Tổng thống Nga cảnh báo IS âm mưu tấn công các thánh địa
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15.9 cảnh báo tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) có âm mưu tấn công thánh địa Mecca, Medina, Jerusalem, đe dọa châu Âu và Nga; đồng thời quan ngại những phần tử cực đoan do IS huấn luyện quay trở về các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) bắt tay Tổng thống Tajikistan, Emomali Rakhmon trong cuộc gặp gỡ tại thủ đô Dushanbe, Tajikistan ngày 15.9.2015 – Ảnh: Reuters
Tình hình rất nghiêm trọng và Moscow cực kỳ quan ngại về việc các phần tử IS công khai tuyên bố có kế hoạch tấn công và chiếm Mecca, Medina và Jerusalem, ông Putin cho biết. IS cũng lên kế hoạch bành trướng hoạt động của tổ chức này ở châu Âu, Nga, trung và đông nam châu Á, theo đài Russia Today (Nga).
“Các phần tử cực đoan từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các quốc gia châu Âu, Nga, và Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS) đã tham gia những đợt huấn luyện về mặt quân sự và tư tưởng của IS. Tất nhiên, chúng tôi lo ngại những phần tử này có khả năng trở về nước”, Tổng thống Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan.
CSTO là một liên minh quân sự giữa các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, được thành lập vào tháng 10.2002.
Tổng thống Putin cho biết cộng đồng thế giới cần đoàn kết chống lại mối đe dọa từ IS.
Video đang HOT
Đề cập đến tình hình Syria, ông Putin cho biết Nga ủng hộ chính quyền Syria trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
“Chúng tôi viện trợ kỹ thuật – quân sự cho Damascus và sẽ tiếp tục thực hiện điều này. Và chúng tôi kêu gọi những quốc gia khác cùng chúng tôi viện trợ cho Syria”, ông Putin cho hay.
Cả chính quyền ông Assad và những lực lượng đối lập nên đoàn kết chống khủng bố, ông Putin nhấn mạnh.
“Như mọi người đã biết, Nga từng đề xuất thiết lập một liên minh chống những phần tử cực đoan. Liên minh này nên đoàn kết mọi người để họ sẵn sàng đóng góp vào cuộc chiến chống khủng bố”, ông Putin nói.
IS hiện chiếm được nhiều khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria và sẽ bành trướng ra khỏi phạm vi hai nước này. Và Tổng thống Putin cảnh báo IS tăng cường sức ảnh hưởng ra một quốc gia khác trong khu vực, đó là Afghanistan.
“Thật không may là tình hình Afghanistan đang xấu đi sau khi đa số các binh sĩ nước ngoài rút quân khỏi Afghanistan” và các nhóm khủng bố từ các quốc gia láng giềng có nguy cơ thâm nhập vào nước này, ông Putin cho biết.
“Nếu Nga không giúp đỡ Syria, tình hình ở quốc gia này sẽ tồi tệ hơn ở Libya, và làn sóng người tị nạn thậm chí còn lớn hơn hiện tại”, ông Putin nói.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga không phải là quốc gia gây bất ổn tình hình ở những quốc gia như Libya, Iraq, Yemen, Afghanistan và những khu vực khác trên thế giới.
Ông Putin đưa ra những tuyên bố trên về tình hình Syria sau khi các quan chức Mỹ cáo buộc Moscow tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, gia tăng viện trợ quân sự cho chính quyền ông Assad. Nhưng Moscow tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho đồng minh Syria, đồng thời bác bỏ thông tin Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Syria.
Những cuộc biểu tình chống chính quyền Assad bùng nổ ở Syria vào tháng 3.2011, dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài đến nay, khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tâm thế nước lớn
Syria trở thành tâm điểm mới nhất trong loạt diễn biến đối đầu căng thẳng giữa Mátxcơva và phương Tây, khi các lô vũ khí cùng chuyên gia quân sự Nga lần lượt cập cảng Syria những ngày đầu tháng 9.
Một máy bay vận tải quân sự Nga đáp xuống Syria
Mỹ và phương Tây cho rằng, Nga vũ trang cho Syria sẽ khiến nội chiến ở nước này thêm trầm trọng. Mátxcơva khẳng định vũ khí thực hiện theo hợp đồng ký giữa hai nước từ trước, và chuyên gia quân sự tới Damascus để hỗ trợ Syria sử dụng thành thạo những vũ khí này. Đáp lại, Mỹ gây áp lực lên Bulgaria, Hy Lạp và Ukraine, yêu cầu không cho máy bay vận tải Nga qua không phận.
Giữa tháng 8, tại buổi tiếp Chủ tịch Liên minh Dân tộc, tổ chức đối lập chính của Syria, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ và châu Âu nhằm giúp "người Syria đoàn kết trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước". Tiếp sau hành động của Mátxcơva, Washington chỉ đạo liên quân mở rộng phạm vi không kích IS trên lãnh thổ Syria. Mỹ thậm chí công khai các chuyến bay do thám không phận Syria. Không ít người tin rằng, động thái bất thường của Nga và Mỹ là dấu chấm hết cho sự thống trị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Vậy, lý do gì khiến Nga "động binh" ở Syria vào thời điểm chính quyền ông Assad mong manh hơn bao giờ hết? Đó là vì vị trí chiến lược của Syria. Peter Đại đế từng nói: "Khi có thể tự do tiến vào Ấn Độ Dương, Nga có thể tạo dựng sự thống trị về quân sự và chính trị trên toàn thế giới". Xuất phát từ quan điểm này, Trung Đông được Nga xem là đầu cầu chiến lược để tiến xuống phía Nam. Nếu Kremlin quay lưng với Damascus, đồng nghĩa Nga bị đẩy khỏi khu vực này. Chưa kể Mátxcơva sẽ buộc phải đóng cửa Tatut, căn cứ hải quân chiến lược và duy nhất của Nga ở Trung Đông. Ông Assad cam kết, Syria không cho phép xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt từ Qatar sang châu Âu, vì việc đó đe dọa an ninh quốc gia và an ninh kinh tế Nga. 70% nguồn thu ngoại tệ Nga nhờ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, và khí đốt cũng là con át chủ bài mà Mátxcơva có thể sử dụng để gây sức ép với châu lục này khi cần thiết.
Một lý do nữa là tâm thế nước lớn của Nga, kế thừa từ Liên bang Xô viết trước đây. Hơn 70 năm trước, cũng vào tháng 9, phát xít Đức bắt đầu vây hãm Leningrad (nay là St. Petersburg). Để bảo vệ thành phố, Liên Xô huy động cả thường dân tham gia phòng tuyến trước xe tăng Đức Quốc xã. Sau gần 3 năm cầm cự, tháng 1/1944, Liên Xô phá vỡ kế hoạch thôn tính thành phố và Leningrad trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và ý chí không thể bị đánh bại của người Nga.
Gợi nhắc sự kiện trên để thấy, tâm thế nước lớn của Nga luôn được thể hiện ở những thời khắc khó khăn và quan trọng nhất.
Theo Tùng Dương
Tiền Phong
Ả Rập Saudi đã "nhận 2,5 triệu người Syria" Hôm 11-9, chính phủ Ả Rập Saudi khẳng định họ đã nỗ lực giúp người dân Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến kéo dài 4 năm qua. Các nước vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Saudi, bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì không mở cửa tiếp nhận người tị nạn Syria. Cả 6 quốc gia nằm trong Hội đồng Hợp...