Tổng thống Nga bắt đầu cuộc đối thoại thường niên lần thứ 18
Ngày 30/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc đối thoại thường niên thứ 18 nhằm trả lời các câu hỏi được người dân gửi đến thông qua nhiều hình thức trực tuyến.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik
Năm nay, bên cạnh các hình thức nhận câu hỏi truyền thống qua tin nhắn SMS, cuộc gọi điện thoại hay website, người dân cũng có thể gửi thắc mắc qua một ứng dụng đặc biệt trên điện thoại. Theo Điện Kremlin, ứng dụng này cho phép nhân dân kết nối trực tiếp với Tổng thống Putin mà không qua người trung gian nào.
Được biết, các vấn đề về y tế là mối quan tâm hàng đầu của người dân Nga hiện nay. Nhiều người đã chia sẻ về mối lo lắng của họ liên quan đến chương trình tiêm chủng ngừa bệnh COVID-19, cũng như khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế. Ưu tiên số hai là các vấn đề về kinh tế do đại dịch gây ra.
Năm 2020, sự kiện đối thoại thường niên đã bị hoãn lại vì dịch bệnh. Thay vào đó, ông Putin đã nhận trả lời câu hỏi của người dân tại một cuộc họp báo lớn vào cuối năm. Bắt đầu từ năm 2001, dù không phải là Thông điệp Liên bang nhưng các chương trình đối thoại trực tuyến của Tổng thống Putin vẫn luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt. Tại sự kiện này, các nhà báo và người dân có thể đặt câu hỏi với nhà lãnh đạo Nga về các chính sách đối nội-đối ngoại và những vấn đề nổi cộm của đất nước cũng như thế giới.
Tổng thống Nga đọc Thông điệp Liên bang thứ 27
Đúng 12h (16h giờ Hà Nội) ngày 21/4, tại Trung tâm Triển lãm "Manezh" ở thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang thứ 27 của nước Nga đương đại và cũng là Thông điệp Liên bang thứ 17 của ông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang năm 2020 tại phòng triển lãm trung tâm "Manezh" ở thủ đô Moskva ngày 15/1/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, khoảng 1.000 khách được mời tham dự sự kiện gọi là "Hội nghị Liên bang" này gồm các nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội, thành viên chính phủ và đại diện của Phủ tổng thống, các lãnh đạo Văn phòng Tổng công tố, Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao, người đứng đầu các chủ thể của LB Nga, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử trung ương, Viện Kiểm toán, Viện Dân sự và người đứng đầu các tôn giáo cùng khoảng hơn 400 phóng viên.
Trong bối cảnh nước Nga đang trên đường khôi phục kinh tế sau những hậu quả của đại dịch COVID-19 trong khi tiếp tục bị Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, Thông điệp Liên bang thứ 17 của Tổng thống Putin đề cập đến các biện pháp hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng kinh tế, phát triển xã hội và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga trong năm nay cũng là điểm được lưu ý tới cũng như hoạt động biểu tình liên quan đến nhân vật chỉ trích Điện Kremlin, Alexei Navalny.
Về đối ngoại, trong bối cảnh căng thẳng mới đây trong quan hệ giữa Nga với Mỹ và các nước châu Âu, Tổng thống Putin dự kiến sẽ nêu ra quan điểm đối ngoại của nước Nga cũng như lập trường của nước này trong quan hệ căng thẳng với Mỹ, tình hình ở miền Đông Ukraine, việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga và các lệnh trừng phạt mới...
Để có thể tham dự và đưa tin sự kiện, các phóng viên phải trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính 3 lần trong khoảng thời gian 5 ngày, từ 16-20/4.
Thời gian đọc thông điệp liên bang không được quy định. Thông điệp liên bang dài nhất là bức thông điệp Tổng thống Putin đọc năm 2018 - kéo dài gần hai giờ. Trung bình các thông điệp liên bang kéo dài khoảng 1 giờ 15 phút. Trong Thông điệp Liên bang năm 2020, Tổng thống Putin đã đề cập đến việc sửa đổi Hiến pháp nhằm thay đổi quyền hạn của các nhánh chính quyền.
Tổng thống Nga không có kế hoạch đọc Thông điệp liên bang vào cuối năm Thông điệp liên bang đề cập đến tình hình của đất nước và những phương hướng chủ yếu trong chính sách đối nội và đối ngoại, thể hiện tầm nhìn các phương hướng chiến lược phát triển nước Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 28/11 cho...