Tổng thống nghèo nhất thế giới rời chính trường
Kết thúc nhiệm kỳ tổng thống hôm 1/3, ông Jose Pepe Mujica, 79 tuổi, để lại di sản là sự yêu mến của người dân, với hình ảnh “tổng thống nghèo nhất thế giới”.
Ông Mujica tin rằng quãng thời gian 13 năm ngồi tù đã giúp hình thành nên tính cách con người ông bây giờ. Ảnh: Reuters.
Tổng thống mãn nhiệm Mujica, cựu quân du kích, nổi tiếng với phong cách sống đơn giản. Hiện ông cùng vợ sống trong căn nhà tuềnh toàng ở một nông trang và dành phần lớn lương của mình làm từ thiện. Một số người gọi ông Mujica là “tổng thống nghèo nhất thế giới”. Số khác cho rằng ông là “tổng thống mà bất cứ đất nước nào cũng muốn có”.
Với 65% phiếu ủng hộ, ông Mujica hôm 1/3 bàn giao quyền lực cho người kế nhiệm sau năm năm trên cương vị tổng thống. Theo hiến pháp nước này, ông Mujica không được phép tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo địa phương hồi tuần trước, ông Mujica cho hay “vẫn còn nhiều việc phải làm” và hy vọng chính quyền tiếp theo, do ông Tabare Vazquez dẫn dắt sẽ “tốt hơn chính quyền của tôi và đạt được thành công to lớn”.
Ông Mujica cho rằng ông đã thành công trong việc đưa Uruguay có tên trong bản đồ thế giới. Ông nỗ lực biến đất nước nuôi gia súc, với số dân 3,4 triệu người, thành một quốc gia xuất khẩu năng lượng, RT đưa tin. Brazil là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Uruguay, theo sau là Trung Quốc, Argentina, Venezuela và Mỹ.
Năm 2005, nền kinh tế 55 tỷ USD của Uruguay tăng trung bình 5,7% mỗi năm, theo Ngân hàng Thế giới. Uruguay duy trì xu hướng giảm trong tỷ lệ nợ công so với GDP từ 100% năm 2003 xuống còn 60% trong năm 2014.
“Chúng tôi có nhiều năm cân bằng tích cực. Cách đây 10 năm, khoảng 39% người dân Uruguay sống dưới mức nghèo; chúng tôi đã giảm tỷ lệ này xuống dưới 11%, đồng thời giảm tình trạng nghèo cùng cực từ 5% xuống chỉ còn 0,5%”, Guardian dẫn lời ông Mujica hồi tháng 11 năm ngoái.
Video đang HOT
Được xem là một trong những nhà lãnh đạo tiến bộ nhất Mỹ Latin, ông Muijica cũng công nhận việc phá thai và đám cưới đồng tính. Ngoài ra, hồi tháng 12 năm ngoái, ông cũng đồng ý cho 6 cựu tù nhân từng bị giam giữ trong nhà tù khét tiếng Guantanamo Bay được tị nạn. Đất nước Nam Mỹ này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp thức hóa hoàn toàn cần sa. Ông Mujica cho rằng việc buôn lậu ma túy thực tế còn nguy hiểm hơn cần sa.
Ông Mujica bên chiếc xe Volkswagen Beetle 1987 cũ kỹ màu xanh trong garage ở nông trại thuộc vùng ngoại ô Montevideo. Ảnh: Reuters.
Ông Mujica từng có 13 năm phải ngồi tù. Ông tâm sự chưa từng hối hận vì quãng thời gian ngồi tù bởi nó giúp ông hình thành nên tính cách như bây giờ.
Sau khi trở thành người đứng đầu của Uruguay, ông từ chối sống trong dinh tổng thống tráng lệ mà chuyển về ở trong một nông trại thuộc vùng ngoại ô Montevideo cùng vợ và chú chó ba chân tên là Manuela. Ông dành 90 % lương của mình cho từ thiện vì cho rằng “đơn giản ông không cần nó”. Ngoài ở trong căn nhà tồi tàn, ông Mujica còn đi chiếc Volkswagen Beetle 1987 cũ kỹ.
Năm ngoái, ông Mujica nhận được lời đề nghị mua chiếc xế ấy với giá 1 triệu USD từ một hoàng thân Arab. Tuy nhiên, ông đã từ chối bán chiếc xe vì nếu làm vậy sẽ xúc phạm “tất cả những người bạn đã góp tiền mua xe cho vợ chồng tôi”.
Hồi tháng 1, một thanh niên Uruguay trẻ tuổi đăng dòng tin nhắn trên Facebook của mình kể lại chi tiết lần được vợ chồng tổng thống cho đi nhờ xe và bày tỏ lòng biết ơn với ông bà Mujica.
“Hôm thứ 2, tôi đang muốn đi nhờ từ Conchilla và hãy đoán xem ai cho tôi đi nhờ trên đường?”, Gerhald Acosta viết trên Facebook hôm 7/1. “Họ là người duy nhất dừng lại”.
Bình Minh
Theo VNE
'Xin cô giúp bé nhà tôi được học lớp vắng và nghèo nhất'
Chưa bao giờ mẹ nhận được thư cảm ơn từ cô giáo hiệu trưởng ở Việt Nam, một cử chỉ mà mẹ tưởng chỉ những trường bên Tây mới có.
Buổi sáng tới trường tiểu học của phường Thụy Khuê để nộp hồ sơ cho con, mẹ có hai niềm cảm động. Cảm động đầu tiên là trong hồ sơ vào lớp Một của con, mẹ được nhận lại từ trường, giữa giấy hẹn vào nhận lớp và lời dặn dò đầu năm học mới, có kẹp vào giữa một lá thư cảm ơn của cô hiệu trưởng gửi cho phụ huynh.
