Tổng thống Nga Putin có thể trở thành “lãnh đạo tối cao”?
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trở thành “ lãnh đạo tối cao”, khi nhiều khả năng ông sẽ rời ghế Tổng thống khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2024 và đây là một trong các đề xuất đang được cân nhắc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Daily Mail, Điện Kremlin xác nhận chức danh lãnh đạo tối cao là một trong các phương án đang được cân nhắc. Điện Kremlin nhấn mạnh rằng ông Putin “không có quan điểm” về phương án này.
Đề xuất này được một ủy ban chính phủ đề ra để xem xét, trong bối cảnh nước Nga sắp bỏ phiếu thay đổi hiến pháp. Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2024, đánh dấu một trang sử mới.
Hồi đầu tháng này, ông Putin đã thông báo về việc đề xuất thay đổi hiến pháp, “thay máu” toàn diện bộ máy chính phủ, nhằm giảm bớt mâu thuẫn nội bộ trong chính trị Nga từ nay đến năm 2024.
Hạ viện Nga, tức Duma Quốc gia, đã bỏ phiếu đồng thuận với quan điểm thay đổi hiến pháp của ông Putin. Chi tiết những thay đổi hiện vẫn đang được thảo luận.
Video đang HOT
“Có đề xuất đổi tên gọi Tổng thống trở thành lãnh đạo tối cao”, Pavel Krasheninnikov, đồng chủ tịch ủy ban chính phủ, nói trên tờ Rossiiskaya Gazeta.
Điện Kremlin hôm 29.1 xác nhận thông tin trên, nhấn mạnh rằng đó là một trong số nhiều đề xuất và “có thể trở thành hiện thực, cũng có thể không”.
“Tất cả hiện đang dừng ở giai đoạn thảo luận”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Một đề xuất khác là chính thức công nhận vị thế cường quốc của Nga sau Thế chiến 2 và công nhận Chính thống giáo là tôn giáo chính của đất nước, tờ Kommersant đưa tin.
“Một số đề xuất dĩ nhiên sẽ bị loại bỏ, một số sẽ được chấp nhận”, ông Peskov nói thêm.
Theo tờ TASS, Vladimir Zhironovsky, lãnh đạo đảng LDPR theo chủ nghĩa dân tộc thân Điện Kremlin, từng đề xuất chức danh lãnh đạo tối cao để thay thế chức danh tổng thống có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài.
Theo danviet.vn
Quyết định bất ngờ của Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia dự luật về sửa đổi Hiến pháp của Nga, đẩy nhanh việc cải tổ hệ thống chính trị của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Theo Reuters, trong dự thảo luật về sửa đổi Hiến pháp vừa được công bố, ông Putin đã phác thảo phần nào những cải cách mà ông dự định tiến hành.
Theo dự thảo luật, một số quyền lực của tổng thống sẽ bị cắt giảm và quyền lực của quốc hội được mở rộng.
Trong số trong những thay đổi lớn nhất, vị thế của Hội đồng Nhà nước - hiện là một cơ quan cố vấn cho tổng thống - sẽ lần đầu tiên được ghi trong Hiến pháp của Nga.
Theo đó, Tổng thống Nga sẽ lựa chọn thành viên của Hội đồng Nhà nước - cơ quan sẽ được trao các quyền lực rộng lớn hơn để "xác định các hướng chính của chính sách đối nội và đối ngoại" của Nga.
Những thay đổi trong dự thảo luật cũng dự kiến ngăn chặn bất kỳ tổng thống nào tương lai nào phục vụ hơn 2 nhiệm kỳ.
Ngoài ra, ông Putin cũng thay thế Tổng công tố viên Yuri Chaika - người đã giữ vị trí này từ năm 2006. Động thái này được cho là cho thấy những thay đổi theo kế hoạch của ông Putin có thể vượt ra ngoài hệ thống chính trị và chính phủ.
Ông Chaika, 68 tuổi, từ lâu đã là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống tư pháp Nga.
Ông này đã phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng từ phe đối lập - những cáo buộc mà ông luôn phủ nhận.
Điện Kremlin cho biết ông Chaika sẽ chuyển sang một công việc khác và đề cử ông Igor Krasnov - Phó trưởng Ủy ban điều tra của Nga, nơi thụ lý các vụ án nghiêm trọng - thay thế ông.
Ông Krasnov, 44 tuổi, đã dẫn đầu các cuộc điều tra hình sự cao cấp, bao gồm cả cuộc điều tra về vụ sát hại chính trị gia đối lập Vladimir Nemtsov - người bị bắn chết gần Điện Kremlin năm 2015.
Hà Dung
Theo baophapluat.vn
Nga có chính phủ mới, Putin bật mí điều này Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba vừa phê chuẩn một chính phủ mới, với một số gương mặt mới song vẫn còn nhiều bộ trưởng cao cấp. Tổng thống Nga Vladimir Putin Chính phủ mới được thành lập chưa đầy một tuần sau khi ông Putin tuyên bố đề xuất sửa đổi hiến pháp gây chấn động, dẫn đến sự từ...