Tổng thống Obama sẽ thảo luận gì với các lãnh đạo ASEAN?
Tổng thống Obama sẽ đón các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại California vào hôm nay (15/2) trong cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày nhằm tìm kiếm một mối quan hệ sâu rộng hơn với các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh này.
Tuy nhiên, có một quốc gia không được mời, đó là “người hàng xóm” Trung Quốc. Là một phần quan trọng trong trọng tâm xoay trục của chính sách ngoại giao hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ với cả 10 lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN. Giờ đây, ông Obama lại mời các nguyên thủ quốc gia này sang Mỹ, tại cùng một nơi mà ông từng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2013.
Các quan chức Mỹ cho biết hội nghị 2 ngày tại Sunnylands này không nhằm chống lại Bắc Kinh, đối thủ chiến lược của Mỹ. Song sức mạnh quân sự, kinh tế của cường quốc đang lên ở châu Á này có thể sẽ bao trùm trong các cuộc thảo luận chính của hội nghị.
Tổng thống Obama bắt tay với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Manila, Philippines.
Dưới đây là một số vấn đề sẽ là trọng tâm trong hội nghị giữa Tổng thống Obama và các lãnh đạo ASEAN:
Chủ đề hàng đầu: Biển Đông
Video đang HOT
Đây sẽ là vấn đề an ninh quan trọng nhất của hội nghị. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố rằng mình có quyền đối với hầu hết lãnh thổ Biển Đông và đã xây dựng trái phép 7 hòn đảo nhân tạo, bao gồm đường băng, để khẳng định chủ quyền của mình. Đài Loan và các thành viên ASEAN và Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực biển giàu tài nguyên đồng thời là đường giao thông hàng hải quan trọng của quốc tế này.
Mỹ đã lên tiếng phản đối cách hành xử của Bắc Kinh và Hải quân Mỹ đã cho tàu tuần tra tới gần khu vực các đảo nhân tạo khiến Trung Quốc tức giận nhưng lại được các quốc gia ASEAN ủng hộ. Washington cùng các nước ASEAN hy vọng sẽ cùng nhau đoàn kết để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo quy định của luật pháp quốc tế.
Thương mại và TPP
Mỹ từ lâu đã có nhiều lợi ích kinh tế gắn với khu vực Đông Nam Á. Các công ty của Mỹ đã đầu tư 226 tỷ USD vào khu vực này và năm ngoái, thương mại hai chiều đạt mức 254 tỷ USD. Vào ngày đầu tiên của hội nghị tại Sunnylands, các lãnh đạo sẽ thảo luận việc làm cách nào để thúc đẩy thương mại và đầu tư với sự trợ giúp của các doanh nghiệp và sáng kiến Mỹ.
Một phần không kém quan trọng trong hội nghị, đó là hiệp định TPP, một thành tựu về kinh tế trong nhiệm kỳ cuối của ông Obama. TPP được chính quyền Mỹ coi là một cơ hội tốt để Washington hình thành các quy tắc thương mại trên thế giới. Bốn thành viên ASEAN đã tham gia TPP là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam, sẽ muốn biết liệu Quốc hội Mỹ có phê chuẩn hiệp định này hay không. Các thành viên ASEAN khác, như Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng bày tỏ mong muốn gia nhập TPP vào thời gian sớm nhất.
Mối đe dọa từ tổ chức khủng bố IS
Mỹ muốn tăng cường hợp tác tình báo và chống khủng bố với các nước Đông Nam Á. Mặc dù ASEAN tỏ ra khá thành công trong việc ngăn chặn các tổ chức phiến quân có liên hệ với al-Qaida từ sau vụ 11/9, tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng IS sẽ vươn “cánh tay” của mình đến đây. Các quan chức Indonesia cho biết IS đã hỗ trợ cho cuộc tấn công tự sát vào cửa hàng Starbucks tại Jakarta hồi tháng trước, vụ tấn công khủng bố lớn nhất ở thành phố này suốt 6 năm qua.
Singapore, Malaysia và Indonesia, những quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, đều báo cáo trường hợp các công dân tới chiến đấu cho IS ở Iraq và Syria và một số nhóm phiến quân nhỏ khác ở Philippines cũng cam kết trung thành với IS.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.
Tuệ Minh (Lược dịch)
Theo Infonet
Khó khôi phục lại hội đồng Nga - NATO
Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa thảo luận vào hôm 12-2 về cách nối lại đối thoại của hội đồng Nga - NATO, vốn chưa từng được tổ chức từ năm 2014.
Với việc quan hệ giữa Nga và NATO đang trong giai đoạn xấu nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, khối đồng minh muốn thảo luận với Moscow, nhằm cải thiện sự minh bạch và tránh hiểu nhầm.
Tuy nhiên, việc tổ chức lại cuộc họp của hội đồng Nga - NATO là điều vô cùng khó khăn do cả Nga và NATO đề có những quan điểm trái ngược về vấn đề Ukraine cũng như việc máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kì.
Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg
"Nếu tôi bắt đầu nói đến lí do tại sao không tổ chức cuộc họp giữa Nga và NATO, tôi nghĩ mình chỉ làm vấn đề thêm tồi tệ hơn", ông Stoltenberg nói sau khi có cuộc họp với Ngoại trưởng Lavrov.
Hội đồng Nga-NATO được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh NATO-Nga tháng 5-2002 ở Rome, Ý như một cơ chế để hai bên tham vấn, thỏa hiệp và cùng đưa ra quyết định chung về các vấn đề cùng quan tâm trên cơ sở đối tác bình đẳng.
Sau những diễn biến tại Ukraine, NATO đã ngừng mọi phương diện hợp tác với Nga, từ đó, chưa một cuộc họp nào của hội đồng Nga - NATO được tổ chức từ năm 2014 cho đến nay.
Đức đã thúc đẩy nối lại liên lạc với Nga vào năm 2015, tuy nhiên, điều này không nhận được sự đồng thuận của phần lớn các nước thành viên NATO.
Trong phiên họp của bộ trưởng quốc phòng các nước NATO vào hôm 10-2. Khối đồng minh đã thống nhất, lực lượng đa quốc gia của NATO, dự kiến bao gồm từ 3.000 đến 6.000 binh sĩ, sẽ luân phiên hiện diện liên tục tại các quốc gia Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan, Romania và Bulgaria.
Để đáp trả cho động thái này, Moscow cũng lập tức tuyên bố mở rộng kho vũ khí hạt nhân nhằm đề phòng sự hiện diện quân sự của NATO ở Đông Âu.
Theo_An ninh thủ đô
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận về tình hình nhân đạo tại Syria Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận về tình hình nhân đạo tại Syria vào lúc 11h30 ngày 10/2 theo yêu cầu của New Zealand và Tây Ban Nha. Cuộc thảo luận dự kiến sẽ diễn ra vào 11h30' sáng 10/2 (theo giờ địa phương), theo yêu cầu của New Zealand và Tây Ban Nha. Cuộc nội chiến kéo dài...