Tổng thống Nga Putin: Tôi đồng ý với “Tuyên bố Hà Nội
Tổng thống Putin nói: “Tôi đồng ý với ý tưởng chủ đạo được nêu ra trong ‘ Tuyên bố Hà Nội’ – đó là các nước cần hợp tác hài hòa để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác trong hàng loạt các vấn đề chính trị và kinh tế”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh TTXVN
Theo TTXVN, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15 được tổ chức vào ngày 14/11 theo hình thức trực tuyến, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao vai trò của EAS đối với các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời bày tỏ nhất trí với nội dung chủ đạo của “Tuyên bố Hà Nội”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, Hội nghị Cấp cao Đông Á đã cho thấy đây là một diễn đàn uy tín để thảo luận các vấn đề cấp bách có liên quan trực tiếp đến toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như là nơi cùng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề quốc tế cấp bách nhất.
Tổng thống Putin khẳng định “Tuyên bố Hà Nội” cũng là vì mục tiêu này.
Tổng thống Putin nói: “Tôi đồng ý với ý tưởng chủ đạo được nêu ra trong ‘Tuyên bố Hà Nội’ – đó là các nước cần hợp tác hài hòa để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác trong hàng loạt các vấn đề chính trị và kinh tế. Đồng thời, điều quan trọng là phải hành động trên các nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, tính đến lợi ích của nhau và bảo đảm một nền an ninh bình đẳng và không bị chia cắt”.
Cũng trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo Nga bày tỏ ủng hộ việc hình thành bầu không khí hợp tác mang tính xây dựng và tăng cường sự ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả trong lĩnh vực quân sự – chính trị, nơi các nguy cơ và mối đe dọa đã gia tăng đáng kể.
Tổng thống Putin cho rằng tương lai của khu vực châu Á – Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự đoàn kết của các nước trước những thách thức và mối đe dọa đang nổi lên, vào thiện chí hợp tác vì sự phát triển chung và bền vững và Nga sẵn sàng đóng góp vào công việc chung đó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Ảnh VGP/Quang Hiếu
Video đang HOT
Như đã đưa, tối 14/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trực tuyến, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, các nước tham gia EAS (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ) và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và tầm vóc của EAS. Với ASEAN ở vị trí trung tâm, lấy đối thoại, hợp tác làm phương châm, sau 15 năm, EAS là diễn đàn chiến lược hàng đầu khu vực, là nơi các nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, với 4,6 tỷ dân, tổng GDP hơn 51,6 ngàn tỷ USD, EAS đã tạo ra khuôn khổ phù hợp cho các nước chia sẻ các quan tâm chung, đối thoại về mọi vấn đề và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, EAS cũng góp phần xây dựng cách tiếp cận chung về các vấn đề đang nổi lên, đó là thượng tôn pháp luật, đối thoại chân thành, hợp tác thực chất vì hòa bình và ổn định lâu dài, thịnh vượng bền vững trong khu vực.
Các nước đều phát biểu đánh giá cao Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và EAS lần thứ 15, đã thành công trong điều phối các nỗ lực chung, vừa tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh, vừa ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19. Các nước cũng đánh giá cao các sáng kiến của ASEAN về tăng cường hợp tác ứng phó dịch COVID-19, nhất là Quỹ ứng phó COVID-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khu vực. Một số đối tác đề cập đến những hỗ trợ cụ thể của mình cho ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tổng thể.
Các nước nhất trí cần nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng, sẵn sàng ứng phó với các thách thức y tế tương lai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Đồng thời cũng cần hợp tác nghiên cứu và sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19 an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý. Các nước đề cao chia sẻ, ứng dụng công nghệ mới chống đại dịch thành công và phục hồi bền vững.
Phát huy những thành tựu đạt được trong 15 năm, lãnh đạo các nước EAS nhất trí phối hợp xây dựng định hướng cho EAS phát triển, đóng góp cho đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng và ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Lãnh đạo các nước dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế. Các nước nhấn mạnh nhu cầu bảo đảm môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh. Trên cơ sở đó, các nước nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, đồng thời kêu gọi kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các khác biệt, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ươc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. Các nước ghi nhận nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đánh giá của lãnh đạo các nước về tầm quan trọng trong xây dựng văn hóa đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực. Thủ tướng nhấn mạnh trong môi trường thế giới chuyển biến nhanh và phức tạp hiện nay, EAS cần phát huy vai trò của mình là diễn đàn hàng đầu trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác tạo dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, biến thách thức thành cơ hội, hóa giải khó khăn, chuyển đối đầu thành hợp tác, từ đó đóng góp định hình cấu trúc đa phương quốc tế hiệu quả có khả năng ứng phó hữu hiệu với các thách thức của khu vực và toàn cầu.
Nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của biển và đại dương với không gian phát triển của các quốc gia, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy hơn nữa hợp tác biển, lĩnh vực ưu tiên của EAS thông qua sử dụng bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, ngăn ngừa ô nhiễm và rác thải biển, dự phòng và ứng phó thiên tai cũng như kết nối biển.
Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông đề cập trong các Tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN 36 (tháng 6/2020) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 (tháng 9/2020). Thủ tướng nhấn mạnh mọi hành vi trên biển của các quốc gia cần phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, khuôn khổ xác định các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của các bên.
Kết thúc hội nghị, Lãnh đạo các nước thông qua các văn kiện gồm: Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 15 năm thành lập EAS, Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Hợp tác biển bền vững; Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Hợp tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực ổn định; Tuyên bố của các Lãnh đạo EAS về Tăng cường năng lực chung của khu vực ngăn ngừa và ứng phó dịch bệnh; và Tuyên bố của Lãnh đạo EAS về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh./.
Thế giới tuần qua: ASEAN thông qua nhiều sáng kiến quan trọng; nước Mỹ vẫn bế tắc sau bầu cử
Hội nghị cấp cao Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan thành công tốt đẹp cùng với những diễn biến rằng co sau bầu cử Tổng thống Mỹ là hai sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
ASEAN và các đối tác thảo luận nhiều sáng kiến quan trọng
Từ ngày 12-15/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức bằng hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Diễn ra trong bối đại dịch COVID-19 gây ra hệ quả nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của các nước cùng với diễn biến phức tạp của môi trường chiến lược khu vực và toàn cầu, Hội nghị là dịp để Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cam kết, quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm duy trì hợp tác, liên kết khu vực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, củng cố vai trò trung tâm, vị thế của ASEAN cũng như định hướng phát triển phù hợp cho ASEAN trong một thế giới đang chuyển động nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định.
Tại Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN đã rà soát tổng thể tình hình hợp tác ASEAN, nhất trí thông qua Đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025, ra Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, tiến hành rà soát triển khai Hiến chương ASEAN, gắn kết phát triển tiểu vùng với tiến trình phát triển chung của ASEAN và triển khai các sáng kiến nâng cao hình ảnh, bản sắc ASEAN trong khu vực.
Để phục hồi kinh tế trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Lãnh đạo các nước đã thông qua Khung phục hồi tổng thể của ASEAN cùng Kế hoạch triển khai, Tuyên bố ASEAN về Khung Thỏa thuận Hành lang đi lại ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, chính thức công bố lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực và thúc đẩy vận hành Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 để hỗ trợ hiệu quả các nhu cầu chống dịch của khu vực, nhất trí kế hoạch lập Trung tâm khu vực ASEAN về Ứng phó dịch bệnh và các tình huống y tế khẩn cấp.
Đáng chú ý, tại Hội nghị lần này, lãnh đạo 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tiến đến sớm ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định, đóng góp vào củng cố và cải tiến hệ thống thương mại đa phương công bằng, dựa trên luật lệ.
Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan có đóng góp quan trọng của Việt Nam trên cương vị nước Chủ tịch. Lãnh đạo các nước đặc biệt đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong điều phối, dẫn dắt ASEAN giữ vững đà hợp tác, xây dựng trên ba trụ cột Cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác ứng phó và khắc phục hậu quả của dịch bệnh.
