Tổng thống Nga Putin nêu ‘nguyên nhân chính’ của xung đột tại Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ ra rằng cuộc xung đột ở Ukraine bắt nguồn từ ‘tham vọng’ của phương Tây nhằm kiểm soát Ukraine và biến nước này ‘con bài mặc cả’ để theo đuổi tham vọng địa chính trị của mình.
RT đưa tin, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Mông Cổ Onoodor trước thềm chuyến thăm tới quốc gia Đông Á vào ngày 2/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Ukraine thực tế đã trở thành một con bài mặc cả mà phương Tây sử dụng để đạt được tham vọng địa chính trị của mình”.
Ông Putin chỉ ra rằng: “Lý do chính dẫn đến tình hình bi thảm hiện nay ở Ukraine là chính sách chống Nga có chủ đích do phương Tây – dẫn đầu là Mỹ theo đuổi”.
“Trong nhiều thập kỷ, họ đã tìm cách kiểm soát hoàn toàn Ukraine. Họ tài trợ cho các tổ chức dân tộc chủ nghĩa và chống Nga ở đó; họ liên tục làm việc để thuyết phục Ukraine rằng Nga là kẻ thù truyền kiếp và là mối đe dọa chính đối với sự tồn tại của Ukraine,” Tổng thống Putin tuyên bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Nhà lãnh đạo Nga nhắc đến cuộc đảo chính vũ trang vào năm 2014 ở Ukraine, cáo buộc rằng sự kiện này được Mỹ và các đồng minh dàn dựng và được “các nhóm tân phát xít cực đoan” ở Ukraine thúc đẩy.
Video đang HOT
Điện Kremlin đã từng liệt kê việc “phi phát xít hóa” Ukraine là một trong những mục tiêu chính của hoạt động quân sự hiện tại. “Sự căm ghét mọi thứ của Nga đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của Ukraine. Việc sử dụng tiếng Nga ngày càng bị hạn chế và Chính thống giáo chính thống đã phải chịu sự đàn áp, giờ đây đã đến mức bị cấm trực tiếp,” ông Putin nói.
Chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine là kết quả tất yếu của “chiến lược phá hoại của phương Tây đối với Ukraine”. “Giới tinh hoa phương Tây tiếp tục cung cấp hỗ trợ chính trị, tài chính và quân sự quy mô lớn cho Ukraine, coi đó là vũ khí chống lại Nga. Chúng tôi nhận thức được điều đó và sẽ tiếp tục đấu tranh để đạt được tất cả các nhiệm vụ của hoạt động quân sự đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh cho Nga và công dân Nga,” Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Ukraine chưa bình luận về các phát biểu của Tổng thống Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ đến thăm Mông Cổ vào ngày 2/9 để tham dự các sự kiện kỷ niệm 85 năm trận chiến lịch sử tại sông Khalkhin Gol giữa Hồng quân Liên Xô và các quân đồng minh Mông Cổ trước phát xít Nhật trong Thế chiến II. Ông Putin sẽ có các cuộc họp với Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh cùng quan chức cấp cao Mông Cổ.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Putin đến một quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) kể từ khi cơ quan này phát lệnh bắt giữ ông và Ủy viên Tổng thống về Quyền Trẻ em tại Nga Lvova-Belova, với cáo buộc có liên quan đến việc “trục xuất bất hợp pháp” trẻ em Ukraine từ các khu vực của Ukraine sang Nga.
Theo lý thuyết, ICC yêu cầu 123 thành viên, trong đó có Mông Cổ, cần bắt giữ Tổng thống Nga và giao nộp ông đến Den Haag để xét xử nếu nhà lãnh đạo này đặt chân lên lãnh thổ của các nước này. Tuy nhiên, việc thực thi hay không tùy thuộc vào mỗi quốc gia với những lý do khác nhau.
Tuy nhiên, Moscow cho biết họ không lo ngại về lệnh của ICC. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng tất cả các vấn đề có thể liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin đã được “giải quyết riêng” trước.
Vào tháng trước, Mexico – quốc gia thành viên ICC, đã gửi lời mời tham dự lễ nhậm chức của bà Claudia Sheinbaum đến Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 10 tới. Chính phủ Mexico khẳng định không thể bắt giữ ông Putin nếu nhà lãnh đạo này đến Mexico. Nga hiện chưa phản hồi lời mời này.
Năm ngoái, quốc gia thành viên khác của ICC là Nam Phi cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi đối mặt với khả năng Tổng thống Nga Putin tới dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Sau đó, Nga đã cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov tới dự hội nghị thay ông Putin.
Lý do dự án đường ống dẫn khí đốt "Power of Siberia 2" bị trì hoãn
Trung Quốc dường như đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Nga và đa dạng hóa nguồn cung từ Turkmenistan, khi nước này đã trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho Bắc Kinh tính đến năm 2024.
