Tổng thống Mỹ vận động thực hiện quy định tiêm chủng bắt buộc
Ngày 7/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định yêu cầu tiêm chủng bắt buộc đã trở thành cần thiết và là một công cụ hiệu quả nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC ngày 10/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong bài phát biểu khi tới thăm bang Illinois trong nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện các quy định bắt buộc tiêm chủng cũng như giải thích lý do Nhà Trắng phải quyết liệt đối với nhiệm vụ này, Tổng thống Biden khẳng định: “Những yêu cầu này đã cho thấy tác dụng”, đồng thời cho biết thông báo quy định tiêm chủng bắt buộc mà ông đưa ra đã khuyến khích các doanh nghiệp cảm thấy họ có thể đến và yêu cầu nhân viên của họ điều tương tự. Chính vì vậy, hiện có nhiều người hơn đang được tiêm chủng cũng như đang được cứu sống.
Tổng thống Biden lập luận rằng các quan chức chính phủ đã không còn lựa chọn khác để thúc đẩy người dân đi tiêm phòng khi trong suốt thời gian qua các quan chức trong chính quyền đã thực hiện một loạt các biện pháp, như mua đủ vaccine để đảm bảo mọi người dân Mỹ đều có thể được tiêm, mở rộng khả năng đủ điều kiện và khả năng tiếp cận, đồng thời cung cấp các ưu đãi cho những người vẫn chưa tiêm trong mùa Hè.
Bên cạnh đó, Tổng thống Biden cũng bác bỏ những chỉ trích từ đảng Cộng hòa cũng như những người khác về các yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc của Nhà Trắng. Ông Biden lưu ý rằng sinh viên và nhân viên y tế đã được yêu cầu trong nhiều thập kỷ phải tiêm một số mũi vaccine nhất định và ông cho rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ người lao động từ chối tiêm vaccine phòng COVID-19.
Video đang HOT
Bài phát biểu của Tổng thống Biden nằm trong nỗ lực rộng lớn hơn của Nhà Trắng trong những tuần gần đây nhằm khuyến khích mạnh mẽ hơn việc áp dụng các yêu cầu tiêm chủng bắt buộc tại các công ty tư nhân.
Một phân tích của Nhà Trắng được công bố trước chuyến đi của Tổng thống Biden cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đã tăng hơn 20% ở các công ty, cơ sở giáo dục, hệ thống y tế và các cơ quan khu vực công yêu cầu nhân viên đi tiêm chủng. Nhà Trắng cũng tiếp tục ghi nhận kết quả của việc yêu cầu tiêm chủng bắt buộc khi đã số người chưa được tiêm phòng đã giảm 1/3 so với thời điểm ông Biden công bố chính sách chứng nhận tiêm vaccine cho nhân viên liên bang. Vào tháng 7, Tổng thống Biden thông báo nhân viên liên bang sẽ phải tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc xét nghiệm thường xuyên. Tuy nhiên, tháng trước Nhà Trắng đã quyết liệt hơn khi yêu cầu nhân viên liên bang phải tiêm phòng và thông báo quy định bắt buộc việc tiêm phòng tại các công ty lớn.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, nhiều người dân Mỹ ủng hộ yêu cầu tiêm vaccine. Một cuộc thăm dò của Axios-Ipsos vào tháng trước cho thấy 60% người Mỹ được hỏi cho biết ủng hộ yêu cầu tiêm phòng bắt buộc của Nhà Trắng, trong khi kết quả cuộc thăm dò của Fox News cho thấy đa số ủng hộ các yêu cầu tiêm vaccine cho giáo viên, nhân viên chính phủ liên bang và nhân viên kinh doanh.
Hơn 700.000 người Mỹ đã tử vong vì COVID-19 kể từ đầu năm 2020 và quốc gia này vẫn đang phải đối diện với nguy cơ làn sóng mới do biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh khi số ca nhiễm mới và nhập viện tăng mức kỷ lục trong những tuần gần đây. Chính vì vậy, Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước và thực tế là đây là đại dịch của những người chưa được tiêm chủng.
Tổng thống Mỹ - Pháp sắp điện đàm về thương vụ tàu ngầm
Tổng thống Biden và Macron sẽ điện đàm trong vài ngày tới sau khi căng thẳng ngoại giao nổ ra vì việc Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp.
"Sẽ có trao đổi qua điện thoại trong vài ngày tới", phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal hôm nay nói với kênh BFM, thêm rằng yêu cầu đối thoại đến từ Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Macron sẽ yêu cầu Tổng thống Biden "làm rõ" sau khi Mỹ, Australia và Anh công bố một hiệp ước quốc phòng, trong đó Canberra sẽ mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Washington, hủy bỏ một hợp đồng tàu ngầm ký trước đó với Paris.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi muốn lời giải thích", người phát ngôn Attal nói, nhấn mạnh Mỹ cần trả lời cho hành động "giống như một sự vi phạm lòng tin".
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Australia Scott Morrison bác bỏ những cáo buộc của Pháp rằng Canberra nói dối về việc hủy hợp đồng, khẳng định ông đã nêu quan ngại về thỏa thuận "từ vài tháng trước".
Australia hôm 16/9 tuyên bố hủy hợp đồng trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group của Pháp để đóng 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda. Thay vào đó, nước này quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 16/9 cố gắng xoa dịu cơn thịnh nộ của Pháp, khi gọi nước này là đối tác quan trọng ở Án Độ Dương - Thái Bình Dương. Trước đó, Le Drian gọi quyết định của Australia là "cú đâm sau lưng" đồng minh và niềm tin của họ đã bị "phản bội".
Căng thẳng xảy ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ tại châu Á và Thái Bình Dương, do lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng từ Trung Quốc. Trong khi đó, Pháp sắp nhậm chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu.
Biden bác tin bị Tập Cận Bình từ chối gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden phủ nhận thông tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước đã từ chối đề nghị gặp trực tiếp. Tờ Financial Times hôm 14/9 trích nhiều nguồn thạo tin về cuộc điện đàm 90 phút giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/9, cho rằng ông Tập...