Tổng thống Obama thăm Việt Nam: Sẽ chỉ nói chuyện tương lai
New York Times: Chuyến thăm Việt Nam không chỉ giúp củng cố chính sách hướng đông của Mỹ mà còn thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với một quốc gia mà tầm quan trọng trong khu vực ngày càng tăng. – New York Times: Chuyến thăm Việt Nam không chỉ giúp củng cố chính sách hướng đông của Mỹ mà còn thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với một quốc gia mà tầm quan trọng trong khu vực ngày càng tăng.
Đến Hà Nội ngày 23-5 tới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Với các cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ mang lại cho họ rất nhiều cảm xúc, báo New York Times (Mỹ) nhận định.
Ông Chuck Hagel năm nay 69 tuổi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Obama, từng có 12 tháng phục vụ tại chiến trường Việt Nam. Chia sẻ với New York Times, ông Hagel dự đoán chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama một lần nữa sẽ nhắc nhớ lại giai đoạn chiến tranh thù địch giữa hai nước.
“Cuộc chiến vẫn ám ảnh chúng tôi. Một sự lãng phí nhân mạng khủng khiếp và bài học kinh khủng mà chúng ta học được vẫn treo lơ lửng trên đầu chúng ta”.
Ông Hagel cho biết mỗi quyết định ông ban hành với tư cách bộ trưởng quốc phòng, cũng như mỗi lời khuyên ông cố vấn cho Tổng thống Obama đều tham khảo từ kinh nghiệm của ông tại cuộc chiến Việt Nam.
Nghị sĩ Cộng hòa John McCain thừa nhận chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama chắc chắn sẽ nhắc nhớ kỷ niệm đau xót từ một bộ phận cựu binh Mỹ nhưng theo ông là cần thiết để kéo gần thêm quan hệ hai nước.
Video đang HOT
Từng tham gia cuộc chiến Việt Nam, nghị sĩ McCain đã có nhiều nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ, xem đó là sứ mệnh đáng tự hào nhất cuộc đời ông. Ông cho biết sau cuộc chiến ông sang Việt Nam thường đến nỗi “người dân trên đường phố Hà Nội nhận ra tôi còn nhiều hơn người dân trên đường phố Phoenix”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại sân bay quốc tế Newark (New York, Mỹ) ngày 15-5. Ông sẽ thăm Việt Nam vào ngày 23-5. (Ảnh: NYT)
Thực tế vẫn có một bộ phận người Mỹ tin rằng Việt Nam hiện vẫn còn giam giữ lính Mỹ sống sót (?!), New York Times cho biết. Ngay trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 13-5 vừa rồi, một số lãnh đạo của các nhóm cựu chiến binh vẫn khăng khăng yêu cầu Tổng thống Obama phải đề cập vấn đề này khi thăm Việt Nam.
Tuy nhiên, theo New York Times, Tổng thống Obama sẽ không chú trọng quá nhiều vào chủ đề quân nhân Mỹ còn mất tích trong chiến tranh Việt Nam như Tổng thống Bill Clinton đã từng khi ông thăm Việt Nam năm 2000.
Thái độ cụ thể của Tổng thống Obama tại Việt Nam về cuộc chiến đã qua có thể sẽ chỉ là đề cập sự hợp tác hai nước trong công tác làm sạch chất độc da cam – một trong những tồn tại nghiêm trọng của cuộc chiến tại Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ không là một biểu tượng hàn gắn vết thương tâm lý của các cựu binh trở về từ cuộc chiến Việt Nam, dù họ có muốn đi chăng nữa, New York Times nhận định. Một lý do là vì ông trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
Với Tổng thống Obama, chuyến thăm Việt Nam không chỉ giúp củng cố chính sách hướng đông của Mỹ mà còn thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với một quốc gia mà tầm quan trọng trong khu vực ngày càng tăng.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Iran "chê" phương Tây không "thật", thắt chặt quan hệ với Trung Quốc
Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã bày tỏ mong muốn về một mối quan hệ kinh tế, an ninh chặt chẽ hơn với Trung Quốc, khi hai nước nhất trí tăng cường hợp tác thương mại song phương đạt 600 tỷ USD vào thập kỷ tới.
Trong một cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân chuyến thăm của ông Tập đến Iran, nhân vật quyền lực nhất đất nước Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Iran muốn mở rộng quan hệ với "các quốc gia độc lập hơn", thêm vào đó, ông Khamenei nhấn mạnh "Mỹ không hề trung thực" trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
"Người Iran không bao giờ tin tưởng phương Tây. Đó là lý do tại sao Tehran tìm cách hợp tác với các quốc gia độc lập hơn (như Trung Quốc)", ông Khamenei nói.
"Iran là quốc gia đáng tin cậy nhất trong khu vực về năng lượng, đặc biệt kể từ khi chính sách năng lượng của đất nước không bao giờ bị ảnh hưởng từ nước ngoài", trang web chính phủ dẫn lời ông Khamenei nói trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Khamenei cũng nói rằng Iran sẽ không bao giờ quên sự hợp tác của Trung Quốc trong khi nước này chịu sự trừng phạt từ phương Tây và Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho biết: "Tình bạn Trung Quốc - Iran đã đứng vững trước thử thách và những thăng trầm quốc tế".
Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) bắt tay ông Tập Cận Bình tại lễ đón hôm 23-1
Tờ Global Times cho biết, trong chuyến thăm lần này đến Iran, Trung Quốc hy vọng cải thiện quan hệ với Tehran như một phần của kế hoạch xây dựng lại các liên kết thương mại với châu Âu, châu Á và tìm thị trường mới cho hàng hóa của đất nước.
Được biết, Iran và Trung Quốc đã nhất trí tăng cường hợp tác thương mại trị giá 600 tỷ USD, ký kết được 17 thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân và hồi sinh "Con đường tơ lụa".
Đánh giá về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Iran, ông Ellie Geranmayeh, thuộc Hội đồng châu Âu về quan hệ quốc tế cho rằng: "Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào Iran về việc nhập khẩu năng lượng, trong khi Nga lại cần Iran để nâng cao hệ thống an ninh ở Trung Đông".
"Iran đóng một vai trò khá quan trọng đối với cả Trung Quốc và Nga trong khu vực, nhiều hơn so với các nước châu Âu. Mặc dù Trung Quốc và Nga ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran nhưng 2 nước này cũng vẫn tiếp tục hợp tác thương mại với Tehran", ông Geranmayeh nói.
Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo thứ 2 thuộc các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đến thăm Tehran, kể từ khi thỏa thuận hạt nhân của Iran và nhóm P5 1 (bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đạt được vào tháng 7-2015. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Tehran vào tháng 10-2015.
Theo_An ninh thủ đô
TPP giúp Tổng thống Obama củng cố chiến lược xoay trục về châu Á Việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)- một thỏa thuận thương mại tự do đã bị trì hoãn nhiều lần- với các nước châu Á- Thái Bình Dương đã diễn ra vào thời điểm thích hợp cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, bởi nó là hiện thân cho cam kết trước đó của ông là xoay trục về...