Tổng thống Obama và những giọt nước mắt bất lực
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhiều lần không thể kìm nén cảm xúc khi đề cập tới vấn đề sở hữu súng đạn tại Mỹ và thúc giục thực hiện “những biện pháp thắt chặt quản lý sở hữu súng đạn.
Ngay sau khi xảy ra vụ xả súng tại Đại học cộng đồng Umpqua ở bang Oregon ngày 1/10/2015 khiến 10 người chết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự giận dữ và nỗi thất vọng về tình trạng bạo lực súng đạn tại Mỹ, đồng thời bày tỏ khao khát muốn Quốc hội thông qua dự luật kiểm soát súng đạn. “Bài phát biểu của tôi sau mỗi khi có thảm kịch cũng đã trở thành thông lệ. Chúng ta trở nên chai sạn trước vấn đề này. Chúng ta đã nói về việc này sau các sự kiện ở Columbine và Blacksburg, Tucson, Newtown, Aurora và Charleston. Không thể để một người có ý định hãm hại người khác có thể sở hữu một khẩu súng một cách dễ dàng đến vậy được”, ông nói. Ảnh: Huffington Post
Tổng thống Mỹ Obama ngày 18.6.2015 bày tỏ “đau buồn và giận dữ” khi phát biểu về vụ xả súng tại nhà thờ tại thành phố Charleston, bang South Carolina, khiến 9 người da đen thiệt mạng vài ngày trước đó. “Tôi đã phải đưa ra những tuyên bố như thế này quá nhiều lần rồi. Người Mỹ đã phải chịu thảm kịch như vậy cũng rất nhiều lần rồi. Chúng ta chưa có số liệu cụ thể, nhưng chúng ta biết rằng, một lần nữa những người vô tội bị sát hại vì những kẻ xấu không gặp khó khăn gì để mua được súng”. Obama tiếp lời: “Giờ là lúc chúng ta bày tỏ lòng thương tiếc và hàn gắn nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận, hành động thảm sát như thế này không thường xảy ra ở các nước phát triển khác và cũng không diễn ra với tần suất thường xuyên như vậy”. Ảnh: Getty
Ngày 3.12.2015, phát biểu tại phòng Bầu dục về vụ xả súng ở San Bernardino, bang California, khiến 14 người chết và 17 người bị thương, vài ngày trước đó, Tổng thống Obama lặp lại lời kêu gọi toàn quốc cùng thực hiện “những biện pháp cơ bản” để thắt chặt quản lý sở hữu súng. Ông Obama nhấn mạnh: “Mọi người không thể chỉ giao hết việc cho các đơn vị hành pháp xử lý những vụ thảm sát kinh hoàng như thế này. Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc này”. Mắt ông cũng đỏ hoe khi nhắc tới những người dân vô tội thiệt mạng trong vụ việc. Ảnh: Getty
Tổng thống Obama phát biểu về vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut tháng 12/2012 khiến 26 người chết trong đó có 20 trẻ em. Người đứng đầu nước Mỹ đã gạt nước mắt trên truyền hình quốc gia khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nạn nhân. Ông tiếp tục nhấn mạnh sự cấp thiết của việc kiểm soát súng. “Suy nghĩ và những lời cầu nguyện của chúng ta là không đủ. Không hề đủ. Nó không nắm bắt được nỗi đau khổ và giận dữ mà chúng ta cảm thấy, và nó không có tác dụng gì trong việc ngăn chặn cuộc tàn sát ở những nơi khác của nước Mỹ, tuần tới hay vài tháng nữa”, Obama nói. Ảnh: White House
Video đang HOT
Giây phút Tổng thống Mỹ Obama nghẹn ngào khi nhắc đến vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut trong bài phát biểu về súng đạn ngày 5/1. Theo ông chủ Nhà Trắng, việc tới thành phố Newtown để tưởng niệm các nạn nhân là “ngày tồi tệ nhất từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng”. “Mỗi khi nghĩ về những đứa trẻ đó, tôi luôn cảm thấy giận dữ”, ông nghẹn ngào nói. Tổng thống cho biết, bạo lực súng đạn khiến khoảng 30.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi năm. “Chúng ta không cần coi những cuộc tàn sát này là cái giá của tự do”, Obama nhấn mạnh. Ảnh: IBTimes
