Tổng thống Nga thông qua việc ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Iran
Ngày 18/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thông qua đề xuất của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác của nước này về việc ký kết thỏa thuận Đối tác chiến lược toàn diện với Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AA/TTXVN
Trong lệnh, Tổng thống Putin cũng cho phép Bộ Ngoại giao Nga tiến hành những sửa đổi không mang tính nguyên tắc trong quá trình đàm phán ký kết, đồng thời khẳng định việc ký kết thỏa thuận ở cấp cao nhất là phù hợp.
Đầu tháng 9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thông báo Nga và Iran đã gần như hoàn tất các công tác chuẩn bị để ký thoả thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo truyền thông Nga và Iran, thỏa thuận này sẽ được ký kết khi Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tới Nga dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 10 tới.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu tại thủ đô Tehran (Iran) vào ngày 17/9 vừa qua, Tổng thống Pezeshkian nhận định việc tăng cường hợp tác giữa Iran và Nga sẽ giúp giảm bớt áp lực các lệnh trừng phạt đối với hai nước.
Các chuyên gia của Nga cũng cho rằng việc hai bên ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế-thương mại song phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng chung và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, thúc đẩy việc xuất khẩu lao động Iran sang Nga.
Điểm chung và thách thức đối với hợp tác bền vững giữa Nga, Iran và Trung Quốc
Mối quan hệ giữa Nga, Iran và Trung Quốc đang trở nên chặt chẽ và sâu rộng hơn bao giờ hết. Ba quốc gia này, với khả năng hành động tự chủ và phản đối sự áp đặt của một trật tự đơn cực do Mỹ lãnh đạo, đang tìm cách định hình lại trật tự quốc tế thông qua hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 4, phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (thứ 4, trái) tại Moskva ngày 21/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo chuyên gia Andrey Sushentsov tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai (Nga), trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa Nga, Iran và Trung Quốc ngày càng trở nên chặt chẽ và sâu rộng hơn. Sự xích lại gần nhau này không chỉ được thể hiện qua những tuyên bố chính trị mà còn qua những hành động cụ thể trong nhiều lĩnh vực hợp tác như quân sự, kinh tế, thương mại và vận tải.
Một ví dụ điển hình là mối quan hệ Nga-Trung trong ba thập kỷ qua. Từ tình trạng đối đầu, hai nước đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới, khởi đầu từ cuối những năm 1980. Kết quả là một loạt các nguyên tắc tương tác cơ bản được thiết lập, bao gồm sự tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và công nhận lợi ích chung. Tuyên bố chung Nga-Trung năm 1997 về một thế giới đa cực đã đặt nền móng cho sự hợp tác này, nhấn mạnh rằng sự khác biệt về hệ thống chính trị và xã hội không phải là trở ngại cho việc xây dựng một mối quan hệ bền vững. Đây chính là tiền đề quan trọng giúp Nga và Trung Quốc vượt qua quá khứ thù địch để trở thành đối tác chiến lược ngày nay.
Mối quan hệ giữa Nga và Iran lại có bản chất khác biệt. Không có sự đối đầu công khai như giữa Nga và Trung Quốc trước đây, nhưng sự khác biệt về văn hóa, kinh tế và chính trị đã khiến cho mối quan hệ Nga-Iran phát triển chậm chạp hơn mong đợi. Dù vậy, Nga và Iran chia sẻ nhiều lợi ích chung trong việc đối phó với áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây và trong các vấn đề an ninh khu vực.
Có thể nói, một trong những lý do khiến cho sự gắn kết giữa ba quốc gia này ngày càng mạnh mẽ hơn là áp lực từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ. Chính sách ngăn chặn chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, Nga và Iran đã buộc ba nước trên phải tìm đến nhau như một cách để đối phó với các thách thức chung. Các cuộc tập trận quân sự chung và sự hợp tác về an ninh chỉ là những biểu hiện bề nổi của một quá trình phức tạp hơn đang diễn ra. Bằng cách hợp tác và chia sẻ lợi ích, ba quốc gia này đang tìm cách định hình lại trật tự quốc tế và bảo vệ chủ quyền của mình.
Chuyên gia Sushentsov cho rằng, điểm chung của Nga, Iran và Trung Quốc là khả năng hành động tự chủ mà không phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây. Trung Quốc, từ một nền kinh tế khép kín, đã nổi lên như một trung tâm công nghiệp toàn cầu, hợp tác với cả các công ty phương Tây lẫn phương Đông để xây dựng nền kinh tế mạnh mẽ. Iran, dù bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt kinh tế suốt nhiều thập kỷ, vẫn tự phát triển các lĩnh vực công nghệ, không gian và quân sự một cách độc lập. Nga, với vị thế địa chính trị và quân sự quan trọng, cũng duy trì được sự tự chủ cao trong các quyết sách của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ba nước này không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế hay chiến lược. Sự gắn kết này còn được thúc đẩy bởi sự đồng thuận về cách nhìn nhận trật tự thế giới.
Cả ba quốc gia đều phản đối sự áp đặt của một trật tự đơn cực do Mỹ lãnh đạo và thay vào đó ủng hộ một thế giới đa cực, nơi mỗi quốc gia đều có quyền tự chủ và không bị can thiệp từ bên ngoài. Từ quan điểm này, kinh nghiệm của Iran trong việc tự chủ và phát triển một hệ thống độc lập là một mô hình đáng để Nga và Trung Quốc tham khảo.
Một thách thức lớn đối với mối quan hệ này là làm thế nào để xây dựng niềm tin và tạo ra một khuôn khổ hợp tác bền vững. Trong các chuyến thăm Iran, các chuyên gia đã nhận thấy rằng để hợp tác hiệu quả, cần thiết lập một bầu không khí tin cậy, tôn trọng nhau. Việc xây dựng niềm tin không chỉ đơn thuần là đảm bảo tài chính cho các giao dịch mà còn là sự tôn trọng văn hóa và con đường phát triển riêng của từng quốc gia. Chỉ khi có được nền tảng này, các dự án hợp tác cụ thể như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cải thiện hệ thống vận tải Bắc-Nam hay phát triển các hệ thống tài chính không chịu lệnh trừng phạt mới có thể tiến triển một cách bền vững.
Chuyên gia Sushentsov kết luận mối quan hệ giữa Nga, Iran và Trung Quốc đang đi đúng hướng, nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để vượt qua những khác biệt và xây dựng một nền tảng hợp tác lâu dài. Sự xích lại gần nhau giữa ba quốc gia này không chỉ là phản ứng trước các thách thức từ bên ngoài mà còn là một phần của xu hướng toàn cầu hóa mới, nơi các quốc gia tự chủ tìm kiếm những đối tác chiến lược để cùng nhau đối mặt với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Lãnh đạo Nga và Ấn Độ điện đàm về quan hệ song phương và vấn đề Ukraine Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 27/8 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó hai bên thảo luận việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền Nga - Ấn Độ và cuộc xung đột tại Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Trên mạng xã hội X,...