Tổng thống Nga-Thổ Nhĩ Kỳ bàn về dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 17/3 đã có cuộc điện đàm về dự án khí đốt mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh Nga đang đẩy nhanh nỗ lực xây dựng một đường ống dẫn khí đốt xuyên biển mới sang châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong cuộc gặp tại Ankara tháng 12/2014
Điện Kremlin đã đưa ra thông báo trên, nhưng không đề cập các nội dung chi tiết mà hai nhà lãnh đạo đã trao đổi.
Nga đang đặt rất nhiều hy vọng vào dự án khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi nước này hồi tháng 12/2014 đã hủy dự án Dòng chảy phương Nam trị giá 40 tỷ USD do vấp phải sự phản đối của Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Dòng chảy phương Nam là dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên Biển Đen sang Bulgaria, dự kiến có thể vận chuyển 63 tỷ m3 khí mỗi năm cho châu Âu.
Chính phủ Nga đang ấp ủ hy vọng xây dựng Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (một đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu), với công suất tương tự Dòng chảy phương Nam vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng kế hoạch này có thể sẽ không tiến triển nhanh như mong muốn của Nga, bởi Ankara không muốn phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng của Nga.
Trong khi đó, nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan ngày 17/3 đã khởi công xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới trị giá hơn 10 tỉ USD, để dẫn khí đốt từ mỏ Shah Deniz 2 của Azerbaijan tới Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu.
Sau khi hoàn tất vào năm 2018, đường ống này sẽ được kết nối với đường ống dẫn khí đốt Nam Caucasus, nối Thổ Nhĩ Kỳ với các mỏ khí đốt của Azerbaijan tại Biển Caspi qua Gruzia./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Tổng thống Poroshenko: Ukraine mua vũ khí của 11 nước EU
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua 13/3 tuyên bố nước này đã ký hợp đồng mua vũ khí, bao gồm cả vũ khí sát thương, với tổng cộng 11 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. (Ảnh: IB Times)
"Hiện chúng tôi đã có những hợp đồng vũ khí đã được ký kết, trong đó có vũ khí sát thương, với 11 nước thành viên EU. Đến tuần này, một quyết định quan trọng chúng tôi chờ đợi nửa năm nay đã thành hiện thực: Tổng thống Mỹ quyết định cung cấp vũ khí phòng vệ cho Ukraine", RIA Novosti dẫn lời ông Poroshenko hôm qua 13/3 tuyên bố trên truyền hình.
Theo nguồn tin trên, ông Poroshenko trước đây đã từng vài lần úp mở về các hợp đồng vũ khí với nhiều nước châu Âu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/3 đã tuyên bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 75 triệu USD cho Ukraine, trong đó gồm 230 xe địa hình, máy bay không người lái, radar chống pháo và các thiết bị liên lạc, do thám.
Phát ngôn viên Nhà trắng Josh Earnest trong cuộc họp báo ngày 11/3 đã nhấn mạnh Washington đã sẵn sàng giải ngân gói hỗ trợ quân sự trị giá từ 100-120 triệu USD nhằm hỗ trợ Kiev chống lại lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ukraine. Theo RT, tổng viện trợ của Wahshington dành cho Kiev năm vừa qua đạt 200 triệu USD.
Nga hiện chưa có phản ứng chính thức trước động thái trên, nhưng nước này từng nhiều lần phản đối việc Mỹ cân nhắc cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Trong nội bộ phương Tây nhiều nước châu Âu cũng chính thức bày tỏ quan ngại rằng các hợp đồng vũ khí cho Kiev có thể dẫn đến leo thang chiến sự tại khu vực miền đông Ukraine.
Đức từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo Mỹ về quyết định này và cho rằng cung cấp vũ khí cho quân chính phủ sẽ khiến cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang mạnh mẽ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RIA Novosti
Một phụ nữ Maroc bị bắt giữ vì nghi ngờ tuyển quân cho IS AFP đưa tin, ngày 7/3, một phụ nữ Maroc đã bị bắt giữ tại sân bay Barcelona vì nghi ngờ tuyển mộ các phụ nữ châu Âu và Bắc Phi tham gia nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nghi phạm Samira Yerou Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết nghi phạm trên, tên là Samira Yerou, do nhà chức trách...