Tổng thống Obama “mục sở thị” cuộc sống của phạm nhân
Ngày 16.7, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm một nhà tù liên bang trong một nỗ lực nhằm cải cách một trong những hệ thống nhà tù đắt đỏ và đông đúc nhất thế giới.
Bên trong một nhà tù ở Chino, bang California, Mỹ.
Theo ước tính, có khoảng 2,2 triệu người đang sống trong các nhà tù ở Mỹ – lớn hơn cả 35 nước châu Âu có nhiều phạm nhân nhất cộng lại. Dân số trong tù của Mỹ gần bằng 1/4 tổng dân số trong tù của thế giới. Trong khi đó, dân số Mỹ chỉ chiếm ít hơn 5% tổng dân số thế giới. “Dân số trong tù của chúng tôi cao hơn Trung Quốc tới 4 lần”, ông Obama nhấn mạnh.
Hôm nay, ông chủ Nhà Trắng đã tới thăm nhà tù El Reno ở Oklahoma – một trong những nhà tù đông đúc và đắt đỏ nhất của Mỹ trong bối cảnh chính quyền Obama đang nỗ lực cải cách nhà tù.
Những vấn đề hàng đầu được cân nhắc cải cách bao gồm thời hạn ở tù của các phạm nhân, mức án đối với một số tội danh, việc tuyên án phân biệt, không công bằng… Ông Obama cũng cho biết, ông đang kêu gọi cải tổ hệ thống tư pháp của Mỹ để cho phép tù nhân có quyền bỏ phiếu, hạn chế sử dụng các phòng biệt giam…
Video đang HOT
“Trong nhiều trường hợp, bản án chưa thực sự thích đáng với tội danh”, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Tổng thống Obama cũng bày tỏ sự quan tâm nhiều đến thực tế, người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị bắt cao hơn người da trắng vì các tội đanh tương tự và đồng thời, cũng có nguy cơ bị tuyên án nặng hơn.
Theo ước tính, dân số trong nhà tù Mỹ hiện có khoảng 60% người Mỹ da đen và Mỹ La tinh. Trong khi đó, người Mỹ da trắng chỉ chiếm khoảng 30%.
Đặc biệt, do số lượng phạm nhân không ngừng gia tăng, ngân sách dành cho các hệ thống nhà tù ở Mỹ cũng bị trội lên. Với mức 80 tỷ USD/năm, chi phí dành cho các nhà tù Mỹ chiếm tới 1/3 ngân sách của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, mức chi tiêu kếch xù nói trên không có nghĩa là điều kiện sinh hoạt trong các nhà tù được cải thiện. Theo chuyên san Columbia Journalism Review, các nhà tù ở tiểu bang Illinois bị đánh giá là xuống cấp trầm trọng với các vấn đề nổi cộm như quá tải, tầng hầm bị ngập nước, phạm nhân ở đây phải sống chung với chuột bọ và các điều kiện sinh hoạt không được đảm bảo.
Theo NTD
Eurozone nhận kế hoạch cải cách đổi cứu trợ của Hy Lạp
Hy Lạp cần gói cứu trợ thứ 3 để tránh khỏi vỡ nợ và nguy cơ phải rời khỏi eurozone.
Chính phủ Hy Lạp vừa mới đệ trình những đề xuất cải tổ nền kinh tế để bảo đảm sự xúc tiến cứu trợ tài chính từ các chủ nợ.
Các quan chức Eurozone đã nhận được bản kế hoạch muộn vào thứ năm - chỉ 2 giờ trước thời hạn chót lúc nửa đêm. Họ sẽ nghiên cứu bản kế hoạch này trước thềm cuộc họp của EU vào cuối tuần.
Các biện pháp bao gồm tăng thuế, cải cách tiền trợ cấp, tư hữu hoá và cắt giảm chi tiêu, truyền thông Hy Lạp đưa tin.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã dành cả ngày để tìm kiếm sự đồng thuận trong cải cách từ các thành viên trong chính phủ.
Jeroen Dijsselbloem, người đứng đầu 19 nhóm thành viên các bộ trưởng tài chính Eurozone, xác nhận ông đã nhận được đề xuất của Hy Lạp.
Trước đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã dành cả ngày để tìm kiếm sự đồng thuận trong cải cách từ các thành viên chính phủ.
Trong ngày thứ sáu, nghị viện Hy Lạp sẽ bỏ phiếu cho các đề xuất của ông Tsipras. Kế hoạch sẽ được các bộ trưởng tài chính Eurozone xem xét trong thứ 7, và các lãnh đạo EU cân nhắc lại một lần nữa tại hội nghị cấp cao Brussels vào chủ nhật 12/7.
Trong khi đó, các cử tri Hy Lạp dứt khoát không chấp thuận những đề xuất khắt khe của chủ nợ trong cuộc trưng cầu dân ý Chủ nhật tuần trước.
Quách Ngọc
Theo_Báo Đất Việt
Hy Lạp giữ đúng lời hứa trình kế hoạch cải cách mới Đúng như lời hứa, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đêm 9/7 đã gửi tới các chủ nợ những đề xuất cụ thể mới để có thể nhận được gói cứu trợ thứ 3. Những cải cách được mong đợi này sẽ được xem xét tại một hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu diễn ra vào cuối...