Tổng thống Nga bình luận về hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới Oreshnik
Ngày 22/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận hệ thống tên lửa Oreshnik là loại vũ khí mới, hiện đại theo những nghiên cứu mới, không phải là sản phẩm cải tiến từ thời Liên Xô.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Tổng thống Nga cho biết hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm này của Nga không phải là phiên bản nâng cấp của các phiên bản trước đó có từ thời Liên Xô, mà nằm trong dòng nghiên cứu phát triển mới nhất và hiện đại nhất. Phát biểu trên được ông Putin đưa ra tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga và đại diện của tổ hợp công nghiệp-quân sự và các nhà thiết kế vũ khí tên lửa của nước này.
Tổng thống Nga nói rõ: “Hệ thống Oreshnik không liên quan đến việc hiện đại hóa các hệ thống cũ của Liên Xô. Hệ thống này là kết quả chính trong công trình nghiên cứu quân sự của Nga, công trình đã được thực hiện trong thời đại Nga, trong điều kiện của nước Nga mới, được tiến hành trên cơ sở những phát triển hiện đại và mới nhất”.
Cũng tại buổi họp trên, Tư lệnh lực lượng tên lửa Nga, ông Sergey Karakayev thông báo tên lửa siêu vượt âm mới có tên gọi của nước này có thể tiếp cận các mục tiêu trên toàn bộ châu Âu.
Ông Karakayev cho biết: “Căn cứ nhiệm vụ và phạm vi của vũ khí này, tên lửa Oreshnik có thể tấ.n côn.g các mục tiêu trên toàn châu Âu, điều này khiến loại tên lửa này khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác”.
Video đang HOT
Ông nói thêm: “Hệ thống tên lửa siêu vượt âm này có thể tấ.n côn.g bất kỳ mục tiêu nào – từ mục tiêu biệt lập đến mục tiêu trong một vùng, cũng như mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt – với hiệu suất cao”.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó đã tuyên bố rằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mới nhất của nước này đã bắ.n trúng tất cả các mục tiêu tại một cơ sở công nghiệp quân sự lớn của Ukraine ở Dnipro bằng đầu đạn MIRV.
Cơ quan này thông báo: “Vào ngày 21/11/2024, để đáp trả việc sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga, lực lượng vũ trang đã tiến hành một cuộc tấ.n côn.g kết hợp vào một trong những địa điểm công nghiệp quân sự của Ukraine tại Dnepropetrovsk (Dnipro). Lần đầu tiên, tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm Oreshnik với đầu đạn phi hạt nhân được sử dụng trong điều kiện chiến đấu trong cuộc tấ.n côn.g. Mục tiêu của cuộc tấ.n côn.g đã đạt được. Tất cả các đầu đạn đều bắ.n trúng mục tiêu”.
Vào ngày 19/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt Học thuyết Hạt nhân sửa đổi với nguyên tắc cơ bản là việc sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Theo học thuyết trên, sự xuất hiện của các mối đ.e dọ.a và rủi ro quân sự mới đã thúc đẩy Nga xác định rõ thêm các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân. Đặc biệt, học thuyết sửa đổi mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự chịu sự răn đe hạt nhân, cũng như danh sách các mối đ.e dọ.a quân sự mà sự răn đe đó được thiết kế để đáp trả lại.
Ngoài ra, học thuyết cũng nêu rõ rằng Nga hiện sẽ xem bất kỳ cuộc tấ.n côn.g nào của một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấ.n côn.g chung. Moskva cũng có quyền xem xét phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấ.n côn.g bằng vũ khí thông thường đ.e dọ.a chủ quyền của mình, một vụ phóng máy bay, tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) của đối phương trên diện rộng nhắm vào lãnh thổ Nga, việc chúng vượt qua biên giới Nga và một cuộc tấ.n côn.g vào đồng minh Belarus.
