Tổng thống Mỹ tuyên bố tái tranh cử: Sức ép ngày trở lại đường đua
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố tái tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 tại một sự kiện diễn ra sáng 19/6 (giờ Việt Nam) ở thành phố Orlando, bang Florida, nơi từng góp phần quan trọng trong lần đầu đắc cử của ông.
Bất chấp hàng loạt khó khăn đang phải đối mặt kể từ khi lên nắm quyền liên quan những vấn đề như nhập cư, bức tường biên giới, bất đồng với các đối tác thương mại lớn hay sự thay đổi trong chính sách đối ngoại đối với các khu vực “điểm nóng”, vị tổng thống đương nhiệm Mỹ vẫn được đánh giá là đối thủ “khó đánh bại” đối với bất kỳ ứng cử viên sáng giá nào của đảng Dân chủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch vận động tái tranh cử tổng thống tại Orlando, Florida, Mỹ ngày 18/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Bước vào năm thứ ba của nhiệm kỳ, năm rất quan trọng đối với một tổng thống đương nhiệm trong chiến dịch tái tranh cử vào năm tới, Tổng thống Trump hiện đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội so với các đối thủ tiềm năng đảng Dân chủ để tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cử tri truyền thống và giành lại lá phiếu cử tri ở các bang dao động hay từng ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ.
Điều chắc chắn không thể phủ nhận được rằng kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã mạnh tay “chèo lái con thuyền nước Mỹ” theo hướng đi của mình và đạt được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của cường quốc hàng đầu thế giới này đúng như khẩu hiệu mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016, đó là làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Dấu ấn của ông Trump khá rõ nét, từ “hồi sinh” ngành công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, thắt chặt chính sách di dân và sửa đổi các hướng đi trong chính sách đối ngoại.
Khi nhậm chức tháng 1/2017, Tổng thống Trump được “thừa hưởng” một nền kinh tế vững chắc nhưng tăng trưởng chậm với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 1,6% trong năm 2016, mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2011, và tỷ lệ thất nghiệp là 4,7%.
Tuy nhiên, trong hơn 2 năm qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khởi động một chu trình khác với những bước tiến mà hầu hết các chuyên gia trước đó đều tin là điều không tưởng. Thị trường lao động Mỹ đã vượt qua mức kỳ vọng bằng cách tạo thêm 263.000 việc làm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua, xuống còn 3,6% trong tháng 4/2019 và GDP trong quý đầu tiên năm nay ghi nhận mức tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tài chính đã hồi phục trở lại mức cao kỷ lục sau khi rơi vào giai đoạn sụt giảm đáng kể hồi cuối năm 2018, trong khi tăng trưởng tiền lương đang dần cải thiện rõ rệt sau nhiều năm gần như đình trệ. Những thành tựu kinh tế này sẽ là một trong những lợi thế quan trọng, củng cố thêm khả năng chiến thắng cho Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, đồng thời đặt ra thêm “bài toán khó” cho phe Dân chủ, phải đau đầu để tìm ra những điểm yếu của vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Không chỉ tạo dấu ấn trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra được bước đột phá, một mốc lịch sử trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù trong cả hai cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Singapore và Việt Nam, hai bên không ra được tuyên bố chung cũng như chưa đạt được những biện pháp cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, nhưng việc hai nhà lãnh đạo cùng ngồi vào bàn đàm phán cho thấy những tín hiệu tích cực và lạc quan về sự thay đổi có thể dẫn tới bước chuyển trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây cũng được coi là một thành công lớn của Tổng thống Trump, điều mà chưa một người tiền nhiệm nào của ông làm được.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch vận động tái tranh cử tổng thống tại Orlando, Florida, Mỹ ngày 18/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Có thể nói, cùng với những thành công trên, Tổng thống Trump trở lại cuộc đua trong thế thượng phong khi ông vượt qua “sóng gió” của cuộc điều tra do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiến hành liên quan cao buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Kết quả cuộc điều tra này phần nào phá tan “đám mây đen” bao phủ trong suốt hơn 2 năm đầu nhiệm kỳ, góp phần củng cố lòng tin của cử tri chủ chốt và sẽ được Tổng thống Trump sử dụng như một vũ khí chống lại đảng Dân chủ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đối với Tổng thống Trump, con đường phía trước không thiếu những chông gai và thử thách. Tổng thống Trump chính thức tham gia cuộc đua trong bối cảnh đảng Dân chủ ngày càng quyết tâm hơn với ý định mở rộng cuộc điều tra “nghi án” Nga can thiệp để giúp ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, cũng như tiến hành các cuộc điều tra khác liên quan đến công việc kinh doanh hay khai thuế thu nhập mà ông từ chối công bố. Thậm chí, một số thành viên của đảng Dân chủ còn muốn tiến hành các thủ tục để luận tội Tổng thống.
