Tổng thống nghèo nhất thế giới
Với mức lương 350 bảng Anh một tháng, không có bất cứ một mảnh đất hay tài sản giá trị nào, Tổng thống Hamid Karzai của đất nước Afghanistan trở thành tổng thống nghèo nhất trên thế giới.
Ông sẵn sàng hi sinh cuộc sống của chính mình để lo cho người dân và nhất là trẻ em Afghanistan. Ông chỉ cần một mức lương để duy trì cuộc sống, ông không cần bất cứ một tài sản nào khác, nếu như ông có đặc ân được sử dụng những thứ tài sản khác, ông sẵn sàng dành tất cả cho người dân nước ông.
Nỗ lực chống phá nạn tham nhũng
Tổng thống Hamid Karzai sinh đúng vào đêm giáng sinh năm 1957 tại ngôi làng Karz, gần Kandahar, Afghanistan. Ông có ảnh hưởng chính trị Afghanistan ngay từ khi còn rất trẻ, nên đã theo học chương trình cao học về chính trị ở Đại học Himachan, Ấn Độ. Sau khi học xong, ông đã trở về Afghanistan để tham gia cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Xô viết trong suốt thập niên 80. Sau khi giành thắng lợi, chính quyền Xô viết rút khỏi Afghanistan, ông được nhân dân lao động cũng như chính phủ tin tưởng và bầu làm bộ trưởng cho Burhannudin Rabdani. Sau khi Taliban lật đổ chính quyền của Rabdani năm 1996, ông Karzai đã từ chối làm đại sứ Liên hợp quốc cho họ. Trong năm 2001, ông chính là người hậu thuẫn chính sách lật đổ Taliban của Hoa Kỳ. Sau rất nhiều lần bị thế lực khủng bố Taliban ám sát không thành, những cận vệ trung thành của ông đã cẩn thận hơn trong việc tháp tùng và bảo vệ ông.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai
Tổng thống Hamid Karzai đã rất nỗ lực trong công cuộc chống phá nạn tham nhũng tại Afghanistan. Bên cạnh đó ông đã cam kết với nhân dân sẽ hoàn thành được nhiệm vụ hòa giải dân tộc. Tại cuộc họp báo đầu tiên ngày 3 tháng 11 ở Kabul, sau khi tái đắc cử Tổng thống Afghanistan, Tổng thống Hamid Karzai cam kết chính phủ của ông sẽ nỗ lực đoàn kết đất nước và loại bỏ tham nhũng.
Tổng thống Hamid Karzai đã nhắc lại đề nghị đàm phán với lực lượng Taliban với lời kêu gọi “những người anh em Taliban” ngừng các hoạt động chống đối, tham gia tiến trình hòa bình nhằm ổn định tình hình đất nước. Về vấn đề tham nhũng, Tổng thống Hamid Karzai nhấn mạnh: “Hình ảnh của đất nước và chính phủ Afghanistan đã bị tham nhũng bôi xấu. Một đất nước không thể để những hình ảnh xấu này tồn tại. Chúng ta sẽ đấu tranh bằng bất cứ giá nào để xóa vết nhơ này”. Tuy nhiên, ngay sau đó, người phát ngôn Taliban Gioxup Amado tuyên bố: “Chúng tôi không coi những đề nghị hòa bình của ông Karzai là có giá trị, bởi đó là lời nói suông”.
Ông Karzai đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh dư luận thế giới thúc giục ông xây dựng một chính phủ trong sạch, coi đó là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông. Đặc phái viên cấp cao của Liên hiệp quốc ở Afghanistan, ông Caiyado, ngày 3 tháng 11 đã thúc giục Tổng thống Hamid Karzai thể hiện cam kết cải cách trong chính phủ mới của ông, đồng thời cảnh bảo rằng, nếu ông Karzai không thực hiện điều này thì cộng đồng quốc tế có thể rút lại sự ủng hộ dành cho ông.
