Tổng thống Obama khen Tổng thống Putin vụ đàm phán hạt nhân Iran
Tổng thống Mỹ Barack Obama khen ngợi vai trò của Nga và tổng thống nước này trong việc mang lại thành công cho đàm phán hạt nhân với Iran, dù Nga bị xem là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Mỹ.
Tổng thống Barack Obama khen Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề đàm phán hạt nhân của Iran – Ảnh minh họa của Reuters
“Nước Nga đã có một phần đóng góp trong đó”, Tổng thống Obama phát biểu với New York Times sau vài giờ cuộc đàm phán kết thúc với kết quả được báo chí thế giới gọi là ‘thành công lịch sử’.
Cuộc đàm phán hạt nhân với Iran trải qua những khoảng thời gian căng thẳng, đã tưởng như thất bại khi Iran và các cường quốc hạt nhân thế giới không đạt được đồng thuận.
“Tổng thống Vladimir Putin và chính phủ Nga đã tham gia đàm phán theo một cách khiến tôi ngạc nhiên. Chúng ta sẽ không đạt được thỏa thuận nếu Nga không sẵn sàng tham gia dàn xếp với cam kết mạnh mẽ”, Tổng thống Obama nói với phóng viên củaNew York Times.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama dùng những lời &’có cánh’ dành tặng cho ông Putin và nước Nga, dù người đứng đầu chính phủ Mỹ không thay đổi suy nghĩ của mình đối với Nga khi nhắc đến vụ Ukraine. Nhà Trắng vẫn chỉ trích việc Nga sát nhập Crimea của Ukraine và đang &’xâm chiếm’ Ukraine. Washington xem Nga là mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ, và đã cùng các nước phương Tây áp đặt nhiều biện pháp cấm vận để trừng phạt Nga.
Video đang HOT
Cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm cường quốc hạt nhân P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức và Trung Quốc) đã đi đến việc đạt được một thỏa thuận lịch sử. Tehran chấp nhận điều kiện của nhóm cường quốc hạt nhân như cắt giảm theo lộ trình chương trình hạt nhân của mình, đổi lại phương Tây và Mỹ giảm cấm vận đối với Iran.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triển vọng đàm phán hạt nhân Iran nhạt dần
Cuộc đàm phán hạt nhân giữa ngoại trưởng Iran và nhóm P5 1, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, diễn ra ngày 30/3 đã kéo dài tới nửa đêm do các bên không tìm được tiếng nói chung trong những "vấn đề phức tạp" khi mà thời hạn chót sắp tới gần.
Cuộc đàm phán tại Lausanne (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài một khách sạn ở thị trấn Lausanne của Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thừa nhận: "Vẫn có những vấn đề khó khăn. Chúng tôi đang rất nỗ lực để tìm sự đồng thuận. Chúng tôi sẽ thảo luận tới đêm muộn hôm nay và dĩ nhiên là cả ngày mai".
Hiện các cường quốc đang chạy đua với thời gian để tìm cách đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, qua đó kiểm soát không để quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Liên quan tới cuộc đàm phán nêu trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã rời cuộc đàm phán sau nhiều cuộc gặp với các đối tác liên quan. Người phát ngôn của ông cho biết Ngoại trưởng Lavrov sẽ chỉ quay trở lại nếu có một cơ hội "thực tế" về việc các bên đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết những điẻm chính trong khi tranh luận chính là những yêu cầu "rất tham vọng" của Iran một khi "giai đoạn đầu" của thỏa thuận có thời hạn 10 năm hết hiệu lực.
"Chúng ta phải có những biện pháp để bảo đảm rằng những gì diễn ra sau 10 năm nữa là minh bạch và rõ ràng. Chúng ta không để nguy cơ họ phát triển bùng nổ sau 10 năm nữa", Ngoại trưởng Đức khẳng định.
Hiện các cường quốc đang cố gắng đưa ra một thỏa thuận khung để đảm bảo rằng Iran sẽ không sở hữu được bom hạt nhân với chương trình hạt nhân mà nước này đang phát triển.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết hiện là thời điểm "có hoặc không" giữa ngoại trưởng các nước. Ông cũng cho biết thêm bất đồng giữa các bên hiện nay nằm ở ba vấn đề chính: Thời gian thỏa thuận có hiệu lực, thời điểm Liên hợp quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cơ chế để bảo đảm các bên phải tuân thủ thỏa thuận.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, ông Abbas Araghchi cho biết: "Chúng tôi đã có cuộc gặp rất quan trọng và quá trình thảo luận đã đề cập tới nhiều chi tiết. Tất nhiên, chúng tôi có giải pháp cho mọi vấn đề còn vướng mắc hiện nay".
Theo kế hoạch trước đây, các bên phải ký được thỏa thuận khung trước thời hạn chót 31/3, qua đó mở đường cho việc kéo dài thêm 90 ngày để đàm phán theo hướng tiến tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran kéo dài hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế, "thời hạn chót" cho thỏa thuận cuối cùng giữa Iran và nhóm P5 1 đã được ấn định tới lần thứ ba, sau hai lần lỡ hẹn kể từ khi đạt được thỏa thuận sơ bộ ngày 24/11/2013.
Theo giới phân tích, các bên khó có thể gia hạn thêm thời điểm chốt thỏa thuận vì sức ép mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang phải đối mặt ở trong nước.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Obama "nắn gân" Thủ tướng Israel về chương trình hạt nhân Iran Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/3 đã "nắn gân" Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay trước khi lãnh đạo quốc gia đồng minh Trung Đông này có bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái, phía sau). (Ảnh: USA Today) Trong tuyên bố ngày 2/3, ông Obama tuyên...