Bên cạnh đó, với tình trạng lưỡng viện chia rẽ, Tổng thống Trump phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thực hiện các đường lối chính sách khi ông và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện luôn luôn ở hai bên chiến tuyến trong một loạt vấn đề liên quan đến người nhập cư cũng như bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico, dẫn đến tình trạng chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa kéo dài nhất trong lịch sử đất nước.
Với Tổng thống Trump, giữ lời hứa trong việc xây bức tường biên giới chính là bàn đạp chính trị để ông huy động lá phiếu của cử tri cốt lõi đảng Cộng hòa, giống như trong cuộc bầu cử năm 2016. Thế nhưng, tới nay ông vẫn chưa thực hiện được lời hứa của mình. Thế bế tắc ở quốc hội khiến Tổng thống Trump hướng vào đối ngoại với hy vọng đạt được thành tựu thúc đẩy chiến dịch tái tranh cử, chẳng hạn như tiến trình phi hạt nhân Triều Tiên hay một thỏa thuận thương mại tiềm năng với Trung Quốc, song kết quả trong những ưu tiên này lại chưa được như mong đợi.
Tiếp tục đường lối cứng rắn với Trung Quốc, Tổng thống Trump dường như đang “đặt cược chính trị” trong vòng đua tái tranh cử 2020 bởi cuộc chiến thương mại này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những nỗ lực của ông tìm kiếm một chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng. Nếu trong cuộc tranh cử năm 2016, Tổng thống Trump nhận được lượng phiếu lớn khi tuyên bố về lập trường cứng rắn với Trung Quốc, thì trong cuộc đua lần này, sự ủng hộ của các cử tri ở một số bang quan trọng có lẽ sẽ không còn mạnh mẽ như vậy, bởi nền kinh tế của một số bang từng góp phần đáng kể vào chiến thắng của ông Trump năm 2016 đang phải gánh chịu “hậu quả” nặng nề do những tranh cãi không có hồi hết giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bước vào Nhà Trắng với cam kết làm thay đổi bộ mặt nền chính trị cũng như theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, sau hơn 2 năm lãnh đạo, Tổng thống Donald Trump không chỉ đang thay đổi nước Mỹ mà còn thay đổi thế giới với nhiều quyết định và chính sách bất ngờ, gây tranh cãi và mang đậm dấu ấn cá nhân. Khả năng Tổng thống Trump lập lại “kỳ tích” trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, yếu tố then chốt quyết định lá phiếu của cử tri. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ cũng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc chiến thương mại-công nghệ Mỹ-Trung hay những căng thẳng trong vấn đề Iran… Bất kỳ dấu hiệu mất ổn định kinh tế nào cũng có thể đẩy Tổng thống Trump rơi vào thế bất lợi, đảng Dân chủ sẽ có một cơ hội lớn để “lật ngược thế cờ” và đánh bại ông trên đường đua tới.
Đặng Huyền (Phóng viên TTXVN tại Mỹ)
Theo Tintuc
Vụ bé gái 3 tuổi chết bí ẩn và kết cục gây chấn động : Những bằng chứng "biết nói"
Với nhiều bằng chứng thu thập được, dư luận gần như chắc chắn người mẹ này biết rất rõ và có liên quan đến cái chết của con gái mình.
Cái chết của cô bé 3 tuổi Caylee Marie Anthony vào năm 2008 được coi là vụ án thế kỷ và cũng là một trong số các vụ án ly kỳ nhất lịch sử tư pháp Mỹ. Cuộc điều tra kéo dài 3 năm xoay quanh nghi phạm số một chính là mẹ của nạn nhân đã đưa ra một bản án khiến toàn nước Mỹ rúng động, không chỉ bởi vì tình tiết bí ẩn của nó mà còn bởi kết thúc mà người ta cho là bất công.
Casey Anthony tại phiên tòa xét xử ngày 9/3/2011.
Bằng chứng trong cốp xe
Tại phiên xử đầu tiên diễn ra tại thành phố Orlando, bang Florida, ngay cả luật sư biện hộ của Casey Anthony là Jose Baez cũng phải thốt lên rằng: "Làm sao trên thế giới có một bà mẹ có thể vô tư vui chơi suốt một tháng trời mà không hề suy nghĩ gì về đứa con đang mất tích? Thật sự rất kỳ lạ!".
