Tổng thống Nga tặng nhẫn vàng cho 8 lãnh đạo các nước đồng minh
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng 8 chiếc nhẫn vàng cho lãnh đạo các quốc gia đồng minh thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập ( CIS).
Nhà lãnh đạo Nga và các nguyên thủ quốc gia của Cộng đồng các quốc gia độc lập ở Saint Petersburg. Ảnh: AFP
Theo tờ Straits Times, tại hội nghị thượng đỉnh các quốc gia CIS diễn ra ở Saint Petersburg trong hai ngày 26-27/12, nhà lãnh đạo của 8 quốc gia thuộc tổ chức này đã được Tổng thống Putin tặng nhẫn vàng có biểu tượng của tổ chức và khắc dòng chữ “Nga” và “Chúc mừng năm mới 2023″. Ông Putin cũng giữ chiếc nhẫn thứ chín cho mình.
Trong số các nhà lãnh đạo, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đeo ngay món quà này tại hội nghị.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo khác được ông Putin tặng nhẫn vàng gồm Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Zhaparov, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov, Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Theo giới chuyên gia, động thái tặng nhẫn của Tổng thống Putin là hành động có chủ ý. Nhà nghiên cứu chính trị Ekaterina Schulmann, Phó giáo sư Trường Khoa học Kinh tế và Xã hội Moskva, cho rằng món quà này thể hiện quyền lực và tầm ảnh hưởng của ông Putin với lãnh đạo các quốc gia thuộc CIS.
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng không cần suy diễn quá nhiều về ý nghĩa của những món quà này. “Đó chỉ là một món quà lưu niệm nhân dịp năm mới, không có gì đặc biệt cả”, ông Peskov nói.
Nga vạch kế hoạch hợp lực với nước đồng minh chủ chốt
Một nhà ngoại giao cao cấp của Nga giải thích rằng nhóm quân sự Nga - Belarus được thành lập để ngăn chặn một cuộc xâm lược tiềm tàng.
Các binh sĩ Nga và Belarus tham gia tập trận chung tại thao trường Brestsky. Ảnh: Sputnik
Ngày 24/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết lực lượng quân sự chung Nga - Belarus sẽ chỉ thực hiện vai trò phòng thủ. Nhà ngoại giao này cũng bác bỏ mọi suy đoán rằng lực lượng đó có thể được triển khai trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Phát biểu với hãng thông tấn RIA Novosti, Thứ trưởng Galuzin lưu ý rằng nhiệm vụ của nhóm quân sự chung giữa hai nước đồng minh này là chống lại kẻ có ý định xâm lược, nếu lãnh thổ của Belarus bị xâm chiếm.
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng theo học thuyết quân sự của Nhà nước Liên minh Nga và Belarus, nếu một quốc gia thành viên bị tấn công, động thái đó sẽ bị đánh giá là một cuộc xâm lược chống lại toàn bộ liên minh. Các biện pháp đáp trả trong trường hợp này tùy thuộc vào quyết định của giới lãnh đạo chính trị và quân sự của hai quốc gia.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko lần đầu công bố khái niệm thành lập lực lượng chung với Nga hồi đầu tháng 10, với lý do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng hoạt động quân sự tại biên giới nước này.
Lực lượng này có thể gồm khoảng 9.000 quân Nga, và quân nhân Belarus chiếm phần lớn lực lượng với khoảng 70.000 người. Đầu tháng 12, Tổng thống Belarus nói rằng quân đội hai nước đang trải qua quá trình huấn luyện như thể "một lực lượng duy nhất, một đội quân duy nhất".
Phía Minsk cũng đã nhiều lần cáo buộc nước láng giềng Ukraine có ý định khiêu khích và lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công vào Belarus. Đây là điều mà Kiev đã kịch liệt phủ nhận.
Đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus Lukashenko tại Minsk, sau đó đưa ra tuyên bố rằng hai quốc gia đồng minh này sẽ tiếp tục các cuộc tập trận chung để tăng cường khả năng sẵn sàng của quân đội. Đây là một chuyến thăm nước ngoài hiếm hoi của người đứng đầu Điện Kremlin. Chuyến thăm làm dấy lên lo ngại rằng ông Putin đang tìm cách lôi kéo Belarus tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Putin khẳng định rằng Nga hoàn toàn không có kế hoạch hay lợi ích nào trong cáo buộc "nuốt chửng" Belarus như phương Tây lên án. Ông đồng thời nói thêm rằng Moskva chỉ có ý định thúc đẩy hội nhập kinh tế với Minsk.
Belarus là một đồng minh thân cận của Nga và đã cho phép Moskva sử dụng lãnh thổ của mình trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những tuần gần đây, Belarus đã công bố một loạt hoạt động quân sự, trong đó có hoạt động kiểm tra khả năng sẵn sàng và đợt triển khai quân đội Nga tới nước này. Các cuộc diễn tập đã khiến các quan chức Ukraine cho rằng Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công vào Ukraine thông qua lãnh thổ Belarus.
Ngày 22/12, Tổng thống Belarus cho biết các cuộc tập trận gần đây không nhằm vào Ukraine, đồng thời bác bỏ các thuyết âm mưu liên quan động thái triển khai lực lượng vũ trang Belarus tại biên giới.
Tổng thống Putin 'dội gáo nước lạnh' lên những lời ca ngợi hệ thống Patriot của Mỹ Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả hệ thống phòng không Patriot mà Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine là vũ khí lỗi thời mà Nga sẽ có thể chống lại. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Ảnh: AP Theo tờ Kyiv Independent, ông Putin nói với các nhà báo: "Patriot là một hệ thống khá lỗi...