Chưa bao giờ mẹ nhận được thư cảm ơn từ cô giáo hiệu trưởng ở Việt Nam, một cử chỉ mà mẹ tưởng chỉ những trường bên Tây mới có. Những ngôi trường quốc tế mới đặt tiêu chí thân thiện lên trên mục tiêu tuyển sinh. Còn trường điểm Hà Nội nếu không có tệ đạp đổ cổng trường thì cũng tràn lan mua suất trái tuyến, giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh chỉ đơn giản là họp phụ huynh, sổ liên lạc điện tử, thông báo các khoản thu đầu năm, giấy khen cuối kỳ, hoa tặng 20/11
Thế nên một lời cảm ơn từ cô hiệu trưởng gửi tới một bà mẹ vừa dắt đứa con nhỏ tới xin học, vừa bất ngờ vừa cảm động. Lá thư của cô Hiệu trưởng chỉ vài dòng, cảm ơn phụ huynh đã tin tưởng gửi các con vào học trường, nhưng làm mẹ tin có những thứ đã thay đổi rất nhiều trong tư duy giáo dục của trường điểm, trường quốc lập những năm gần đây.
Ba mẹ con Trang Hạ.
Cô giáo, đừng về Việt Nam! 'Teacher, don't go Vietnam!'
Câu chuyện của tác giả Đỗ Thanh Lam viết về cô giáo Lệ Quyên dạy học tại Thái Lan đăng trên một trang mạng và nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng.
Ngày xưa mẹ đi du học, năm học mới giáo viên thường hay mời học sinh đi ăn, với lý do, học sinh mới chính là người trả tiền lương cho giáo viên và nhà trường, giáo viên và nhà trường phải biết ơn học sinh mới đúng. Nếu học sinh thành tài và nổi tiếng, giáo viên càng phải biết ơn học sinh, vì nỗ lực của người học đã mang lại vinh quang cho nhà trường. Điều ấy làm mẹ cực kỳ ngỡ ngàng vì xưa nay, mẹ vốn chỉ quen với tư duy học sinh là những đối tượng bị coi là thấp kém nhất trong nấc thang danh vọng xã hội, và xếp thứ tự sau cùng của đối đãi.
Sau này tham gia các dự án giáo dục quốc tế, mẹ càng ngạc nhiên hơn khi nghe một chuyên gia tư vấn tài chính phân tích bản chất của đầu tư vào giáo dục là khoản đầu tư ít rủi ro nhất so với các lĩnh vực khác.
Bởi có thể tính toán được lợi nhuận khá sát với thực tế sau này, chưa cung cấp dịch vụ đã được nhận toàn bộ doanh thu, học sinh chưa đi học đã nộp hết học phí. Và những lợi nhuận vô hình mà nhà trường vẫn tiếp tục được nhận kể cả sau khi đã ngừng cung cấp dịch vụ. Đó là, khi một học sinh ra đời thất bại, người ta thường bảo là do cá nhân anh ta kém cỏi. Nhưng nếu anh ta thành đạt, người ta thường cho rằng nhà trường có công, và bản thân anh ta cũng quay lại cảm ơn nhà trường.
Những tính toán ấy dù có lý nhưng lạnh lẽo quá, nhất là khi báo chí đưa tin biết bao nhiêu ngôi trường lớn lục đục và sụp đổ vì những thứ nằm ngoài phạm vi giáo dục. Mẹ có ba đứa con nhỏ, mẹ chỉ mong các con sẽ lần lượt lớn lên trong một ngôi trường nhỏ, mơ những giấc mơ nhỏ thôi và lớn lên trở thành một người công dân có tư cách và có một chỗ đứng khiêm tốn trong xã hội nhưng vững chắc bằng chính năng lực của mình.
Những ước mơ của mẹ, nó rất gần với lá thư cảm ơn bé nhỏ của cô Hiệu trưởng. Vì nó rất con người, tình cảm, nó thật, nhân văn hơn mọi diễn văn đòi đứa con 6 tuổi của mẹ phải có trách nhiệm xây tương lai đất nước, phải thành công dân toàn cầu. Những điều mà biết bao nhiêu người lớn còn chẳng làm được.
Mẹ đứng ở giữa sân trường và hỏi một cô giáo lớp một, xin cô giúp cho em bé nhà tôi được vào học một lớp một nào của trường mà vắng nhất và nghèo nhất. Cô giáo nhìn mẹ hơi ngỡ ngàng, sau đó hiểu ra và chỉ dẫn cho mẹ cách đề nghị xin xếp con vào lớp nào phù hợp nhất, có nhiều bạn ở gần nhà nhất. Mẹ nói là con tôi cho đến giờ tôi không cho nó học trước tập viết hay chữ số. Cô giáo nói, thường các em khác bố mẹ bắt học từ nửa năm trước, nhưng con nhà mình khi vào năm học, cô giáo vẫn dạy từ nét đầu tiên, chị đừng lo lắng.
Đó chính là niềm cảm động thứ hai của mẹ, gần giống sự yên tâm. Một cô giáo xa lạ cũng tận tâm như thế với một phụ huynh mà cô biết chắc chắn sẽ không phải phụ huynh của lớp mình, thì mẹ tin cô giáo mới của con mẹ, trong năm học mới, ở ngôi trường này, chắc cũng tận tâm và tận tình với các con như thế.
Con thích đi học. Mẹ chúc con một cuộc đời học tập toàn niềm vui sướng thú vị, chúc con có nhiều bạn bè.
Theo Trang Hạ/Báo Vietnamnet