Tổng thống Obama: Trung Quốc “đi nhờ xe” của Mỹ tới 30 năm
Mặc dù Trung Quốc luôn phản đối can thiệp công việc nội bộ nước khác, nhưng lần này họ lại có thái độ khác thường, cho rằng, Mỹ phản ứng yếu…
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 11 tháng 8 dẫn bài viết của tác giả Thomas Friedmann cho rằng, vai trò của Trung Quốc là “đi nhờ xe”, Tổng thống Mỹ Barack Obama được tác giả này phỏng vấn đã đồng tình với quan điểm này và còn nói rằng Trung Quốc đã “đi nhờ xe 30 năm”.
Báo Trung Quốc dẫn lời học giả Trung Quốc Đào Văn Chiêu đáp lại quan điểm này với lời lẽ thô tục, ý là chính quyền Obama phải gánh chịu hậu quả từ người tiền nhiệm George Bush, chứ không thể đổ trách nhiệm cho Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với Tổng thống Barack Obama, tác giả Thomas Friedmann đã nhắc đến Trung Quốc, cho rằng, trong vấn đề Iraq, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư năng lượng lớn nhất của Iraq, nhưng Trung Quốc lại đóng vai trò “nhờ vả”, được lợi rất nhiều từ cách làm của họ. Ông Obama khẳng định, siêu cường sẽ giúp người khác, phản ánh quan niệm giá trị của Mỹ, vì điều đó mà Mỹ chịu không ít tổn thất, nhưng lại làm cho Mỹ “độc nhất vô nhị”.
Phó giám đốc Kim Xán Vinh, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, trước Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Obama cũng trả lời phỏng vấn tờ “The Economist” có nhắc đến Trung Quốc, cho thấy vị trí của Trung Quốc trong quan điểm của Tổng thống Mỹ. Nhưng Kim Xán Vinh không cho là Trung Quốc “đi nhờ xe”, mà cho rằng Trung Quốc đã “đóng góp” rất nhiều cho thế giới (?-pv).
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Hải quân Mỹ không kích Iraq
Giáo sư Lý Hải Đông, Học viện Ngoại giao (Trung Quốc) cho rằng, Trung Quốc là nước lớn trỗi dậy, cung cấp “sản phẩm công” cho cộng đồng quốc tế, nếu Trung Quốc hợp tác thì mức độ cho phép của Mỹ thế nào. Giữa Trung-Mỹ cần trao đổi, điều này ngày càng cấp bách.
Nhà nghiên cứu Đào Văn Chiêu, Viện Mỹ, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Mỹ có trách nhiệm lớn đối với vấn đề Iraq. Hiện nay, tình hình Iraq là hậu quả trực tiếp phát động chiến tranh Iraq của chính quyền Bush, không thể đổ trách nhiệm cho Trung Quốc.
Ở rất nhiều khu vực, trong đó có khu vực Trung Đông, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc còn tương đối yếu. Trung Quốc “muốn gánh nhiều trách nhiệm hơn” cũng cần có một quá trình.
Mỹ có lực lượng quân sự mạnh như vậy, có hơn 60 đồng minh, vài trăm căn cứ quân sự ở nước ngoài, họ dễ dàng gánh trách nhiệm hơn nhiều. Mỹ luôn khẳng định, ở đâu có việc gì thì tàu sân bay của họ cũng đến nhanh chóng. Trung Quốc không thể so sánh.
Máy bay chiến đấu Super Honert cất cánh từ tàu sân bay Mỹ tiến hành không kích các mục tiêu của ISIS Iraq
Hai “thắng lợi” của Trung Quốc
Tờ tạp chí “Học giả ngoại giao” Nhật Bản ngày 9 tháng 8 có bài viết cho rằng, Tổng thống Mỹ Obama đã trao quyền tiến hành không kích ở Iraq, quyết định này đã được cả thế giới bàn luận, trong đó có Trung Quốc.
Bắc Kinh có lợi ích quan trọng ở Iraq, nếu không kích có lợi cho ngăn chặn, thậm chí đánh bại bước tiến của “Nhà nước Hồi giáo” (ISIS) thì không kích có lợi cho Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc thường không tán thành Mỹ can thiệp công việc của nước khác, nhất là khi can thiệp liên quan đến bạo lực.
Phản ứng chính thức của Trung Quốc là duy trì trung lập. Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc bày tỏ nghi ngờ về khả năng đạt mục đích của hoạt động không kích. Tân Hoa xã cho rằng, sự can thiệp quân sự của Mỹ có thể trái lại kích động ISIS, gây ra nhiều xung đột bạo lực hơn.
Nhưng, Tân Hoa xã cũng đồng thời phê phán phản ứng của Obama đối với cuộc khủng hoảng Iraq là “yếu khác thường”, cho rằng, Mỹ để lâu như vậy mới hành động là do Mỹ nhận định Iraq “hỗn loạn ở mức độ nhất định” có lợi nhất cho Washington.
Binh sĩ Iraq
Thái độ dao động này phản ánh lợi ích rất phức tạp của Trung Quốc ở Iraq. Về nguyên tắc, Trung Quốc phản đối Mỹ tiến hành can thiệp quân sự đối với nước khác. Nhưng bản thân Trung Quốc có lợi ích ở Iraq, vì vậy hy vọng nhìn thấy cuộc khủng hoảng Iraq được nhanh chóng giải quyết.
Ngoài ra, gần đây bản thân Trung Quốc cũng chịu nhiều cuộc tấn công, Trung Quốc có nhu cầu cấp bách ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo mở rộng. Nếu ISIS giành thắng lợi thì đó sẽ là một thảm họa đối với Bắc Kinh.
Cuối cùng, ủng hộ Mỹ không kích nước thứ ba là đi ngược lại “bản năng” của Bắc Kinh. Nhưng, do cuộc khủng hoảng xấu đi, Trung Quốc sẵn sàng chờ đợi xem sự can thiệp của Mỹ phải chăng sẽ có hiệu quả thực tế.
Về ý nghĩa nào đó, quyết định của Obama đem lại “2 thắng lợi” cho Trung Quốc: Nếu tấn công thành công ISIS, Trung Quốc sẽ được lợi từ cải thiện môi trường an ninh; nếu không như mong muốn, tình hình Iraq chuyển biến xấu, thì Bắc Kinh cũng sẽ giành được một “quả ngọt ngoại giao” – tức là “tôi đã nói rồi, anh không nghe”.
Binh sĩ Iraq
Theo Giáo Dục