Trung Quốc có thể chuyển hướng sang Turkmenistan để tìm nguồn cung cấp bổ sung. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo mạng tin Eurasianet.org ngày 1/9, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, dù là đối tác trong nhiều lĩnh vực, lại không hẳn mặn mà khi bàn đến năng lượng, và điều này đang tạo cơ hội cho Turkmenistan nổi lên như một bên hưởng lợi chính.
Trong bối cảnh chiến lược năng lượng đầy biến động, Trung Quốc có thể đang cân nhắc chuyển hướng sang Turkmenistan để tìm nguồn cung cấp khí đốt bổ sung, nguy cơ ảnh hưởng đến kế hoạch hợp tác khí đốt giữa Bắc Kinh và Moskva.
Chỉ vài tháng trước, Nga và Trung Quốc đã tiến gần đến việc ký kết một thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới mang tên "Power of Siberia 2", kết nối hai nước qua lãnh thổ Mông Cổ. Đường ống này dự kiến vận chuyển tới 50 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ phía Tây Siberia đến Trung Quốc, mang lại nguồn thu rất cần thiết cho Nga, đặc biệt trong bối cảnh Mosckva đang gánh chịu chi phí khổng lồ cho cuộc chiến tại Ukraine.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy dự án này có thể không diễn ra như kế hoạch. Một quyết định mới đây của chính phủ Mông Cổ không đưa khoản tài trợ cho việc xây dựng đường ống vào kế hoạch kinh tế 5 năm của nước này đã dấy lên những nghi ngờ rằng Trung Quốc đang xem xét lại cam kết với "Power of Siberia 2".
Sự trì hoãn của dự án đường ống "Power of Siberia 2" là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không hoàn toàn "không có giới hạn" như tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mặc dù Trung Quốc đã và đang là một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Nga, giúp Moskva vượt qua các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt, Bắc Kinh dường như vẫn có những giới hạn riêng trong hợp tác với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với Turkmenistan. Các hoạt động đào tạo sinh viên Turkmenistan tại các trường đại học dầu khí hàng đầu của Trung Quốc, như Đại học Dầu khí Bắc Kinh, là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng thắt chặt.
Ngoài ra, theo chuyên gia khu vực Alexey Chigadayev, việc xây dựng một đường ống mới kết nối Trung Quốc và Turkmenistan sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược hơn cho Bắc Kinh so với việc hợp tác với Nga. Trung Quốc sẽ có mức độ kiểm soát lớn hơn đối với đường ống này trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành. Hơn nữa, việc đàm phán với giới lãnh đạo Turkmenistan cũng dễ dàng hơn nhiều, bởi nền kinh tế nhỏ và đơn giản hơn.
Tính đến năm 2024, Turkmenistan đã vượt qua Nga trong việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, xét về doanh thu. Theo báo cáo từ Spot.uz, Turkmenistan đã trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2024, với kim ngạch xuất khẩu lên tới 5,67 tỷ USD. Trong khi đó, Nga đứng ở vị trí thứ hai với doanh số 4,69 tỷ USD, và Kazakhstan đứng thứ ba với hơn 730 triệu USD. Con số này cho thấy rõ ràng rằng Trung Quốc đang ngày càng dựa vào Turkmenistan để đáp ứng nhu cầu khí đốt ngày càng tăng của mình.
Sự thay đổi trong chiến lược năng lượng của Trung Quốc có thể xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào Nga. Việc hợp tác với Turkmenistan cho phép Trung Quốc có thêm sự lựa chọn trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đầy biến động. Đồng thời, điều này cũng thể hiện tính toán của Bắc Kinh trong việc duy trì sự cân bằng và linh hoạt trong chính sách năng lượng, khi vừa hợp tác với Nga vừa không ngần ngại tìm kiếm các đối tác khác để đảm bảo an ninh năng lượng.
Như vậy, những trục trặc trong thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Trung Quốc đã mở ra cánh cửa cho Turkmenistan, cho thấy một cuộc cạnh tranh năng lượng đầy phức tạp và chiến lược giữa các quốc gia trong khu vực. Trong khi Nga đang gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế của mình, Trung Quốc lại đang tận dụng cơ hội để mở rộng quan hệ với các nước cung cấp khác, đặc biệt là Turkmenistan, để đảm bảo nguồn cung năng lượng đa dạng hơn.
Điện Kremlin khẳng định CEO Telegram chưa từng gặp Tổng thống Putin Hôm 30/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa từng gặp nhà sáng lập Telegram Pavel Durov. Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tại Moskva ngày 25/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN "Không, theo như tôi biết, họ chưa bao giờ gặp nhau", đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Peskov trả lời các phóng viên. Vị...