Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực
Tổng thống Nga lưu ý rằng “ngày càng nhiều quốc gia kêu gọi một trật tự thế giới công bằng hơn và bày tỏ quyết tâm bảo vệ các quyền hợp pháp và các giá trị truyền thống của họ; cùng với đó các trung tâm quyền lực và phát triển kinh tế mới đang nổi lên và ngày càng mạnh mẽ hơn”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Trong bối cảnh bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, một trật tự thế giới đa cực đã chính thức xuất hiện, hãng thông tấn TASS ngày 4/7 dẫn lời phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp của Hội đồng nguyên thủ các quốc thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ( SCO) ở thủ đô Astana của Kazakhstan.
“Ngày nay, khi thế giới đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và không thể đảo ngược, vị thế chủ động của SCO trong các vấn đề quốc tế là rất cần thiết. Một thế giới đa cực đã trở thành hiện thực”, ông Putin chỉ ra.
Trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo Nga nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng cùng với BRICS, SCO là trụ cột của trật tự thế giới đang nổi lên. Hai tổ chức này đóng vai trò là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quá trình phát triển toàn cầu và các nỗ lực đảm bảo đa cực thực sự”.
Video đang HOT
Tổng thống Putin lưu ý rằng “ngày càng nhiều quốc gia kêu gọi một trật tự thế giới công bằng hơn và bày tỏ quyết tâm bảo vệ các quyền hợp pháp và các giá trị truyền thống của họ; cùng với đó, các trung tâm quyền lực và phát triển kinh tế mới đang nổi lên và ngày càng mạnh mẽ hơn”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, sáng kiến ”Về sự thống nhất toàn cầu vì một thế giới công bằng và hòa hợp” của SCO đánh dấu một bước tiến tới đa cực. “Sáng kiến này rõ ràng nhằm mục đích phát triển các biện pháp xây dựng niềm tin, đặc biệt là trong lĩnh vực ổn định và an ninh, chủ yếu là trong khu vực Á-Âu chung của chúng ta”, ông Putin giải thích.
Tổng thống Nga kết luận: “Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia”.
Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO
Ngày 4/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng an ninh của các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vẫn là ưu tiên hàng đầu của tổ chức này, do đó cơ quan chống khủng bố khu vực của SCO sẽ được chuyển đổi để hoàn thành nhiệm vụ trên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2, phải, hàng trước) và các đại biểu chụp ảnh chung tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana, Kazakhstan, ngày 4/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Nhà lãnh đạo Nga đã phát biểu như vậy tại Hội nghị lần thứ 24 của của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan. Theo Tổng thống Putin, cơ cấu chống khủng bố khu vực của SCO sẽ được chuyển đổi thành một trung tâm toàn cầu nhằm ứng phó với hàng loạt mối đe dọa an ninh. Ngoài ra, cuộc chiến chống chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan ở các nước thành viên SCO cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhờ chương trình hợp tác trong lĩnh vực này, vốn được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Kazakhstan.
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng thảo luận sáng kiến xây dựng một hệ thống an ninh Á - Âu mới do Tổng thống Putin đề xuất. Theo tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Tổng thống Putin đề xuất xây dựng một hệ thống an ninh tại Á - Âu không có các lực lượng ở bên ngoài khu vực, các cơ chế, thể chế và thoả thuận phục vụ cho mục tiêu chung "ổn định và phát triển" sẽ do các quốc gia thành viên và các cơ quan khu vực của SCO tự quyết.
Ông Putin cũng nói rằng trật tự thế giới đang thay đổi nhanh chóng theo xu hướng đa cực và đó là điều không thể đảo ngược, trong đó SCO và Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đóng vai trò là động lực mạnh mẽ của quá trình phát triển toàn cầu cũng như thiết lập nên trật tự thế giới nói trên.
Đánh giá về tình hình thế giới hiện nay, khi phát biểu tại hội nghị trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh các mối quan hệ quốc tế đang đứng trước những thay đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong vòng một thập kỷ qua.
Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng việc Belarus trở thành thành viên chính thức thứ 10 của tổ chức này sẽ củng cố vững chắc hơn nữa nền tảng hợp tác và phát triển của SCO, qua đó, nâng cao hơn nữa vai trò của SCO trên thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi các nước thành viên SCO đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết những khó khăn trong quá trình hợp tác thông qua thảo luận tìm kiếm điểm chung, đảm bảo tiến trình phát triển của các nước thành viên cũng như của cả tổ chức. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi các nước thành viên cùng nhau thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ, đồng thời duy trì sự vận hành ổn định của các chuỗi cung ứng và công nghiệp.
Trong khi đó, phát biểu với báo chí trong khuôn khổ hội nghị, quyền Tổng thống Iran Mohammad Mokhber đề nghị thành lập một ngân hàng chung cho SCO để tăng cường hợp tác tài chính và kinh tế giữa các nước thành viên.
Sau cuộc họp nói trên, lãnh đạo các nước thành viên SCO đã ra Tuyên bố Astana, trong đó nhấn mạnh những rủi ro và thách thức an ninh hiện tại có tính chất toàn cầu, do đó chỉ có thể giải quyết thông qua việc xây dựng một thế giới đa cực, cải thiện quản trị kinh tế toàn cầu và các nỗ lực phối hợp giải quyết các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Những ưu tiên của Nga trên cương vị Chủ tịch luân phiên BRICS Theo kênh RT (Nga) ngày 2/1, Nga đã đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên một năm của BRICS sau khi khối này mở rộng đột phá vào năm 2023. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy hợp tác trong khối. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti Trong một tuyên bố do...