc phòng nước này cho biết trong một tuyên bố: "Tên lửa RT-2PM2, Topol-M, một tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt dưới hầm silo, đã được...