Đánh giá Việt Nam làm tốt công tác tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, hội nghị lần này rất sáng tạo, mang đến tinh thần hợp tác, đoàn kết, thể hiện sự giàu có trong bản sắc văn hóa của các nước thành viên ASEAN. Cũng theo bà Caitlin Wiesen, không chỉ với Hội nghị lần này, Việt Nam đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Nước Mỹ chưa thoát khỏi tranh cãi, bế tắc sau bầu cử
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ông Joe Biden - người được truyền thông Mỹ công nhận là người thắng cử. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 13/11 (theo giờ địa phương), 50 tiểu bang của Mỹ cơ bản đã hoàn tất quá trình kiểm phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Theo kết quả mới nhất, ông Trump giành thêm chiến thắng tại bang Bắc Carolina để có thêm 15 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, tại bang dao động Georgia với 16 phiếu đại cử tri, chiến thắng lại được trao cho ông Joe Biden sau khi có hơn 99% số phiếu được kiểm và ông Trump hầu như không có cơ hội lật ngược tình thế.
Với kết quả này, các phương tiện truyền thông dự báo ông Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, với tổng cộng 306 phiếu đại cử tri, trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chỉ có 232 phiếu đại cử tri.
Nhưng trên thực tế, tranh chấp giữa hai bên vẫn diễn ra quyết liệt. Tới ngày 13/11, Tổng thống Trump chưa thừa nhận thất bại, khẳng định cuộc bầu cử năm nay có gian lận và quyết tâm theo đuổi cuộc chiến pháp lý tại một số tiểu bang. Chính quyền đương nhiệm không hề có dấu hiệu nhận thua cử, thậm chí nhiều quan chức cấp cao còn khẳng định ông Trump sẽ tiếp tục có thêm một nhiệm kỳ nữa.
Cố vấn Thương mại Peter Navarro ngày 13/11 khẳng định, các thành viên chính phủ Nhà Trắng đang chuẩn bị để hướng tới nhiệm kỳ hai của ông Trump tại Nhà Trắng. Trước đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định nước Mỹ sẽ "có cuộc chuyển giao suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai".
Về phần mình, ông Biden đã có những bước đi đầu tiên để đảm nhận vai trò Tổng thống thứ 46 của mỹ. Ông đã chỉ định Ron Klain là Chánh văn phòng Nhà Trắng khi được chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Ông Klain từng là chánh văn phòng của ông Biden khi ông còn là Phó Tổng thống Mỹ. Đây là quyết định quan trọng, bởi Chánh Văn phòng Nhà Trắng là chức vụ thường được kiện toàn đầu tiên, giúp tổng thống đắc cử hoàn thiện guồng máy điều hành công việc trong quá trình chuyển tiếp.
Tuy nhiên, với việc ông Trump chưa có bất kỳ liên hệ gì với đội tranh cử của ông Biden, tiến trình chuyển giao quyền lực được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Do ông Trump chưa chấp nhận thua cuộc, bà Emily Murphy, người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) trong chính phủ không thể công bố kết luận chính thức xác nhận ông Biden là người thắng cử. Không có được xác nhận này, đội tranh cử của ông Biden không thể tiếp cận các cơ quan liên bang và nguồn ngân sách chi cho việc chuyển giao.
Tính đến thời điểm hiện tại, những cáo buộc gian lận bầu cử mà cùng tiến trình khởi kiện pháp lý mà ông Trump đưa ra chưa thu được nhiều kết quả. Các quan chức thuộc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) đã khẳng định cuộc tổng tuyển cử năm 2020 là sự kiện bầu cử được đảm bảo nhất lịch sử nước này. Ngày 13/11, hai ủy ban cố vấn về bầu cử thuộc Bộ An ninh Nội địa (DHS) cũng tuyên bố không phát hiện bằng chứng hệ thống bỏ phiếu bị can thiệp.
Các vụ kiện do nhóm tranh cử của Tổng thống Trump tiến hành tại bang Arizona, Georgia, Michigan và Nevada cũng đều thất bại. Chiến thắng pháp lý duy nhất coi là lớn đối với Tổng thống Trump là việc một tòa án ở bang Pennsylvania ngày 12/11 đã đưa ra phán quyết, theo đó yêu cầu bang có thể không kiểm các phiếu bầu không được cử tri xác nhận danh tính trước ngày 9/11. Tuy nhiên, các đơn kiện không làm thay đổi kết quả chung cuộc tại Pennsylvania.
ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ, ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực cho duy trì hòa bình, ổn định an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Đồng thời, ASEAN mong Mỹ ủng hộ các nỗ lực đề cao luật pháp quốc tế, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, thực hiện...