Tổng thống Obama ở Hiroshima: Điều người Nhật muốn nói
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Thành phố hạt nhân Hiroshima với bài diễn văn đầy cảm xúc và không có từ
Tổng thống Barack Obama ngày 27-5 đã đến TP Hiroshima – Nhật Bản, trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đến thăm thành phố từng bị Mỹ thả bom nguyên tử cách đây 71 năm, khiến 140.000 người thiệt mạng.
Đài truyền hình địa phương chiếu hình ảnh ông Obama đi vào Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Tổng thống Mỹ nhắm mắt, đứng trước bia tưởng niệm.
Sau đó, ông Obama cùng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Tại đó, nhà lãnh đạo này lần lượt đặt vòng hoa lên đài tưởng niệm.
“71 năm trước, vào một buổi sáng trời trong, không có mây, cái chết giáng xuống từ bầu trời và thế giới bị biến đổi”, ông Obama nói trong bài phát biểu dài 20 phút- “Một tia sáng và bức tường lửa phá huỷ thành phố, cho thấy nhân loại có phương tiện để tự huỷ hoại mình”.
“Vì sao chúng tôi đến nơi này, đến Hiroshima? Chúng tôi đến để suy tư về những sức mạnh khủng khiếp bùng nổ trong quá khứ không xa. Chúng tôi đến để tưởng nhớ người đã khuất… linh hồn họ nói với chúng tôi và bảo chúng tôi nhìn vào nội tâm. Để suy nghĩ kỹ chúng tôi là ai và chúng tôi sẽ trở nên như thế nào”, Obama nói trong bài phát biểu.
Vòng hoa của Tổng thống Mỹ đặt tại khu tưởng niệm.
Sau đó, Tổng thống Obama gặp gỡ những người sống sót sau vụ ném bom. Hầu hết họ là trẻ em tại thời điểm thành phố bị phá hủy.
Sau bài phát biểu, Tổng thống Mỹ gặp những người còn sống sau vụ ném bom nguyên tử. Trong sổ lưu niệm tại bảo tàng Hiroshima, Tổng thống Mỹ Obama nói ông hy vọng thế giới sẽ “có được lòng dũng cảm để cùng nhau nhân rộng hoà bình, theo đuổi thế giới không vũ khí hạt nhân”.
Video đang HOT
Còn nhớ, trước khi đến Hiroshima, ông Obama cho biết sẽ không xin lỗi vì vụ ném bom hạt nhân nhưng sẽ vinh danh tất cả những người thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông Obama cho rằng Hiroshima đánh dấu một thời điểm thay đổi lịch sử làm thay đổi và nhân loại phải tránh lặp lại. Ngoài ra, ông Obama ca ngợi liên minh Mỹ-Nhật là “một trong những mạnh nhất trên thế giới”, đồng thời chuyến thăm của ông cho thấy cách thức “hai quốc gia từng là kẻ thù không chỉ trở thành đối tác mà còn là bạn bè tốt”.
Tổng thống Mỹ ôm một người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử.
Tuy nhiên, cô Han Jeong-soon, con gái của một người sống sót qua vụ ném bom, ghé thăm đài tưởng niệm ngày 27-5, chia sẻ rằng nỗi đau khổ đó đã kéo dài qua nhiều thế hệ.
“Đó là những gì tôi muốn Tổng thống Obama cho biết. Tôi muốn ông hiểu được những đau khổ của chúng tôi” – Han Jeong-soon nói.
Còn với bà Kinuyo Ikegami (82 tuổi), bà đến đây chỉ đơn giản cầu nguyện cho những người đã mất. Đi dạo trong khuôn viên đài tưởng niệm, Tsuguo Yoshikawa chia sẻ rằng đây là thời điểm Mỹ và Nhật Bản bỏ lại hận thù và đi về phía trước.
Kim Hoa(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Obama thăm Hiroshima: Hãy vì một thế giới không vũ khí hạt nhân
Tổng thống Obama đã gặp gỡ một số người sống sót sau thảm kịch. Phái đoàn Mỹ đến Hiroshima cùng Tổng thống Obama có Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy, cố vấn kiêm người viết bài phát biểu cho tổng thống Obama - ông Ben Rhodes.
