Tổng thống Nam Phi cáo buộc bạo loạn được lên kế hoạch từ trước
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 16/7 cáo buộc rằng bạo lực đổ máu và cướp bóc làm rung chuyển nước này trong tuần qua được lên kế hoạch từ trước.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại Cape Town. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ramaphosa đã đưa ra nhận định trên khi đến thị sát tại tỉnh KwaZulu-Natal (KZN) trung tâm của các cuộc bạo loạn. Ông Ramaphosa nhấn mạnh :”Hoàn toàn rõ ràng rằng tất cả sự việc bạo loạn và cướp bóc là do xúi giục và có người lên kế hoạch và điều phối. Chúng ta đang truy lùng và sẽ không cho phép hỗn loạn phát sinh”.
Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Ramaphosa đến thực địa kể từ khi xảy ra bạo loạn tồi tệ nhất tại Nam Phi sau thời kì Aparthyeid, bùng phát tại tỉnh Đông Nam này trước khi lan tới Johannesburg
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 9/7, một ngày sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma, người có sự ủng hộ trong số người nghèo và người trung thành tại đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC), bắt đầu một án tù 15 tháng do phớt lờ một cuộc điều tra tham nhũng. Biểu tình nhanh chóng biến thành bạo loạn khi đám đông cướp bóc các cửa hàng, nhà kho, trung tâm thương mại.
Ít nhất 117 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo loạn. Chính phủ Nam Phi ngày 15/7 cho biết một trong những đối tượng tình nghi xúi giục bạo loạn đã bị bắt giữ và 11 đối tượng khác đang bị theo dõi. Tổng cộng 2.003 người đã bị bắt trong vụ bạo loạn do các tội khác nhau gồm cả trộm cắp. Ngày 14/7, Chính phủ Nam Phi đã điều động khoảng 25.000 binh sĩ để giải quyết tình trạng khẩn cấp, tương đương 1/3 lực lượng tại ngũ của nước này.
BUSA, một nhóm vận động của doanh nghiệp có ảnh hưởng tại Nam Phi, kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh giới nghiêm 24 giờ để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Tổng thống Nam Phi kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch
Trong bối cảnh đất nước đang gồng mình chống lại ảnh hưởng của làn sóng lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 thứ 3, ngày 21/6, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã kêu gọi từng cá nhân, gia đình, các tổ chức và cộng đồng cần hành động hết mình, nhất là thay đổi hành vi, thói quen, để hạn chế thiệt hại.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại cuộc họp báo ở Johannesburg. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong bản tin hằng tuần từ Phủ Tổng thống, ông Ramaphosa thừa nhận tình trạng ngày càng nhiều người phải cách ly do dịch bệnh, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà.
Tổng thống Cyril Ramaphosa nhận định tỷ lệ mắc COVID-19 đã tăng nhanh chóng trong vài tuần qua, tăng hơn 15 lần so với mức dưới 800 ca hồi tháng 4 lên khoảng 13.000 ca mắc mới/ngày. Ông nói: "Tuần này, số ca mắc mới đã vượt đỉnh so với cả hai đợt lây nhiễm trước và vẫn chưa bắt đầu giảm. Do đó, các bệnh viện đang hoạt động hết công suất, và nhân viên y tế thì kiệt sức".
Vì vậy, nhà lãnh đạo Nam Phi kêu gọi người dân cần phải sống có kỷ luật để bảo vệ cộng đồng và sinh kế trong làn sóng lây nhiễm thứ 3 này, trong đó có tránh các cuộc tụ họp xã hội dưới mọi hình thức như gặp gỡ gia đình, bạn bè, kinh doanh hay giải trí; làm việc tại nhà nếu có thể; đeo khẩu trang khi có người khác ở xung quanh và tránh xa người khác một mét rưỡi bất cứ khi nào có thể... Ông Ramaphosa cũng kêu gọi người dân cần đảm bảo thông gió tốt khi ở trong nhà hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng bằng cách mở cửa sổ dù nước này đang trong giai đoạn giữa mùa Đông.
Tổng thống Ramaphosa khẳng định quyết tâm tiêm phòng cho phần lớn người dân Nam Phi ở độ tuổi trưởng thành vào cuối năm nay. Hiện tại, Nam Phi đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ 5 triệu người dân trên 60 tuổi. Trong tuần này, quốc gia cực Nam châu Phi này cũng lên kế hoạch bắt đầu tiêm chủng cho 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nhắc lại những các đại dịch mà Nam Phi trải qua trước đó, nhất là đại dịch HIV/AIDS, Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh đất nước đã thành công vượt qua mọi khó khăn bằng cách hiểu những thách thức phải đối mặt để phát triển các chiến lược phù hợp và cùng nhau thực hiện. Ông kêu gọi người dân chung tay góp sức ngăn ngừa lây nhiễm và giảm thiểu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với đời sống.
Ngày 20/6, Chính phủ Algeria thông báo quyết định gia hạn các biện pháp phòng chống dịch tại 14 tỉnh thành thay vì 19 tỉnh thành như trước, thêm 21 ngày, bao gồm cả lệnh giới nghiêm từ nửa đêm cho đến 4h ngày hôm sau, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Theo thông báo của chính phủ, 14 tỉnh, thành ở Algeria phải gia hạn các biện pháp ngăn chặn gồm Laghouat, Batna, Bejaia, Blida, Tebessa, Tizi-Ouzou, Sétif, Sidi Bel Abbes, Constantine, M'Sila, Ouargla, Oran, Boumerdes và thủ đô Algiers. Tuy nhiên, người đứng đầu các tỉnh thành, sau khi được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền, có thể thực hiện tất cả các biện pháp theo yêu cầu của tình hình thực tế tại mỗi tỉnh thành, đặc biệt là việc sửa đổi hoặc điều chỉnh giờ làm việc, biện pháp giới nghiêm từng phần hoặc toàn bộ...
Theo số liệu thống kê, tính đến chiều 20/6, Algeria đã ghi nhận tổng cộng 135.821 ca mắc COVID-19 và 3.631 ca tử vong, trong đó nước này đã ghi nhận thêm 235 ca nhiễm mới và 7 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.
Nam Phi, Pháp thảo luận về sản xuất vaccine ngừa COVID-19 để sớm phục hồi kinh tế Ngày 28/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có buổi hội đàm với người đồng cấp, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, với các thảo luận về những thách thức nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra, biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh toàn cầu và quan hệ giữa hai nước. Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19...