Tổng thống Obama muốn được trao quyền tiến đánh IS
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Tư đã yêu cầu Quốc hội chính thức trao quyền sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, theo VOA.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh AP
Phát biểu sau đó tại Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói yêu cầu này sẽ không trở thành sự trao quyền để tiến hành một cuộc chiến khác trên bộ giống như Mỹ đã làm ở Iraq và Afghanistan.
Tổng thống giải thích sự trao quyền này sẽ cho phép ông triển khai lực lượng đặc biệt nếu Mỹ có thông tin tình báo chẳng hạn như về nơi hội họp của những thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo để có thể hành động.
Đề xuất trao quyền này sẽ giới hạn hoạt động tới ba năm và ngăn binh lính “tham chiến trên bộ lâu dài,” theo mô tả của đề xuất.
Video đang HOT
“Đây là một nhiệm vụ khó khăn, và vẫn sẽ khó khăn trong một khoảng thời gian,” Tổng thống phát biểu trên truyền hình. “Nhưng liên minh của chúng ta đang ở thế tấn công. ISIL đang ở thế phòng thủ, và ISIL sẽ thất bại.”
Dự thảo đề xuất của ông Obama cho biết những hoạt động chiến đấu trên bộ với quy mô lớn tương tự như ở Iraq và Afghanistan nên dành cho các lực lượng địa phương thay vì quân đội Mỹ.
Đề xuất này sẽ bãi bỏ luật năm 2002 cho phép tiến hành chiến tranh ở Iraq, nhưng giữ nguyên luật năm 2001 được thông qua ngay sau những vụ tấn công ngày 11 tháng 9 cho phép tiến hành một chiến dịch chống lại al-Qaida và những chi nhánh.
Yêu cầu trao quyền tiến hành chiến tranh của Tổng thống phải được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ chấp thuận.
Lãnh đao Khối Đa số Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell cho biết vấn đề này có phần chắc sẽ chi phối cuộc tranh luận của quốc hội trong vài tuần tới.
Ông Obama biện minh cho các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq bằng cách sử dụng luật trao quyền chiến tranh năm 2001 được Quốc hội phê chuẩn cho tổng thống khi đó là George W. Bush.
Theo NTD
Mỹ - Trung điện đàm thúc đẩy quan hệ
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có cuộc điện đàm thúc đẩy quan hệ hợp tác, cam kết cùng nỗ lực giải quyết các bất đồng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 10/2, lãnh đạo hai nước đã cùng điểm lại những tiến triển trong quan hệ song phương, tìm kiếm các cơ hội để tăng cường hợp tác trong năm 2015. Tổng thống Obama đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế chống đại dịch Ebola tại các nước Tây Phi và an ninh y tế lâu dài của toàn cầu.
Ông Obama cũng ghi nhận cam kết của Bắc Kinh cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kinh nhằm mang lại những kết quả tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu, dự kiến được tổ chức vào tháng 12 năm nay tại Paris, Pháp. Tổng thống Obama khuyến khích Trung Quốc tiếp tục chính sách phát triển dựa vào tiêu dùng, theo đuổi chính sách hối đoái do thị trường quyết định, tái khẳng định cam kết theo đuổi một hiệp định song phương tiêu chuẩn cao và toàn diện về đầu tư; hối thúc hai bên nhanh chóng thu hẹp các bất đồng trong vấn đề an ninh mạng.
Hai nhà lãnh đạo tái cam kết phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm đối phó với các thách thức an ninh, trong đó có việc cùng khuyến khích Iran nắm bắt cơ hội lịch sử hiện nay trong cuộc hội đàm với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cùng với Đức) nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân gây tranh cãi nhiều năm qua của quốc gia Hồi giáo này. Tổng thống Obama cũng đã chính thức mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm chính thức Mỹ vào cuối năm nay.
Hãng thông tấn Tân Hoa đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Mỹ vào tháng chín tới. Theo Tân Hoa xã "trong cuộc điện đàm, hai bên đồng ý triển khai các bước chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo thành công cho chuyến thăm".
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung diễn ra cùng ngày với kết quả thăm dò chung của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) cho biết có tới 57% các công ty Mỹ được hỏi ý kiến cho rằng các công ty nước ngoài là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng, chống độc quyền và giá cả của Trung Quốc.
Có 65% trong số hơn 1.000 đại diện của các công ty được thăm dò cho biết họ lo ngại hậu quả tiêu cực của các chiến dịch trên. Có 47% công ty Mỹ ở Trung Quốc nói rằng họ cảm thấy sự có mặt của họ ở thời điểm hiện nay "ít được hoan nghênh" hơn so với trước đây. Tỷ lệ người có ý kiến này năm ngoái là 44%.
Theo Báo Tin tức
Lãnh đạo Nga, Mỹ điện đàm trước cuộc gặp thượng đỉnh về Ukraine Cuộc điện đàm diễn ra ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh 4 nước: Nga, Đức, Pháp và Ukraine tại Thủ đô Minsk (Belarus) để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters) Điện Kremlin cho biết, hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ nhấn mạnh cần đối thoại chính trị giải quyết...