Ngày 27-5, Tổng thống Barack Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm TP Hiroshima sau 71 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống đây làm 140.000 người chết.
Phái đoàn Mỹ đến Hiroshima cùng Tổng thống Obama có Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy, cố vấn kiêm người viết bài phát biểu cho tổng thống Obama - ông Ben Rhodes, cùng một số nhân vật khác.
Tổng thống Obama đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân. (Ảnh: CNN)
Tổng thống Obama đã đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm, bên cạnh ông là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Viết những dòng chữ lưu niệm sẽ được lưu giữ tại bảo tàng Hiroshima, Tổng thống Obama viết rằng ông hy vọng thế giới sẽ cùng nhau tìm kiếm truyền hòa bình.
Tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu đầy cảm xúc dài 20 phút, theo hãng tin CNN (Mỹ).
"71 năm trước, vào một buổi sáng trong xanh, sự chết chóc từ bầu trời đã rơi xuống đây, và thế giới đã thay đổi từ đó."
Tổng thống Obama phát biểu tại Hiroshima, bên cạnh là Thủ tướng Abe. (Ảnh: REUTERS)
"Chớp lóe lên, rồi một bức tường lửa đã phá hủy Hiroshima, minh chứng cho việc loài người sở hữu vũ khí có thể hủy diệt chính mình."
"Hiroshima đã vĩnh viễn thay đổi từ ngày đó, nhưng ngày nay trẻ em ở đây sẽ sống trong hòa bình. Đó là điều quý giá và cần phải bảo vệ."
Tổng thống Obama kêu gọi cộng đồng thế giới chung tay vì một thế giới không vũ khí hạt nhân, chấm dứt những cuộc chiến vô nghĩa.
Đúng như tuyên bố của Nhà trắng Mỹ trước đó, Tổng thống Obama đã không xin lỗi cho hành động ném bom nguyên tử xuống hai TP Hiroshima và Nagasaki.
Trực thăng tuần tra bên bầu trời Hiroshima lúc Tổng thống Obama phát biểu. (Ảnh: CNN)
Không gian Công viên Tưởng niệm Hòa bình lúc Tổng thống Obama phát biểu khá yên tĩnh, chỉ có tiếng một chiếc trực thăng bay lượn trên bầu trời, tiếng chim kêu, và tiếng máy ảnh chụp tách tách.
Tổng thống Obama gặp gỡ ông lão Shigeaki Mori 79 tuổi - một người dân Nhật sống sót sau thảm kịch hạt nhân Hiroshima 71 năm trước. (Ảnh: CNN)
Sau bài phát biểu, Tổng thống Obama đã gặp gỡ một số người sống sót sau thảm kịch. Ông ôm chặt ông lão Shigeaki Mori 79 tuổi trong xúc động. Lúc thảm kịch xảy ra, ông lão Mori còn là một cậu bé.
Tổng thống Obama gặp gỡ ông lão Sunao Tsuboi tại Hiroshima. (Ảnh: CNN)
Trước khi Tổng thống Obama đến Hiroshima, một người sống sót khác - ông lão Không gian Công viên Tưởng niệm Hòa bình lúc Tổng thống Obama phát biểu khá yên tĩnh, chỉ có tiếng một chiếc trực thăng bay lượn trên bầu trời, tiếng chim kêu, và tiếng máy ảnh chụp tách tách cho biết ông đã không thể tin được sẽ có ngày một tổng thống Mỹ đến Hiroshima lúc ông còn sống.
"Chúng tôi không cần lời xin lỗi. Tôi chỉ mong ông ấy hiểu và nói ra được điều gì sẽ mang lại hạnh phúc cho loài người" - CNN dẫn lời ông lão Sunao Tsuboi.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Vì sao người Nhật thích Obama thăm Hiroshima? Ngày 27/5, Barack Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima, nơi Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống hồi gần cuối Thế chiến II. Quả bom làm hàng nghìn người chết ngay tức khắc và hàng nghìn người sống sót khác bị nhiễm phóng xạ. Nagasaki cũng hứng một quả bom tương tự, ba ngày...