Tổng thống Obama sẽ xử lý khôn khéo với Trung Quốc
Trước những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đương đầu, liệu chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình có phải là thời điểm để Washington giành lấy ưu thế?
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng vào tuần tới (Ảnh: AP)
Kinh tế đi Trung Quốc đi xuống ảnh hưởng tới các thị trường toàn cầu, trong khi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực châu Á cũng bị tác động bởi các hoạt động cải tạo đảo của nước này ở Biển Đông thời gian qua. Chưa kể, Mỹ đang cân nhắc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với những cá nhân và công ty Trung Quốc sau vụ hacker được cho là tới từ quốc gia Đông Bắc Á đã tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự của Mỹ.
Giới quan sát cho rằng đây dường như là thời điểm lý tưởng để Tổng thống Obama tận dụng những rắc rối của Trung Quốc và có quan điểm mạnh mẽ hơn khi tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Mỹ vào ngày 25/9 tới.
Có nhiều ý kiến đánh giá Tổng thống Obama sẽ gây sức ép với Chủ tịch Tập Cận Bình về những vấn đề gây căng thẳng mối quan hệ song phương thời gian qua, nhưng cách tiếp cận của “ông chủ” Nhà Trắng sẽ không gay gắt vì dù thế nào, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có sự ràng buộc nhất định.
Hiện Tổng thống Obama đang chịu rất nhiều áp lực về việc làm thế nào để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với người đứng đầu chính phủ Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng, chính sách kinh tế của nước này hay vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng không muốn cuộc hội đàm sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ của mình.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đánh giá: “Bài kiểm tra sắp tới cho Tổng thống Obama là liệu ông có dám bỏ qua mối quan hệ rất quan trọng này để đưa ra những quan điểm cứng rắn hay không”.
Trong khi đó, những ý kiến chỉ trích cho rằng chính sách của luân phiên gây sức ép và hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật chơi quốc tế của Mỹ không được Bắc Kinh đáp lại nhiệt tình. Do đó, đã xuất hiện nhiều đề nghị về một chính sách cứng rắn hơn cho Trung Quốc trong các chiến dịch vận động tranh cử của các ứng viên thuộc đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Hôm 16/9, Tổng thống Obama đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông sẽ tỏ ra “mềm mỏng” với Trung Quốc trong cuộc gặp sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình. Phát biểu với các thành viên thuộc nhóm Business Roundtable, Tổng thống Obama cảnh báo về “những hành động đối kháng” nếu Trung Quốc không chấm dứt hoạt động gián điệp trong lĩnh vực không gian mạng hiện nay. Ông cho rằng Bắc Kinh cũng nên ngừng vận dùng cơ chế bảo hộ cho nền kinih tế như “một quốc gia ở Thế giới thứ Ba” và hối thúc Trung Quốc chấm dứt “bắt nạt” các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia Jia Qingguo, cố vấn chính phủ Trung Quốc và hiện đang giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sẽ không có chuyện nước này chấp nhận “xuống nước” trước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh tinh thần dân tộc đang lên cao. Ông khẳng định: “Chừng nào Chủ tịch Tập Cận Bình còn quyết tâm bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc và không nhượng bộ sức ép từ Mỹ, ông ấy sẽ tiếp tục giành được sự ủng hộ lớn từ trong nước”.
Thu hẹp khoảng cách bất đồng
Video đang HOT
Nhiều khả năng sẽ không có đột phá nào về chính sách trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, người sẽ mở màn chuyến công du bằng cuộc gặp với đại diện các tập đoàn công nghệ của Mỹ ở thành phố Seattle vào tuần tới và kết thúc bằng bài diễn văn tại Đại hội đồng LHQ khóa 70 ở thành phố New York vào ngày 28/9.
