Tổng thống Obama sang Lào làm gì?
Mục đích chiến lược của Mỹ tại Lào là nhìn thấy Lào có khả năng bảo đảm độc lập về chiến lược và hành xử khác quan hệ Trung Quốc – Campuchia.
Giữa tuần trước, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Obama sẽ công du châu Á từ ngày 2 đến 9-9.
Tổng thống Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc) trước khi thực hiện chuyến thăm Lào đầu tiên.
Đây là chuyến công du đến châu Á lần thứ 11 của Tổng thống Obama kể từ năm 2009.
Theo thông báo của Nhà Trắng, mục đích chuyến công du nhằm nhấn mạnh đến cam kết liên tục của tổng thống đối với nhóm G20 và củng cố chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á và Thái Bình Dương.
Tại Trung Quốc, Tổng thống Obama sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hàng Châu.
Lễ khởi công xây dựng đường sắt Trung Quốc – Lào tại Vientiane ngày 2-12-2015. Ảnh: TTX
Tại Lào, Tổng thống Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á đồng thời hội đàm với Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith.
Video đang HOT
Reuters ngày 28-8 ghi nhận chuyến công du cuối cùng đến châu Á của Tổng thống Obama trước khi kết thúc nhiệm kỳ nhằm thúc đẩy tái cân bằng chính sách đối ngoại sang châu Á để ngăn chặn hoạt động bành trướng về quân sự và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.
Tác động của Trung Quốc đối với Lào thấy rõ mồn một ở thủ đô Vientiane.
Trên đường, các công dân Trung Quốc giàu sụ lái ô tô qua mặt mấy xe tuk-tuk. Các công trình xây dựng khách sạn của Trung Quốc hoạt động náo nhiệt.
Giám đốc Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN nhận xét: “Không có gì ngẫu nhiên một khi các nước có mức phát triển thấp nhất như Lào và Campuchia là các nước sẵn sàng bảo vệ quan điểm của Trung Quốc trong các cuộc thảo luận quốc tế”.
Dù vậy theo Reuters, các nhà ngoại giao đánh giá chuyến thăm Lào của Tổng thống Obama sẽ mở ra cánh cửa mới cho Lào.
Lào có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam cũng như với Trung Quốc. Việt Nam có đường biên giới trên bộ dài với Lào giúp Việt Nam tiến sang thị trường Thái Lan và xa hơn nữa.
Đối với Trung Quốc, Lào là cầu nối quan trọng của Đông Nam Á trong chiến lược thương mại “Con đường tơ lụa mới’.
Trong hai hội nghị gần đây của ASEAN do Lào giữ vai trò chủ tịch, Lào đã chứng tỏ quan điểm khác biệt rõ rệt đối với Bắc Kinh so với Campuchia, quốc gia ngày càng chứng tỏ phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chuyên gia Phuong Nguyen ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington nhận xét: “Lợi ích chiến lược của Mỹ tại Lào là nhìn thấy quốc gia này có khả năng bảo đảm độc lập về chiến lược ở một mức độ nào đó… để không giống như quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia”.
Reuters dẫn lời một nhân vật quốc phòng Mỹ giấu tên đánh giá Lào là một đối tác quan trọng của Mỹ.
Tổng thống Philippines sẽ thăm Trung Quốc Năm tháng sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết với thắng lợi nghiêng về Philippines, hồi tuần trước, trả lời đài truyền hình CNN (Philippines), Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay thông báo Tổng thống Rodrigo Duterte chuẩn bị sang Trung Quốc trước cuối năm 2016. Ông giải thích với chuyến thăm này, Tổng thống Duterte sẽ tiến hành giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Ông khẳng định chuyến thăm sẽ mang ý nghĩa và mang lại thành công. Chuyến công du đầu tiên của tổng thống Philippines đến các nước Đông Nam Á sẽ bắt đầu vào tháng 9 tại Brunei. ___________________________________ 1 tỉ USD/năm đã được Trung Quốc đầu tư vào Lào trong năm 2014 và 2015 theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc.
PH. QUỲNH
Theo PLO
Ngoại trưởng Mỹ tập bắn cung trên quê hương Thành Cát Tư Hãn
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 5.6 đã có chuyến công du Mông Cổ, trở thành quan chức cấp cao tiếp theo của Mỹ thăm đất nước từng một thời là đế quốc của Thành Cát Tư Hãn.
Ngoại trưởng John Kerry tập bắn cung trên quê hương Thành Cát Tư Hãn. AFP
Những đấu sĩ trong trang phục truyền thống cùng các nghi thức của người Mông Cổ đã đón tiếp Ngoại trưởng John Kerry.
Đây là lần đầu tiên ông Kerry thăm quê hương của Thành Cát Tư Hãn, người vào thế kỷ thứ 13 từng đem những đội quân hùng mạnh đi chinh phạt nhiều vùng lãnh thổ từ châu Á sang châu Âu, mở rộng bờ cõi Mông Cổ thành một đế quốc rộng lớn.
Tại đây, Ngoại trưởng Mỹ thưởng thức văn hóa du mục của người Mông Cổ và tập bắn cung. Tuy nhiên theo AFP, ông không bắn trúng được mục tiêu nào. Dù vậy, Ngoại trưởng Mỹ cũng khen ngợi nền dân chủ của Mông Cổ mà theo ông là đã đạt những tiến bộ đáng kể trong hơn nửa thập kỷ qua.
Ngoại trưởng Kerry không bắn trúng mục tiêu nào AFP
Chuyến thăm của ông Kerry được thực hiện theo sau các chuyến thăm của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Phó tổng thống Joe Biden, những người đã từng thăm Mông Cổ hồi năm 2012 và 2011 trong chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á. Mông Cổ có vị trí đặc biệt, nằm kẹp giữa Trung Quốc và Nga.
"Các bạn (Mông Cổ) có Trung Quốc một bên và Nga ở bên còn lại, vì vậy luôn có những áp lực. Và các bạn đang ở trong ốc đảo của nền dân chủ, đấu tranh vì bản sắc của mình ngay cả khi các bạn đang giữ một truyền thống vĩ đại", ông Kerry nói.
Các võ sĩ Mông Cổ đón tiếp ông KerryREUTERS
Với dân số hiện khoảng 3 triệu người, Mông Cổ, từng là đồng minh của Liên Xô, phụ thuộc rất lớn vào thương mại với Trung Quốc. Mông Cổ xuất khẩu 90% hàng hóa của mình sang Trung Quốc, và nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng nhập khẩu của nước này. Mông Cổ cũng lệ thuộc 90% năng lượng từ Nga.
Ulan Bator xem Mỹ là "nước láng giềng thứ ba quan trọng nhất", theo AFP.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Vừa về Mỹ, Tổng thống Obama dẫn vợ dùng bữa ở nhà hàng Vừa trở về Mỹ sau chuyến công du ở châu Á, Tổng thống Obama đã dẫn phu nhân Michelle cùng con gái đi ăn tối tại một nhà hàng bên ngoài Nhà Trắng. Theo AP, gia đình của Tổng thống Obama đã dùng bữa tối tại nhà hàng Oyamel theo phong cách Mexico. Đây là một nhà hàng nổi tiếng ở Washington. Ông...