Video đang HOT
Tổng thống Barack Obama đã công bố chiến lược mới cho Afghanistan. Kế hoạch này dự trù là Hoa Kỳ gửi thêm nhân viên dân sự để giúp phát triển kinh tế và triển khai thêm 4000 quân.
Vào tháng 2 năm 2009, Tổng thống Obama đã loan báo gửi thêm 17 ngàn quân để tăng thêm viện trợ cho lực lượng ở Afghanistan. Bên cạnh đó, Nhà Trắng loan báo tăng gấp đôi viện trợ cho Pakistan lên thành 1,5 tỷ đô la mỗi năm trong 5 năm. Đổi lại, Washington thúc giục chính quyền Islamabad phải nỗ lực tiêu diệt mạng lưới khủng bố Al Qaeda và những lực lượng cực đoan bạo lực bên trong lãnh thổ nước này.
Trong một cuộc họp báo tại Kabul, Tổng thống Hamid Karzai tuyên bố rằng chiến lược mới của Mỹ đáp ứng đúng các nguyện vọng của người dân Afghanistan. Qua một phát ngôn viên, Tổng thống Hamid Karzai cho biết, ông đồng ý và ủng hộ nội dung các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Có hai điểm mà ông đặc biệt đánh giá cao là khi Tổng thống Hoa Kỳ nêu đích danh nước láng giềng Pakistan, nơi mà ông Obama cho là Al Qaeda đang trú ẩn. Kabul đã vỗ tay hoan nghênh ngay. Từ lâu, Kabul nhắc đi nhắc lại đây là mối đe dọa chủ yếu đối với sự ổn định của Afghanistan.
Điểm thứ hai là chính quyền Afghanistan đánh giá rằng họ đã được lắng nghe. Quốc gia này đã gửi một phái đoàn đến Washington với một loạt yêu cầu. Nhất là yêu cầu đặt vấn đề ở tầm mức khu vực. Nguyện vọng này xem như đã được đáp ứng. Tổng thổng Obama tuyên bố là ông muốn các quốc gia láng giềng của Afghanistan, kể cả Iran tham gia vào chiến lược mới của Washington.
Tổng thống nghèo nhất thế giới
Ngược lại Afghanistan không mấy vui khi Tổng thổng Mỹ đề cập đến tệ nạn tham nhũng ở mọi cấp chính quyền. Tổng thống Hamid Karzai đã phản ứng ngay. Ông hứa sẽ tiếp tục để các nỗ lực để quản lý tốt tại đất nước này. Về phần nước Pháp, qua lời Ngoại trưởng Bernard Kouchner, Paris đã đề nghị gửi một lực lượng chiến binh châu Âu đến Afghanistan để giúp nước này đào tạo cảnh sát. Nhưng nhiều nước Châu Âu đã tỏ thái độ dè dặt trước đề nghị nói trên. Rất nhiều nước muốn ủng hộ cho sự phát triển của Afghanistan một phần vì sự nỗ lực của Tổng thống Hamid Karzai.
Những câu chuyện về đời tư của Tổng thống Hamid Karzai ít khi xuất hiện trên báo chí. Nhưng khi một số thông tin về cuộc sống kinh tế và mức thu nhập của Tổng thống công khai trên báo chí đã khiến không ít người quan tâm, nhất là những người theo đuổi sự nghiệp chính trị. Là một người đứng đầu một đất nước nhưng ông chỉ nhận được 350 bảng Anh mỗi tháng. Tuy lương của ông cao gấp 5 lần thu nhập bình quân của đất nước Trung Đông này, nhưng chỉ bằng “móng tay” so với lương của nhà lãnh đạo khác trên thế giới, chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Barack Obama kiếm được 270.000 bảng Anh/năm, hay Thủ tướng Anh David Cameron được 142.500 bảng Anh.