Các nguồn tin từ Mỹ và Trung Quốc cho biết hy vọng “sáng nhất” vào lúc này là khả năng thu hẹp khoảng cách và nhấn mạnh tới những thành tựu giữa hai nước này nay. Đó có thể là tiến bộ đạt được trong thỏa thuận đầu tư song phương hay quá trình thực hiện cam kết của hai nước về vấn đề biển đổi khí hậu và những quy định mới nhằm giảm thiếu nguy cơ xảy ra xung đột tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Khi lãnh đạo Mỹ – Trung gặp nhau những năm trước, nền kinh tế Trung Quốc đang “bay cao” còn kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chững lại, các biện pháp cải tổ nền kinh tế của Bắc Kinh đang bị đặt dấu hỏi. Một cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc đánh giá: “Những chỉ số kinh tế không tích cực trong thời gian qua đang đặt Chủ tịch Tập Cận Bình vào thế khó vì ông không quen bước vào hội nghị với phía Mỹ bằng chiếc chân không thuận”.
Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc cũng đang đối diện với nguy cơ bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt vì vụ tấn công mạng. Theo đó, Washington đã đe dọa sẽ công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào những cá nhân và công ty của Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị của nhóm Business Roundtable, Tổng thống Obama cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị nhiều biện pháp để thông báo với Trung Quốc rằng vấn đề này không đơn giản như họ nghĩ”. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng thừa nhận rằng để tránh “phủ bóng đen” lên chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, Washington sẽ không đưa ra bất cứ lệnh trừng phạt nào trước chuyến thăm.
Một vấn đề khác cũng sẽ được đưa ra thảo luận để lãnh đạo hai nước có thể trao đổi thẳng thắn đó là quá trình quân sự hóa của Trung Quốc thời gian qua,động thái được đánh giá là nhằm đối phó lại ưu thế về Hải quân của Mỹ ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama sẽ không ngại đề cập đến những vấn đề còn bật đồng giữa hai nước: “Chúng tôi sẽ không rút lại bất cứ nắm đấm nào giướng ra. Khi không thể thu hẹp khoảng cách những bất đồng, cách tốt nhất là cùng nhau thảo luận để tìm cách quản lý chúng hiệu quả nhất” .
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang?
Phe cứng rắn ở Washington lập luận rằng, nên tận dụng điểm yếu để gây sức ép với Bắc Kinh nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng có ý kiến ông Tập sẽ cương quyết không có bất kỳ nhượng bộ nào bị coi là "mất mặt" khi trở về.
Khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ bắt đầu lên kế hoạch đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình thăm Washington vào cuối tháng 9 này, họ từng hình dung ra rằng, ông sẽ đến trong ánh hào quang, thương hiệu "giấc mơ Trung Hoa" hoành tráng.
Họ đau đầu nghĩ về thách thức làm thế nào để ứng xử với một TQ mạnh mẽ, tự tin.
Giờ đây, các quan chức Mỹ lại đối mặt với một trải nghiệm khác. Sau cơn bão kinh tế trong tháng, ông Tập Cận Bình đang hứng chịu khá nhiều áp lực. Câu hỏi đặt ra liệu Mỹ có thể hợp tác như thế nào với một TQ mới hiện tại, yếu hơn, dễ tổn thương hơn, và vật lộn để phục hồi tăng trưởng ổn định kinh tế?
Nhưng như Kurt Campbell, cố vấn chính sách châu Á trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Obama cho rằng, "TQ đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo ngại ở trong nước, nhưng không nhất thiết nhún nhường trong các vấn đề quốc tế" và "ông Tập dường như sẽ cứng rắn hơn để tránh xuất hiện với sự yếm thế".
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sẽ không có nhượng bộ nào?
Theo các nhà quan sát, TQ đang bước vào xu thế "điều chỉnh" kinh tế sau quá nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng và cho vay không kiểm soát.
Henry Paulson, nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ viết trong cuốn "Ứng xử với TQ" rằng "một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, mức độ nợ gia tăng nhanh chóng hiếm khi là sự kết hợp tốt lành, và TQ nhất định phải tính toán. Không phải là câu hỏi nếu, mà là khi nào, hệ thống tài chính TQ sẽ đối mặt với tính toán ấy".
