Tổng thống Nga Putin phản đối nhiệm kỳ tổng thống vô hạn
Theo nhà lãnh đạo Nga, không nên trở lại với thực tiễn dành nhiệm kỳ vô hạn cho quyền lực nguyên thủ quốc gia.
Báo chí Nga cho hay, trong cuộc giao lưu tại thành phố Saint-Peterburg với các cựu chiến binh của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
Theo nhà lãnh đạo Nga, không nên trở lại với thực tiễn dành nhiệm kỳ vô hạn cho quyền lực nguyên thủ quốc gia.
Video đang HOT
Một cựu chiến binh Nga đã nêu đề nghị với Tổng thống Putin. Báo Sputnik cho hay, vị cựu binh nói trên đã yêu cầu ông Putin giải quyết một số vấn đề gắn với Hiến pháp, trong đó có việc sửa đổi hoặc cải thiện một trong những điều khoản để quyền lực của Tổng thống không còn bị giới hạn trong một nhiệm kỳ cụ thể.
“Để rồi sau đó nhân dân sẽ quyết định cho tiếp tục công việc của Tổng thống hay là miễn nhiệm, sau khi cảm tạ về những gì nhà lãnh đạo này đã làm”, – vị cựu chiến binh nói và thêm rằng Tổng thống Putin đã củng cố được nền quốc phòng, bây giờ có thể rảnh tay giải quyết những nhiệm vụ khác.
“Còn về thời hạn nắm quyền, tôi hiểu rằng điều đó gắn với mối lo lắng quan tâm của nhiều người trong chúng ta về sự bình ổn của xã hội, sự bình ổn của Nhà nước: cả ổn định bên ngoài và bên trong”, – ông Putin đáp lại.
“Đồng thời, sẽ rất đáng báo động nếu quay trở lại tình huống giữa những năm 80, khi các vị lãnh đạo Nhà nước, hết người này đến người khác cứ nắm quyền cho đến ngày cuối cùng và khi rời bỏ chức vụ vẫn không đảm bảo được những điều kiện cần thiết cho việc chuyển giao quyền lực. Vì thế, xin cảm ơn quý vị, nhưng tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là không quay lại với tình hình đã diễn ra hồi giữa những năm 80″, – Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh.
Theo baogiaothong.vn
Tổng thống Putin, Thủ tướng Merkel cam kết hoàn thành Dòng chảy Phương Bắc 2
Nhà lãnh đạo Nga và Đức vừa xác nhận tiếp tục hỗ trợ dự án đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2.
Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm hôm 29/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cam kết tiếp tục nỗ lực sớm hoàn thành dự án tuyến Dòng chảy Phương Bắc 2 bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa có cuộc điện đàm hôm 29/12.
Cũng trong cuộc điện đàm này, hai nhà lãnh đạo Nga và Đức hoan nghênh việc Mowcow và Kiev ký kết hợp đồng vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.
"Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel đã thảo luận về việc hợp tác trong lĩnh vực khí đốt. Hai nhà lãnh đạo nhắc lại cam kết tiếp tục hỗ trợ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2. Hai bên cũng lưu ý bước tiến mới vừa đạt được sau các cuộc đàm phán về việc vận chuyển khí đốt từ qua Ukraine từ ngày 1/1/2020", Điện Kremlin cho biết.
Theo thông báo của Điện Kremlin, cuộc điện đàm này được thực hiện theo yêu cầu từ phía Berlin.
Trước đó, hôm 21/12, Công ty Allseas của Thụy Sĩ, đơn vị phụ trách đặt các đường ống dẫn khí đốt của dự án Dòng chảy phương Bắc đã tuyên bố tạm dừng công việc do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/12 đã ký luật về ngân sách quân sự cho năm tới, trong đó ngoài các mục khác, có phần về biện pháp trừng phạt chống dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Đối với các công ty liên quan đến công trình này, Washington tuyên bố sẽ thu giữ tài sản ở Mỹ, đóng băng khoản có tài chính trong các ngân hàng Mỹ và hủy thị thực của các nhân viên.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 27/12 cho biết, tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2020 bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo Bộ trưởng Novak, công ty AG - nhà điều hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2, hoàn toàn có thể tự hoàn thành đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức nếu nhà thầu Thụy Sĩ - Allseas, không thể hoàn thành công việc do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong khi đó, Nga và Ukraine vừa ký nghị định thư về hợp tác khí đốt kéo dài 5 năm hôm 20/12. Theo thỏa thuận mới giữa Nga và Ukraine, khối lượng trung chuyển tối thiểu ở mức 65 tỷ mét khối khí đốt trong năm 2020 và 40 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2024. Sau thời hạn này, hợp đồng có thể sẽ được gia hạn tới 10 năm.
Theo kinhtedothi.vn
Ông Yeltsin đề nghị gì khi chọn ông Putin làm người kế nhiệm? Ngày 31/12/1999, Tổng thống đầu tiên của nước Nga Boris Yeltsin tuyên bố từ chức và chỉ định Vladimir Putin làm quyền Tổng thống. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, cựu cố vấn Tổng thống Valentin Yumashev tiết lộ rằng, khi từ chức năm 1999, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã đề nghị một điều duy nhất khi lựa chọn Vladimir Putin...