Theo bảng kê khai tài sản của mình, ngoài lương ra, Tổng thống Hamid Karzai còn có chưa đầy 13.500 bảng Anh trong ngân hàng và không có mảnh đất hay bất động sản nào. Tài sản của ông Karzai được Ủy ban giám sát và Chống tham nhũng Afghanistan công bố như một phần của động thái đưa chính phủ trở nên minh bạch hơn. Việc công bố thu nhập và toàn bộ tài sản của Tổng thống Hamid Karzai đã chứng tỏ công cuộc chống tham nhũng của ông không phải chỉ là một việc làm lấy lệ, hình thức mà đấy là mong muốn ông muốn làm cho đất nước của mình.
Để đất nước phát triển, cuộc sống của nhân dân được cải thiện, ông đã cố gắng tạo được một hình mẫu để nhân dân tin tưởng, những quan chức làm theo. Ông cho rằng, để những chính sách được áp dụng thì chính bản thân mình phải là người thực hiện đầu tiên. Làm được thì mới có thể yêu cầu người khác làm theo. Thành công đầu tiên của ông chính là nhờ vào sự hi sinh của chính bản thân mình để có được sự tôn trọng của tất cả mọi người. Với “danh hiệu” tổng thống nghèo nhất thế giới không phải vì ông muốn ghi danh tên tuổi của mình mà ông thực sự muốn đất nước của ông được bình yên, người dân không còn phải chịu đựng những hậu quả do chính phủ gây ra. Là tổng thống của một nước phải chứng kiến những cuộc tàn sát đẫm máu giữa các thế lực thù địch, Tổng thống Hamid Karzai cho rằng, ông cũng như những nhà cầm quyền khác chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
Vấn nạn mù chữ khiến Tổng thống không thể yên tâm
Lại một cuộc tấn công đẫm máu diễn ra gần Taliban chống lại lực lượng an ninh bên ngoài dinh tổng thống, chiếm các ngôi nhà và đánh bom liều chết trong các đợt oanh kích vào trung ương chính phủ.
Ít nhất 17 người đã thiệt mạng trong vụ nổi dậy, trong bối cảnh chỉ còn 10 ngày nữa sẽ diễn ra hội nghị lớn do Anh tổ chức về việc thay đổi gánh nặng chống nổi dậy từ quân đội nước ngoài sang quân đội Afghanistan. Một nhóm tay súng đã chống trả với cảnh sát để nỗ lực tấn công vào trụ sở các bộ chính phủ và ngân hàng trung ương trước khi bị bắn hạ.
Nhóm khác tụ tập quanh khu phố buôn bán lớn, ném lựu đạn, bao vây khu vực và phóng hỏa một tòa nhà. Một số tên nữa thì chặn đường tới rạp chiếu phim.
Vụ tấn công ác liệt nhất diễn ra gần dinh tổng thống, nơi các tay súng công kích cảnh sát, khi Tổng thống Hamid Karzai chuẩn bị làm lễ tuyên thệ cho các bộ trưởng mới. Sau đó chúng tiến hành đánh bom liều chết tại một số nơi – bao gồm cả trung tâm giao thông bằng chiếc xe cấp cứu.
Vụ tấn công là hành động mới đây nhất trong một loạt các sự kiện ngày càng khiêu khích hơn, cho thấy khả năng của Taliban có thể xâm nhập vào lực lượng quốc phòng tại thủ đô và đánh vào trung tâm chỉ đạo chính phủ, khiến dân chúng càng thêm hoang mang.
Một quan chức lực lượng do NATO lãnh đạo tại Afghanistan đưa ra ước tính, có 10 tên nổi dậy đã bị tiêu diệt, cùng với 5 người thuộc lực lượng an ninh, cảnh sát Afghanistan và 2 dân thường. Hàng chục người dân khác cũng bị thương. Hiện chính phủ đã lấy lại quyền kiểm soát thành phố.