Phút trầm tư của ông Obama khi phát biểu ngày 5/1. Nhiều ý kiến cho rằng văn hóa súng đạn của Mỹ đã kéo theo những hệ lụy, lấy dẫn chứng là hàng loạt con số thống kê về những rủi ro có thể xảy ra khi quyền sở hữu súng trở nên phổ biến. Theo thống kê của chiến dịch Brady, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Nếu năm 1990, khoảng 19% dân Mỹ phản đối việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn, hiện nay, khoảng 55% người Mỹ ủng hộ luật kiểm soát súng. Vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng trong Quốc hội Mỹ có sự phân hóa rõ rệt. Ảnh: Reuters
Trong vụ xả súng mới nhất tại hộp đêm dành cho người đồng tính tại thành phố Orlando, bang Florida ngày 12/6 khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, Tổng thống Obama gọi đây là “hành động khủng bố”. “Hôm nay, là người Mỹ, chúng ta đau buồn trước vụ giết người tàn bạo, vụ thảm sát kinh hoàng với hàng chục người vô tội. Chúng ta sẽ không sợ hãi hay chống lại nhau. Thay vào đó, chúng ta sẽ là một nước Mỹ thống nhất trong việc bảo vệ người dân và đất nước cũng như làm những việc cần thiết để chống lại những kẻ đe dọa chúng ta”, ông Obama một lần nữa đau buồn khi nói về vụ xả súng tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo Hải Anh (Zing)
Số tiền 100 triệu bị mất trong tài khoản hàng tháng và bí mật khủng khiếp của chồng tôi
Anh, người chồng mà vài phút trước đây tôi vô cùng căm ghét đang nằm trên giường bệnh, ống truyền cắm chi chit quanh người. Bước từng bước lại gần anh mà tim tôi như vụn vỡ, nước mắt bắt đầu lăn dài...
Chúng tôi đến với nhau bằng hai bàn tay trắng. Tất cả những gì chúng tôi có trong tay chỉ là tình yêu và sự đồng cam cộng khổ. Ai cũng nghĩ rằng chúng tôi thật liều lĩnh khi mang hai bàn tay trắng lên phố thị để lập nghiệp. Nếu không đi, ở lại vùng quê quanh năm nghèo khó thì cũng không khá lên được. Nhưng thành quả cho cái máu liều đó của chúng tôi cũng thật là xứng đáng.
Bắt đầu đi lên chỉ là những người thợ bốc vác, chúng tôi đã bắt đầu thu được cho mình những kinh nghiệm ban đầu. Chúng tôi nhớ, có nhiều đêm về tới phòng trọ thì người hai vợ chồng cũng mệt mỏi rã rời, những vết bầm tím xuất hiện chi chít trên người. Những lúc đó, cả hai chỉ còn biết ôm nhau mà khóc. Rồi trời không phụ lòng người. 5 năm sau, có trong tay một số vốn, chúng tôi quyết liều mở công ty. Có lẽ do trời thương mà công việc buôn bán rất thuận lợi. Cuộc sống của chúng tôi bắt đầu khá lên từ đấy.
Tôi lên kế hoạch sinh con. Anh gánh vác hết mọi công việc nhưng vẫn quan tâm đến mẹ con tôi. Đến lịch tôi khi khám thai, anh gác hết mọi công việc lại để đưa tôi đi. Nhiều lúc nhìn anh tôi thương lắm. Chỉ còn biết tự chăm sóc cho bản than mình thật tốt để em không phải bận lòng thêm. Chỉ có điều, anh càng lúc càng xanh. Tôi đã cố gắng tẩm bổ cho anh mà dường như không lại. Thấy tôi ủ dột vì chuyện anh không thể béo lên được, anh chỉ cười nói:
- Có vợ nào lại muốn chồng béo như con heo giống em không cơ chứ?
Uất hận lắm, tôi định làm rùm beng lên tất cả nhưng không, tôi muốn bắt tận tay day tận trán cho anh hết đường chối cãi.
(Ảnh minh họa)
Anh là thế, biết tôi lo lắng nên luôn tìm cách chọc tôi cười. Việc làm ăn mỗi lúc một khá. Số tiền chuyển vào tài khoản càng lúc càng nhiều và tất cả đều do anh quản lý. Hàng tháng anh sẽ đưa tiền chi tiêu cho tôi. Và chúng tôi, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn trong chuyện tiền nong bao giờ.
