Tổng thông Nga Putin được bảo vệ như thế nào khi ở Australia
Các nhà khoa học thử đồ ăn trước khi chuyển cho Tổng thống, đặc vụ ngầm ẩn nấp, những tay súng bắn tỉa mật phục và luôn có 5 bảo vệ an ninh luôn sẵn sàng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn nghỉ lại tại khách sạn Hilton trong thời gian dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tổ chức ở thành phố Brisbane, Australia trong hai ngày 15 và 16/11. Trang tin News.com.au dẫn lời đội ngũ nhân viên khách sạn cho biết các biện pháp an ninh lúc đó cực kỳ khắc nghiệt và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi bước đi của Tổng thống Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
Một nam nhân viên giấu tên, sau khi trải qua hai ngày cuối tuần mệt mỏi, nói đó là khoảng thời gian “khá dữ dội nhưng rất thú vị” và đưa các biện pháp an ninh khách sạn lên “một tầm cao mới”.
“Chúng tôi đều dành nhiều nỗ lực cho tất cả khách. Tuy nhiên, khi đón một vị khách nổi tiếng, như ca sĩ hoặc tay đua xe, thì sẽ có thêm việc phải làm bởi họ đưa ra rất nhiều yêu cầu”, nhân viên này nói. “Để chăm sóc những vị khách này, bạn cần phải nâng tầm công việc của mình lên rất nhiều”.
Khách sạn Hilton còn là nơi nghỉ lại của các phái đoàn từ Mexico và Mauritania. Tuy nhiên, phái đoàn Nga thu hút nhiều sự chú ý nhất do họ nhận đến ba phần tư số phòng và có nhiều người đến mức một số nhân viên phải chung phòng.
“Vấn đề là ở số lượng người. Đưa 319 người vào một khách sạn trong một ngày, rồi một ngày sau đó lại phục vụ cho họ rời đi”, người phục vụ nói. “Các tuyến đường bị cấm không giúp mọi chuyện dễ dàng hơn”.
Dịch vụ trong khách sạn Hilton được duy trì 24 giờ một ngày. Nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ đồ ăn cho Tổng thống Putin cùng đoàn tùy tùng của ông.
“Chúng tôi chuẩn bị đồ ăn trong bếp và rồi mang tới phục vụ Tổng thống Putin tại nhà hàng hoặc bất kỳ nơi nào ông ấy đang dùng bữa. Sẽ có người kiểm tra trước để đảm bảo đồ ăn không bị bỏ độc hay có vấn đề gì. Sau đó, đồ ăn được dọn ra đĩa, phục vụ vị Tổng thống”, người này mô tả lại.
Mỗi quốc gia đều mang theo đội ngũ an ninh của riêng mình, với cảnh sát ở lại trong khách sạn và “lực lượng ngầm ở đâu đó bên ngoài”.
“Tất cả các quốc gia đều có đội an ninh riêng và họ không muốn chúng tôi dính vào”, nam nhân viên kể lại. “Tổng thống Putin thường có 4 hoặc 5 người đi kèm hoặc luôn có một người ở cùng ông”.
Dù có nhiều suy đoán rằng Tổng thống Putin phải rời Hội nghị thượng đỉnh G20 sớm vì sức ép quốc tế, đội ngũ nhân viên khách sạn lại cho rằng việc rời đi vào giữa chiều 16/11 đã nằm trong chương trình công tác từ trước. “Chúng tôi không được nói rõ về thời gian chính xác, nhưng luôn được bảo là vào giữa chiều”, anh này cho hay.
Video đang HOT
Trong quá trình phái đoàn nghỉ lại, các nhân viên không được công bố bất kỳ thông tin nào với gia đình hay bạn bè. “Chính sách của chúng tôi là không bàn tán về bất kỳ vị khách nào cả. Không mạng xã hội, không kể lại cho gia đình hay bạn bè”, nhân viên nói. “Không có vị Tổng thống nào lại muốn thông tin lọt ra ngoài tại nơi họ nghỉ lại”.
Bất chấp những khó khăn lớn mà hoạt động này kéo theo, nam nhân viên cho biết anh vẫn sẵn sàng đón các lãnh đạo quốc tế vào bất kỳ lúc nào. “Họ vẫn dễ dàng đáp ứng hơn. Những đội thể thao còn mang tới nhiều rắc rối hơn họ”, người này nói./.
Theo Như Tâm
Putin nói về Ukraine: "Cơ hội tốt cho tất cả các bên"!
