Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc phát biểu gì tại thượng đỉnh BRICS?
Hai nhà lãnh đạo đều kêu gọi đẩy mạnh hợp tác nội khối, trong khi Tổng thống Nga chỉ trích phương Tây, còn Chủ tịch Trung Quốc phê phán “sự lạm dụng cấm vận”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 23.6 đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích “sự lạm dụng” các lệnh cấm vận quốc tế, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây xúi giục khủng hoảng toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo đưa ra phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh BRICS, đồng thời kêu gọi hợp tác nhiều hơn giữa các thành viên. BRICS gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Chủ tịch Trung Quốc lên án cấm vận Nga là ‘con dao hai lưỡi’
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các nước thành viên có trách nhiệm về kinh tế và cần đứng lên vì một hệ thống quốc tế đa phương thực sự dựa trên Liên Hiệp Quốc.
“Chúng ta phải từ bỏ tinh thần Chiến tranh lạnh, ngăn chặn đối đầu và phản đối các lệnh cấm vận đơn phương và sự lạm dụng cấm vận”, ông phát biểu.
“Cuộc họp của chúng ta hôm nay diễn ra vào thời khắc chọn lựa quan trọng cho tương lai nhân loại. Là những thị trường nổi bật chủ chốt và các nước đang phát triển, BRICS phải nâng cao trách nhiệm”, theo Chủ tịch Tập.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh AFP
Về phần mình, Tổng thống Putin kêu gọi hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các thành viên, đồng thời chỉ trích phương Tây.
“Chỉ có nền tảng của hợp tác chân thành và cùng có lợi, chúng ta mới có thể tìm kiếm lối thoát khỏi tình hình khủng hoảng đã phát triển trong nền kinh tế toàn cầu do những hành động thiếu cân nhắc và ích kỷ của các nước riêng lẻ”, ông phát biểu.
Nhà lãnh đạo cáo buộc phương Tây “sử dụng cơ chế tài chính để chuyển hướng sai lầm của chính họ trong chính sách kinh tế vĩ mô sang toàn thế giới”.
Tổng thống Putin trước đó cho biết mối quan hệ với Trung Quốc đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất và ca ngợi mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc nhằm đối phó phương Tây.
Trong khi đó, Mỹ và châu Âu chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và cho rằng đó là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa Nga với phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ sau Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 23-24.6. Trước đó vào ngày 22.6, Tổng thống Putin cho hay Nga đang trong quá trình chuyển hướng thương mại và xuất khẩu dầu sang các nước trong khối này.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu
Ngày 22/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu của lịch sử.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trực tuyến tại lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra trong bài phát biểu trực tuyến tại lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Nga và Brazil, chiếm hơn 40% dân số thế giới và gần 25% Tổng sản lượng nội địa (GDP) toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh toàn cầu hóa kinh tế đã phải đối mặt với những khó khăn trong một khoảng thời gian nhất định, do một số quốc gia đã cố "tách rời và cắt đứt chuỗi mắt xích" nhằm xây dựng "những sân chơi riêng". Điều này đã làm dấy lên lo ngại chung trong cộng đồng quốc tế rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ bị chia thành các khối tách rời nếu xu hướng này tiếp diễn.
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các nước phát triển lớn phải áp dụng chính sách kinh tế có trách nhiệm để tránh gây những tác động lan tỏa, đồng thời ngăn chặn những cú sốc nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển. Ông cũng cho rằng cần có sự điều phối mạnh mẽ hơn trong chính sách kinh tế vĩ mô để giúp kinh tế thế giới không bị giảm đà hoặc gián đoạn nỗ lực hồi phục.
Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình hối thúc các nước đoàn kết và hợp tác để hỗ trợ phục hồi kinh tế toàn cầu, vốn đang bị đe dọa bởi những thách thức về dịch bệnh và an ninh. Ông cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng các mối quan hệ quân sự trên thế giới đang "ngày một mở rộng". Đề cập tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan tình hình xung đột tại Ukraine, ông khẳng định: "Thực tế một lần nữa chứng minh rằng các lệnh trừng phạt là con dao hai lưỡi".
Về các vấn đề trong nước, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách vĩ mô và áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022, đồng thời giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19. Theo ông, Trung Quốc đã tạo dựng cơ chế phòng thủ vững chắc chống lại dịch bệnh và củng cố các kết quả của công tác phòng chống dịch. Ông Tập Cận Bình nêu rõ các biện pháp này đã bảo vệ tối đa cuộc sống và sức khỏe của người dân, ổn định các nền tảng cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mức có thể.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Ngày 21/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông có kế hoạch đàm thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi cân nhắc dỡ bỏ một số mức thuế áp với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm giảm lạm phát của Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp...