Tổng thống Nga khẳng định sẽ tiêm phòng bằng vaccine Sputnik V
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ tiêm vaccine Sputnik V phòng COVID-19 do nước này sản xuất một khi chế phẩm sinh học này được chấp thuận sử dụng cho đối tượng ở độ tuổi của ông, đồng thời ca ngợi sự an toàn và hiệu quả của Sputnik V.
Vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp thường niên năm 2020, Tổng thống Putin cho biết ông vẫn chưa được tiêm vaccine Sputnik V song “chắc chắn sẽ tiêm phòng”. Ông tuyên bố Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bào chế thành công và bắt đầu sản xuất vaccine phòng COVID-19 mà ông mô tả là có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm vào khoảng 96-97% theo ý kiến các chuyên gia. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh vào đầu năm 2021, Nga sẽ sở hữu “hàng triệu liều vaccine (Sputnik V)”, đồng thời ca ngợi nỗ lực chống dịch của Nga. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến đại dịch.
LB Nga là nước đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa COVID-19. Vaccine Sputnik V này do Viện nghiên cứu Gamaleya hợp tác với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga phát triển. Mới đây, Trung tâm “Vector” ở Novosibirsk đã đăng ký vaccine thứ 2 EpiVacCorona. Nga hiện là quốc gia đứng thứ tư thế giới về số ca mắc COVID-19, với gần 3 triệu ca mắc, trong đó có hơn 49.000 ca tử vong.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào ngày 27/12 tới.
Một trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại Frankfurt, Đức, ngày 16/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nêu rõ: “Đây là thời khắc của châu Âu. Vào ngày 27, 28 và 29/12 tới, chương trình tiêm chủng vaccine sẽ được khởi động trên khắp EU”.
Trao đổi với báo giới, ông Eric Mamer, người phát ngôn của Chủ tịch EC, cho biết việc triển khai chương trình tiêm chủng này phụ thuộc vào cuộc họp vào ngày 21/12 tới của Cơ quan Dược phẩm châu Âu để thảo luận việc cấp phép cho vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế.
Hiện dư luận đang gây sức ép để EU phê chuẩn việc lưu hành vaccine phòng COVID-19, để bắt kịp Mỹ và Anh – vốn đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân loại vaccine của hai hãng dược phẩm Pfizer-BioNTech. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 16/12 cho biết 27 nước thành viên EU có kế hoạch bắt đầu chương trình tiêm vaccine trong cùng một ngày để biểu thị tình đoàn kết nhằm vượt qua đại dịch.
EC đã ký các hợp đồng với 7 nhà cung cấp vaccine tiềm năng nhằm đảm bảo tất cả công dân trưởng thành EU đều có thể được tiêm phòng. Các quốc gia thành viên sẽ quyết định đối tượng được ưu tiên tiêm, song những người cao tuổi và các nhân viên y tế điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ là hai nhóm đối tượng được ưu tiên đầu tiên.
Vaccine của Pfizer-BioNTech đã cho thấy mức độ hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lên tới 95%. Tại châu Âu, vaccine này được sản xuất tại một cơ sở của Pfizer ở Bỉ và được phân phối bằng xe tải và máy bay. Vaccine này phải được bảo quản ở nhiệt độ -74 độ C để đảm bảo chất lượng, song có thể vận chuyển trong thời gian ngắn ở nhiệt độ 2-8 độ C.
Chiến dịch tiêm phòng COVID-19 quy mô lớn khởi động ở Matxcơva
Chiến dịch tiêm chủng chống COVID-19 trên diện rộng bắt đầu ở Matxcơva (Nga) hôm 5/12, với hàng nghìn người đăng ký tiêm trực tuyến.
Những người làm công tác phòng chống dịch ở tuyến đầu được ưu tiên. Còn lại, người muốn tham gia phải đăng ký trực tuyến trước khi nhận liều Sputnik V ban đầu tại một trong 70 phòng khám chuyên khoa của thành phố.
Vaccine bao gồm hai mũi tiêm riêng biệt, mũi tiêm thứ hai phải được tiêm sau mũi đầu tiên 21 ngày. Toàn bộ quy trình, bao gồm cả thời gian cần thiết để làm nguội vaccine sau khi lấy ra khỏi tủ đông, chỉ mất chưa đầy một giờ.
(Ảnh minh họa)
Các mũi tiêm được sử dụng cho những người từ 18 đến 60 tuổi không có tình trạng sức khỏe mãn tính. Những người đã bị nhiễm trùng đường hô hấp, như cúm hoặc cảm lạnh thông thường, cách đó chưa đầy hai tuần, sẽ không đủ điều kiện. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng chưa được tiêm tại thời điểm này.
Hôm 4/12, Thị trưởng Matxcơva Sergey Sobyanin viết trên blog của mình rằng 5.000 người đã đăng ký tiêm vaccine trong 5 giờ sau khi việc đăng ký trực tuyến được triển khai. Ông nói rằng họ là bác sĩ, nhân viên chăm sóc y tế và giáo viên, những người "mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình nhiều nhất".
Công dân Nga được tiêm phòng miễn phí. Quan chức y tế cấp cao Alexey Kuznetsov thông báo rằng giá thương mại tối đa của Sputnik V sẽ là 1.942 rúp (26 USD) cho cả hai lần tiêm.
Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn hôm 2/12. Phó Thủ tướng Tatyana Golikova cho biết tất cả các khu vực của Nga sẽ triển khai các chiến dịch vào tuần tới.
Trong khi đó, một số nhóm bác sĩ và y tá đã được tiêm vaccine, ưu tiên những người ở tuyến đầu chống lại COVID-19. Việc tiêm chủng cũng bắt đầu ở một số đơn vị quân đội.
Sputnik V được Viện nghiên cứu Gamaleya có trụ sở tại Matxcơva tạo ra. Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, tài trợ cho việc phát triển loại thuốc này, nói với BBC rằng kế hoạch dự định tiêm chủng cho hai triệu người vào tháng 12.
Ông nói thêm rằng ông mong đợi các cơ quan quản lý nước ngoài sẽ phê duyệt Sputnik V vào tháng 12 và tháng 1.
Theo nhà phát triển Viện Vector, có trụ sở tại Siberia, một loại vaccine khác do Nga sản xuất, EpiVacCorona, sẽ có sẵn để lưu hành rộng rãi hơn vào ngày 10/12.
Nga tiêm vaccine Covid-19 diện rộng từ tuần sau Putin yêu cầu giới chức y tế bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng từ tuần sau, cho biết Nga đã sản xuất gần hai triệu liều Sputnik V. "Tôi yêu cầu bà sắp xếp công việc để chúng ta bắt đầu tiêm chủng trên quy mô lớn trước cuối tuần sau", Tổng thống Putin nói với Phó thủ tướng...