Rồi tôi trở dạ sinh con. Trộm vía, dù sinh con muộn nhưng con trai tôi lại rất khỏe mạnh và kháu khỉnh. Cứ ngõ hạnh phúc của chúng tôi từ đây sẽ vô cùng trọn vẹn thì chuyện khủng khiếp đó xảy ra.
Anh, từ sau khi tôi sinh con có những biểu hiện rất lạ. Anh thường xuyên đi rất sớm và về khi tối khuya. Cứ nghĩ đó là do công việc nên tôi cũng không quá quan tâm. Nhưng tính tình của anh cũng thay đổi. Anh bắt đầu gắt gỏng và sinh ra cáu kỉnh. Bất kì chuyện gì không vừa lòng, anh cũng có thể gây sự với tôi. Trong lòng tôi bắt đầu dấy lên những nghi ngờ. Có khi nào anh đã thay lòng đổi dạ. Bởi đa số đàn ông có tiền thường nảy sinh lắm thói hư tật xấu. Nhất là khi tôi lại đang trong giai đoạn con mọn, sồ sề, xấu xí. Bình thường tôi không bao giờ kiểm tra điện thoại của anh. Nhưng bây giờ tôi buộc phải làm điều đó. Nhân lúc anh vào nhà tắm, tôi lén lấy điện thoại của anh. Từng tin nhắn hiện lên, từng khoản tiền 100 triệu bị rút mất hàng tháng một. Cổ họng tôi nghẹn đắng lại. Có khi nào anh đã có bồ bên ngoài và số tiền bị rút kia là để cung phụng cho cô ta không? Và cũng vì chuyện đó mà anh lạnh nhạt với tôi.
Uất hận lắm, tôi định làm rùm beng lên tất cả nhưng không, tôi muốn bắt tận tay day tận trán cho anh hết đường chối cãi.
Tôi hận mình không thể đấm đá anh cho hả giận. Khủng khiếp, quá với những gì tôi tưởng tượng. (Ảnh minh họa)
Gửi con về nhà ngoại, anh vừa ra khỏi nhà, tôi bám theo anh luôn. Anh tới công ty và không có bất cứ biểu hiện gì lạ. Nhưng tới tầm chiều tối, anh vội vã lái xe đi đâu đó. Tôi cười nhếch miệng, chắc ả nhân tình gọi anh chứ gì... Ai ngờ đâu. Thay vì rẽ vào nhà nghỉ như tôi tưởng tượng thì anh lại rẽ vào một phòng khám tư. Mặt tôi bắt đầu tái đi...
Bước vào theo anh mà chân tôi run run:
- Tôi khuyên anh nên nói với gia đình thì tốt hơn. Bệnh đang bước vào giai đoạn cuối rồi, nguy hiểm vô cùng.
Tai tôi ù đi, người đơ cứng như bị trúng sét. Nước mắt dàn dụa, tôi xô cửa bước vào...
Anh, người chồng mà vài phút trước đây tôi vô cùng căm ghét đang nằm trên giường bệnh, ống truyền cắm chi chit quanh người. Bước từng bước lại gần anh mà tim tôi như vụn vỡ, nước mắt bắt đầu lăn dài:
- Tại... Sao ... Lại dối em...
- Anh...
Tôi hận mình không thể đấm đá anh cho hả giận. Khủng khiếp, quá với những gì tôi tưởng tượng. Anh bị ung thư gan, đang vào giai đoạn cuối. Tôi chỉ muốn gào lên thật to để hỏi ông trời sao lại bất công với chúng tôi như vậy. Anh còn chưa được hưởng phúc kia mà, chẳng phải chúng tôi vẫn còn lời thề răng long đầu bạc ư?
Theo Blogtamsu
Nước mắt ngắn dài khi vợ đi xin tinh trùng, chồng đưa bồ về nhà Hai vợ chồng cưới nhau được 11 năm, chồng chị không thể có con do không có tinh trùng nên chị quyết định đi xin tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm... Xin tinh trùng làm thụ tinh trong ống nghiệm bị chồng xa lánh. Ảnh minh hoạ. Sau khi chị mang thai, bi kịch gia đình đã xảy ra. Nước...