Tổng thống Hamid Karzai luôn đau đầu với vấn nạn thất học ở Afghanistan. Gần một nửa trẻ em trong độ tuổi đến trường đã không được đi học bởi chiến tranh, rất nhiều trường học đã bị Taliban và các thế lực thù địch khác đóng cửa, một số khác thì do nghèo đói, chậm phát triển nên không có khả năng đến trường.
Afghanistan đã hứng chịu các vụ xung đột vũ trang trong 30 năm qua, và nhất là trong giai đoạn từ 1996 đến 2001, chế độ Taliban hà khắc lên nắm quyền đã cấm phụ nữ đến trường. Điều này đã tạo ra một lỗ hổng kiến thức lớn mà cộng đồng quốc tế đang nỗ lực lấp đầy với việc đổ hàng tỷ USD vào trợ giúp nước này kể từ khi chế độ Taliban sụp đổ. Tổng thống Hamid Karzai tuyên bố ông sẵn sàng hi sinh cuộc sống của mình để lo cho người dân và nhất là trẻ em Afghanistan. Ông chỉ cần một mức lương để duy trì cuộc sống, ông không cần bất cứ một tài sản nào khác, nếu như ông có đặc ân được sở hữu những thứ tài sản khác, ông sẵn sàng dành tất cả cho người dân nước ông.
Theo Bưu Điện VN
Mỹ xúc tiến đàm phán với Taliban ở Afghanistan
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai hôm qua (18/6) đã công khai xác nhận, Mỹ gần đây đang tăng cường các cuộc đàm phán trực tiếp với phiến quân Taliban ở Afghanistan nhằm đạt được một giải pháp chính trị chấm dứt cuộc chiến kéo dài 10 năm qua tại quốc gia Tây Nam Á này. Ông Karzai đã đưa ra nhận định trên trong cuộc gặp gỡ với thanh niên Afghanistan tại dinh thự của mình. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai công khai tiết lộ rằng Mỹ đang thương lượng với Taliban ở Afghanistan. Ông Karzai tin rằng, trong quá trình đàm phán với Taliban, nước láng giềng Pakistan có vai trò vô cùng quan trọng không thể bỏ qua.
Năm ngoái, ông Karzai đã thành lập Ủy ban hòa bình cấp cao với 70 thành viên bao gồm cựu Tổng thống Rabbani và Phát ngôn viên của Taliban Zabihullah Mujahid, một số nhà lãnh đaọ tôn giáo và đại diện Hội phụ nữ, cựu chỉ huy Taliban... nhằm khiến Taliban chấm dứt toàn bộ hành động bạo lực và tuân thủ hiến pháp Afghanistan, trong đó bao gồm việc tôn trọng các quyền của phụ nữ và quyền của người thiểu số cũng như quy định của luật pháp.
Tổng thống Afghanistan, Mỹ và Pakistan tại buổi họp báo chung (Ảnh Reuters)
Trước đó, dù luôn chịu sức ép của quân đội nước ngoài, nhưng lực lượng Taliban ở Afghanistan đã từ chối đề xuất hòa bình của chính phủ, hơn nữa còn lớn tiếng tuyên bố việc xây dựng Ủy ban hòa bình là một thủ đoạn chính trị của Mỹ nhằm đánh lừa người dân Afghanistan.
Ở giai đoạn này, NATO do Mỹ dẫn đầu đã đã hỗ trợ lực lượng an ninh quốc tế tại Afghanistan tới 140.000 quân, trong đó có hơn 90.000 binh sĩ Mỹ. Theo kế hoạch, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan vào tháng 7 tới.
Theo VTC
Taliban phủ nhận trách nhiệm vụ đánh bom kép tại Pakistan Ngày 11/6, lực lượng Taliban tại Pakistan đã phủ nhận trách nhiệm liên quan đến vụ đánh bom kép tại thành phố Peshawar làm hàng trăm người bị thương vong. Đây là một trong các vụ tấn công đẫm máu nhất tại Pakistan kể từ sau khi trùm khủng bố Osama Binladen bị tiêu diệt. Lực lượng Taliban tại Pakistan đã cam kết...