Tổng thống Obama bị chê ‘thiếu hiểu biết’ về quốc phòng Ấn Độ
Ấn Độ đã phản pháo những bình luận của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị an ninh hạt nhân vừa qua, cho rằng đó là những nhận định “thiếu hiểu biết” về chính sách quốc phòng Ấn Độ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị an ninh hạt nhân ngày 31.3 – Ảnh: Reuters
Tại hội nghị an ninh hạt nhân ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 1.4, Tổng thống Obama nói rằng Ấn Độ và Pakistan cần đặt bước tiến trong việc giảm kho vũ khí hạt nhân và bảo đảm 2 nước này không tiếp tục “đi sai hướng” khi phát triển học thuyết quân sự, theo Times of India ngày 4.4.
“Một trong những thử thách chúng ta sắp đối mặt là sự khó khăn trong việc giảm đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân, trừ khi Mỹ và Nga, hai nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất, dẫn đường”, Tổng thống Obama nói.
Video đang HOT
“Một điều nữa cần đạt được chính là Ấn Độ và Pakistan đảm bảo họ không tiếp tục đi sai hướng khi phát triển học thuyết quân sự”, ông Obama phát biểu.
Đáp lại những bình luận này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vikas Swarup ngày 4.4 cho rằng Ấn Độ không bao giờ khơi mào những hành động quân sự chống lại các nước láng giềng.
“Chúng tôi đã nghe những phát biểu đó (của tổng thống Obama). Đó có vẻ là một sự thiếu hiểu biết về chính sách phòng vệ của Ấn Độ. Ấn Độ không bao giờ khơi mào hành động quân sự chống lại nước láng giềng”, ông Swarup tuyên bố.
Tại hội nghị, Tổng thống Obama cũng bình luận về việc một số nước ngày càng phát triển kho vũ khí hạt nhân, đặc biệt là các loại vũ khí chiến thuật cỡ nhỏ, làm cho nguy cơ các vũ khí này bị đánh cắp cao hơn. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phát ngôn của tổng thống Mỹ cũng là mối quan tâm của toàn cầu. “Chúng tôi không có chính sách ưu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân”, ông Swarup khẳng định.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ấn Độ thăm Ả Rập Xê Út: Quan trọng và cần thiết
Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Ả Rập Xê Út có phần bất ngờ, nhưng nếu nhìn từ góc độ lợi ích chiến lược của New Delhi thì sẽ thấy rất logic.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Vua Salman của Ả Rập Xê Út trong lễ đón chính thức ông Modi đến Ả Rập Xê Út - Ảnh: Reuters
Ả Rập Xê Út nói riêng và cả khu vực Trung Đông nói chung vốn rất quan trọng đối với New Delhi. Ấn Độ luôn chủ trương tranh thủ các nước trong khu vực và cân bằng quan hệ giữa những nước có quan hệ không được suôn sẻ với nhau như các vương triều vùng Vịnh, Israel hay Iran.
Cho dù tăng cường chính sách Hướng Đông, các thời chính phủ ở Ấn Độ cũng không hề xao nhãng việc thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực này. Ông Modi không hề khác.
Nhưng hiện tại, việc tăng cường quan hệ với các nước ở Trung Đông càng trở nên cần thiết hơn đối với ông Modi, trong đó mối quan hệ với Ả Rập Xê Út đóng vai trò rất then chốt. Trung Quốc đã đẩy mạnh rõ rệt quan hệ hợp tác với cả khu vực và Pakistan đã gây dựng được mối quan hệ đặc biệt với Ả Rập Xê Út, đồng thời còn nỗ lực gây dựng vai trò trung gian hòa giải giữa các nước trong khu vực nhằm tận lợi được nhiều nhất từ những chuyển biến mới đây nhất ở khu vực.
Vì thế, Ấn Độ và ông Modi phải chủ động và nhanh chân nếu không muốn đứng ngoài cuộc chơi mới hoặc bị tụt hậu so với Trung Quốc và Pakistan. Tới đây, ở khu vực này sẽ có bước chuyển giai đoạn khi vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết.
Hiện tại ở nơi này có chuyện căng thẳng và thù địch giữa Ả Rập Xê Út và các đồng minh với Iran, nhưng chính cái khó đối với các nước đó lại là cơ hội cho những đối tác bên ngoài như Trung Quốc, Pakistan hay Ấn Độ.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Ấn Độ sẽ xây trạm thu tín hiệu vệ tinh ở Việt Nam trong quý 2 Ấn Độ sẽ bắt đầu xây dựng trạm thu tín hiệu vệ tinh ở miền nam Việt Nam vào khỏng giữa tháng 4 và tháng 6.2016, theo The Asahi Shimbun (Nhật Bản) ngày 29.3. Một trung tâm điều khiển vệ tinh của Ấn Độ - Ảnh: AFP Các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Ấn Độ sẽ xây...