Khó nhượng bộ
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch TQ đặt ra hai mục tiêu: cải cách tự do thị trường và chống tham nhũng. Cả hai mục tiêu này đều là nỗ lực củng cố sự ổn định của TQ và bảo vệ đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, cho tới nay, ông Tập chưa hoàn thành lời hứa cải cách, và chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay khiến ông có không ít đối thủ.
Vị chủ tịch TQ đến Mỹ với một nền tảng chính trị mới khá mỏng manh và sự bất ổn kinh tế. Ông tìm kiếm một biểu tượng quyền lực mà cuộc gặp thượng đỉnh tại Washington có thể mang lại. Và ông sẽ cương quyết không có bất kỳ nhượng bộ nào bị coi là "mất mặt" khi trở về.
Những người theo phe cứng rắn có thể lập luận rằng, nên tận dụng yếu điểm này để gây sức ép với Bắc Kinh.
Gần đây, một số quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã yêu cầu Mỹ cần mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định quyền đi lại ở Biển Đông, bằng cách điều động máy bay và tàu chiến thách thức yêu sách chủ quyền của TQ tại vùng biển tranh chấp.
Tranh luận chính sách về Biển Đông, Lầu Năm Góc lo ngại về việc TQ đang xây dựng những gì được gọi là cơ sở hải quân ở khu vực tranh chấp và không hề gặp phản ứng của Mỹ.
Nhiều đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á cũng mong muốn họ khẳng định bằng hành động cam kết đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển.
Trong khi đó, chính quyền Obama lại có vẻ miễn cưỡng trước những cảnh báo thách thức hàng hải này với lập luận rằng, nó có thể dẫn tới một chuỗi phản ứng không lường trước.
Phụ thuộc lẫn nhau
Trong khi đó, trước thềm chuyến thăm của ông Tập, Nhà Trắng hầu như không muốn có những động thái quá cứng rắn.
"Hãy nói cho tôi những gì xảy ra tiếp theo" dường như là phản ứng thận trọng của Obama trước đề xuất cứng rắn hơn ở Biển Đông cũng như với các vấn đề Syria, Ukraina.
Với bối cảnh hiện tại, có lẽ ông Obama sẽ theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Chủ đề chung có thể là Mỹ và TQ - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - sẽ làm việc cùng nhau vì ổn định và tăng trưởng toàn cầu.
Các vấn đề chi tiết hơn có thể là việc TQ tái khẳng định lập trường về thỏa thuận hạt nhân Iran, thành lập nhóm nghiên cứu chung để tìm hiểu về mối liên hệ giữa ngân hàng cho vay mới tại châu Á mà TQ khởi xướng và các thể chế hiện tồn như Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới; nhóm làm việc về vấn đề an ninh mạng; một tuyên bố chung về Triều Triên và cam kết về hạn chế khí thải carbon trước thềm hội nghị biến đổi khí hậu ở Paris vào tháng 12.
Những biến động tài chính vừa qua với sự bất an trên các thị trường từ Thượng Hải đến Manhattan là một lời nhắc nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới.
Đó là một thực tế không đem lại sự thoải mái cho cả Mỹ và TQ. Mỗi bên đều muốn làm chủ vận mệnh của mình và có thể tự định hình thế kỷ 21 theo hình ảnh riêng biệt.
Cuộc gặp thượng đỉnh tại Washington sắp tới có thể sẽ minh họa rõ ràng cho những giới hạn quyền lực ngay cả với hai người khổng lồ toàn cầu.
Theo Thái An/Washington Post
Vietnamnet
Người Mỹ ngại gì nhất từ Trung Quốc? Khi nhắc đến Trung Quốc, người Mỹ lo ngại nhất hai vấn đề: kinh tế và an ninh mạng. An ninh mạng là một vấn đề Trung Quốc làm người Mỹ thấy ái ngại. Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew, có 67% người Mỹ trưởng thành cho biết việc Bắc Kinh là chủ nợ lớn của Mỹ...