Mỹ đán.h giá tình trạng của hệ thống phòng không Patriot
Một quan chức Mỹ cho biết sau khi Nga tấ.n côn.g bằng tên lửa vào thủ đô Kiev của Ukraine sáng sớm 16/5, hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất có khả năng bị hư hỏng, nhưng không bị phá hủy.
Một hệ thống phòng thủ Patriot. Ảnh: Getty Images
Theo kênh CNN (Mỹ), quan chức này cho biết Mỹ vẫn đang đán.h giá mức độ thiệt hại của hệ thống Patriot. Đán.h giá sẽ quyết định liệu có cần rút hoàn toàn hệ thống này về hay đơn giản là để lực lượng Ukraine sửa chữa ngay tại chỗ.
Trước đó, theo đài RT (Nga), trong một bài đăng trên Telegram ngày 16/5, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một cuộc tấ.n côn.g có độ chính xác cao của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Kinzhal nhằm vào Kiev đã đán.h trúng một hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Về phần mình, cùng ngày, các quan chức Ukraine tuyên bố họ đã đán.h chặn thành công tất cả 6 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal do Nga phóng, nhưng quân đội Ukraine từ chối bình luận về tuyên bố của Nga rằng một hệ thống Patriot đã b.ị bắ.n trúng.
Trong khi đó, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 16/5 bác bỏ tuyên bố trên của các quan chức quân đội Ukraine. Ông Shoigu nói: "Tôi đã nói điều đó rồi và tôi sẽ nhắc lại lần nữa. Chúng tôi không tung ra nhiều Kinzhal như số lượng họ tuyên bố bắ.n hạ như mọi lần".
Ukraine hiện có hai hệ thống phòng không Patriot trong nước, một do Mỹ tài trợ và một do Đức và Hà Lan đồng tài trợ. Không rõ hệ thống nào trong số đó có khả năng bị hư hỏng, nhưng nếu ngừng sử dụng một hệ thống, dù chỉ trong một thời gian ngắn, có thể ảnh hưởng đến khả năng Ukraine bảo vệ Kiev.
Tuần trước, các quan chức Mỹ nói với CNN rằng Nga đã từng dùng tên lửa Kinzhal để nhằm vào các hệ thống Patriot, trong đó có một lần vào ngày 4/5.
Một quan chức khác của Mỹ cho biết có thể loạt tên lửa đã bắ.n trúng một trong các bộ phận của hệ thống Patriot. Một khẩu đội Patriot hoàn chỉnh có 6 bộ phận chính: máy phát điện, bộ radar, trạm điều khiển, ăngten, trạm phóng và tên lửa đán.h chặn. Các bộ phận hoạt động cùng nhau để bắ.n một tên lửa Patriot và dẫn đường thành công để nó tới mục tiêu.
Tuy nhiên, hư hỏng nặng ở một hoặc nhiều bộ phận có thể buộc Ukraine phải ngừng dùng hệ thống Patriot và đưa nó ra nước ngoài để sửa chữa.
Patriot có một radar mạnh để phát hiện các mục tiêu đang bay tới ở tầm xa, khiến hệ thống này trở thành một vũ khí phòng không mạnh mẽ, có khả năng đán.h chặn tên lửa đạn đạo và các các tên lửa khác. Nhưng khi radar hoạt động để phát hiện các mối đ.e dọ.a ở khoảng cách xa thì hệ thống Patriot cũng dễ bị phát hiện vị trí.
Các quan chức Mỹ cho rằng quân đội Nga đã có thể thu được các tín hiệu phát ra từ Patriot, giúp họ nhắm vào hệ thống này bằng tên lửa Kinzhal. Khác với các hệ thống phòng không tầm ngắn, hệ thống Patriot là một hệ thống lớn và cố định hơn nên dần dần lực lượng Nga có thể tìm ra vị trí.
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine Đồng ruble của Nga tiếp tục suy yếu so với đồng USD ngày 22/11, sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã tấ.n côn.g một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới. Đồng ruble cuae Nga. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin Reuters, vào lúc 7 giờ 30 (giờ GMT, tức 14...