Tổng thống Nga V. Putin vừa tuyên bố, với Ukraine, cơ hội là dành cho tất cả các bên. Tuyên bố này có dụng ý gì?
Putin giữa muôn trùng vây
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, Ukraine tiếp tục trở thành tâm điểm khi các nước lớn cùng ngồi vào một bàn. Tổng thống Nga tiếp tục hứng chịu những cáo buộc của phương Tây.
Sự chỉ trích ấy thậm chí đã cao trào đến mức Tổng thống nước Nga đã cảm thấy mình bị "xúc phạm bởi những lời hỗn xược" và dọa bỏ về vì Moscow đã bị "làm mất mặt."
Cụ thể, Tổng thống Mỹ Obama bắt nhịp bằng một đòn phủ đầu: "Mỹ đã đi đầu trong công cuộc chống lại sự xâm lược của Nga đối với Ukraine. Đây là sự đe dọa cho thế giới, chúng ta có thể thấy đó qua thảm họa MH17." Người đứng đầu nước Mỹ đã quy kết cho Moscow là kẻ gây ra cái chết cho 300 người qua vụ tai nạn hàng không ấy.
Phụ họa theo Mỹ, Thủ tướng Canada Stephen Harper nói với ông Putin: "Tôi cho rằng tôi sẽ bắt tay ngài, nhưng thưa ngài Putin, tôi cần phải nói rằng: hãy rút quân khỏi Ukraine đi đã."
Thủ tướng Canada Stephen Harper với Tổng thống Putin: Tôi sẽ bắt tay nếu ông rút quân khỏi Ukraine
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố: "G20 có mặt ở đây để gửi đi thông điệp rõ ràng, Nga đã đến lúc phải chấm dứt sự can thiệp vào Ukraine, hoặc đối diện với các biện pháp trừng phạt mới. Tôi cam đoan, nó sẽ rất khắc nghiệt."
Lãnh đạo Nhật Bản, Australia đồng loạt lên tiếng sẽ "chống lại sự xâm lược" của Nga. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo: "EU sẽ tiếp tục trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa, nếu ông Putin và nước Nga không ngừng can thiệp vào miền Đông Ukraine."
Dường như, Hội nghị Thượng đỉnh G20 này đang một lần nữa cho thấy dưới vai trò dẫn dắt của nước Mỹ, các quốc gia phát triển đang từng bước cô lập Nga một cách mạnh mẽ, trong khi những người bạn của ông Putin như Trung Quốc không có động thái bênh vực rõ ràng.
Cơ hội dành cho tất cả
Giữa muôn trùng vây hãm ấy, Tổng thống Putin đã nổi giận. Như với G8, nước Nga đã điềm nhiên rời khỏi tổ chức này và biến nó thành G7 bởi "tất cả đã không chung chí hướng." Người ta có cảm giác như nước Nga của ông Putin đang đi ngược lại với cả thế giới, hoặc ít nhất, đối lập với cộng đồng giàu có.
Tuy nhiên, cũng tại G20, Tổng thống Putin đã có một tuyên bố dù đầy tính ngoại giao, nhưng cũng rõ ràng quan điểm của Moscow về Ukraine:
"Theo quan điểm của tôi, tình hình ở Ukraine đang có cơ hội tốt để giải quyết. Chẳng có gì lạ khi tôi nói điều này, cơ hội dành cho tất cả." - Ông Putin nhấn mạnh.
Đồng thời, Tổng thống Putin cũng gửi đi thông điệp: "Nga muốn bình thường hóa quan hệ với phương Tây, chúng ta không muốn có chiến tranh lạnh. Hãy kìm chế và cùng suy nghĩ về lợi ích."
Phải nói rằng, giọng điệu của ông Putin vẫn vô cùng cao ngạo và trịch thượng. Bởi tình hình ở Ukraine thực tế cho thấy vẫn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Những ngày qua, người ly khai ở miền Đông và Kiev vẫn tiếp tục chỉ trích, cáo buộc lẫn nhau về sự tích cực trong việc thực hiện lệnh ngừng bắn.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đăng đàn chỉ trích phe ly khai đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn hàng nghìn lần. Và rằng trong những chuyến hàng than đá mà Donetsk bán cho Nga, có cả những xác lính Nga chết trận ở chiến trường miền Đông.
Tổng thống Putin bước lên bục phát biểu tại G20
Phương Tây cũng liên tiếp đưa ra những cáo buộc Nga ùn ùn đổ quân và vũ khí hạng nặng, xe thiếp giáp trợ chiến cho miền Đông. Nếu tính theo những cáo buộc vài ngày qua đưa về, có lẽ Nga đã chuyển đến miền Đông Ukraine hàng trăm xe tăng các loại (?!)
Đồng thời, vai trò của Liên Hợp Quốc một lần nữa được nhắc đến, khi Yatsenyuk nêu đích danh "cộng đồng thế giới hãy chung tay quyết liệt hơn nữa để giữ lấy hòa bình cho Ukraine." Và rằng Ukraine yêu hòa bình, làm hết mình để cứu lấy hòa bình, thực hiện thỏa thuận ngừng bắn...
Nhưng đến ngày 16/11/2014, đại diện Lugansk và Donetsk cùng lúc đăng đàn lên tiếng chỉ trích Ukraine đã phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn. Họ đưa ra những bằng chứng pháo kích vào các khu đông dân cư. Những người ly khai cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc bảo vệ nhân quyền cho họ. Bởi họ đang bị "thanh lọc sắc tộc".
Lời qua tiếng lại như vậy để thấy rằng ly khai và chính quyền Kiev đang bằng vai phải lứa, và sự cân bằng ấy cho thấy khó có thể lay chuyển cục diện thực địa một cách nhanh chóng.
Nhưng một điểm khác cần lưu ý, tương quan giữa Ukraine và ly khai đang dần có sự chênh lệch. Ngày 15/11/2014, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan vừa cho biết Ukraine đã quyết định mua than của Nga để đối phó với mùa đông năm nay.
Xung đột với miền Đông - nguồn cung đến 40% điện năng cho cả Ukraine đã khiến Kiev đối mặt với hiện thực họ sẽ chết rét nếu không đủ nhiên liệu chạy máy phát điện. Kiev vẫn đang đau đầu với việc trả nợ cho Moscow để được mua dầu khí, và thêm than đá, sự phụ thuộc vào người láng giềng khổng lồ sẽ ngày càng lớn.
Phụ thuộc, tất nhiên đồng nghĩa với bị chi phối. Và với lá bài năng lượng này, Nga ít nhất vẫn đang chủ động với Ukraine, nếu không muốn nói là cả EU.
Ukraine sẽ phải mua than đá của Nga để sống qua mùa đông
Còn ly khai, họ vẫn đều đặn nhận viện trợ từ Moscow. Chuyến hàng thứ 7 đã cập bến mang theo lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm cho mùa đông... Và nói như kiểu phương Tây thì "có Chúa mới biết còn những gì trong đó."
Ly khai đang ngày càng vững chân, và chiến dịch quân sự của họ hứa hẹn sẽ có nhiều thuận lợi nhờ vào khả năng ấy. Còn Ukraine, họ cần được hậu thuẫn nhiều hơn, nếu phương Tây thực sự còn muốn có một Ukraine rộng lớn thuần phục mình.
"Cơ hội dành cho tất cả" - ông Putin đã nói vậy. Nếu muốn ngừng bắn và chấm dứt khủng hoảng, tất nhiên mọi bên đều phải có thái độ tích cực. Nga đã tỏ ra tích cực khi giảm giá bán khí đốt, rút quân ở biên giới về nước. Và Nga cần sự hợp tác của phương Tây.Nhưng ngược lại, nếu không cùng nhau xuống thang căng thẳng, điều này đồng nghĩa với việc khi leo hết cái thang đó, sẽ là nội chiến Ukraine và Chiến tranh lạnh Nga - phương Tây.
Nếu điều này xảy ra, tất nhiên, cơ hội dành cho tất cả. Nga vẫn kiên trì đường lối của mình, bởi vùng đệm nối liền từ biên giới đến bán đảo Crimea là sống còn với địa chính trị của Nga ở Biển Đen và Đông Âu. Và nếu Mỹ muốn tranh giành điều đó, hãy tích cực hơn, hãy can thiệp, hậu thuẫn, viện trợ kinh tế và quân sự như cách Nga đã làm với ly khai.
Tổng thống Putin thực tế đã chơi bài ngửa: Nếu đã không muốn bắt tay thì hãy chơi đến cùng.
Đỗ Minh Tú
Theo Báo Đất Việt
Tổng thống Putin bị "cô lập" ở Hội nghị thượng đỉnh G20 Mặc dù hội nghị thượng đỉnh G20 là một diễn đàn về kinh tế nhưng phương Tây và Nga vẫn không thoát khỏi những căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine. Trong ngày đầu tiên (15-11) diễn ra cuộc họp, các nhà lãnh đạo phương Tây đã liên tục cảnh báo Tổng thống Nga đang "liều mạng" với nền kinh tế nước...