Qua quá trình điều tra, cảnh sát đã phát hiện ra mẫu tóc và dấu vết bẩn trong cốp xe của Casey. Mặc dù kết quả cho thấy đó là vết máu của nạn nhân nhưng những chi tiết này vẫn chưa đủ để luận tội. Sau đó, bồi thẩm đoàn đã tiến hành giám định không khí trong cốp xe để xác định xem liệu có phải xe đã từng chứa xác chết đang phân hủy ở trong đó hay không. Kết quả sau khi được gửi đến Viện Nghiên cứu về nhân chủng học của Đại học Tennessee chứng minh rằng đúng là từng có một cái xác ở đó.
Ngoài ra, một loại thuốc gây mê cũng được tìm thấy trong cốp xe của Casey và bằng chứng Casey đã từng tìm kiếm trên mạng internet về cách sử dụng loại thuốc gây mê này. Cảnh sát cũng đã tìm được những cuộn băng ghi lại hình ảnh Casey đi dự tiệc, đi hộp đêm trong khoảng thời gian Caylee bắt đầu mất tích.
Với những bằng chứng thu thập được, bồi thẩm đoàn tin rằng Caylee đã thực sự chết trong cốp xe hơi của Casey còn nhiều người thì đưa ra nghi ngờ rằng trong lúc mải tiệc tùng, Casey đã bỏ lại bé Caylee cả ngày trong cốp xe và bé đã chết vì sức nóng từ mặt trời. Một số người khác lại tin rằng người mẹ này đã giết con gái mình. Dù giả thiết có là gì đi chăng nữa thì có một điều chắc chắn là Casey biết rất rõ và có liên quan đến cái chết của con gái mình.
Phiên tòa thế kỷ
Đã gần ba năm kể từ khi cô bé Caylee mất tích và tử thi được phát hiện, dư luận thường xuyên theo dõi diễn biến cuộc điều tra và muốn biết điều gì đã xảy ra. Tại phiên xử ngày 9/3/2011, hàng triệu người theo dõi vụ án qua truyền hình, cùng với những đám đông trước đó hằng ngày tụ tập ngoài phòng xử án với biểu ngữ yêu cầu kết tội người mẹ độc ác Casey Anthony.
Bố mẹ của bị cáo là bà Cindy và ông George khi được mời ra tòa đã khóc nức nở khi các công tố viên cho chiếu lại các hình ảnh quay ngày sinh nhật trước đó của Caylee. Bà Cindy cho biết: "Đây là khoảnh khắc đặc biệt của ba chúng tôi. Tôi còn nhớ như thể mới vừa diễn ra chiều hôm qua". Trong khi đó, nữ phạm nhân 25 tuổi biểu lộ vẻ mặt lúc cau có, lạnh lùng, lúc cười cợt, lúc lại khóc lóc.
30 người được gọi ra làm chứng, hơn 300 vật dụng liên quan được trưng bày, nhưng các nghi vấn chung quanh sự mất tích của Caylee vẫn chưa được giải đáp. Không ai biết chính xác cô bé chết lúc nào? Chết ở đâu? Và nếu như bé bị sát hại, theo như cáo buộc, bởi người mẹ, thì vì lý do gì?
"Những bức ảnh tiệc tùng có thể chứng minh cô ta đã đi ra ngoài vui chơi sau đó nhưng không chứng minh được ý định cô ta giết con. Ngay cả những lời nói dối hoặc sự im lặng của nghi phạm trong suốt 1 tháng con mất tích cũng không là bằng chứng buộc tội", công tố viên cho hay.
Đầu tháng 7/2011, Casey tiếp tục bị đưa ra trước tòa với 7 tội danh, trong đó có tội giết người cấp độ một. Tất cả các kênh truyền hình quốc gia thời điểm này đều có giờ tường thuật tại chỗ và bình luận. Thậm chí, có kênh tường thuật và bình luận suốt ngày. Người tham dự phải thức suốt đêm để dành được vé vào phòng xử án, thậm chí đánh nhau vì tranh chỗ. Báo chí gọi đây là "phiên tòa thế kỷ".
Có lẽ câu hỏi được chờ đợi nhất đó là: Casey Anthony có phải đối mặt với án tử hình hay lại giống như nhận định của một số luật sư rằng vụ án không có một nhân chứng đích thực, các chứng cớ chỉ là suy diễn, động cơ giết người không được làm rõ. Vì vậy, nghi phạm sẽ được tha bổng hoặc chỉ bị kết án nhẹ.
Theo Danviet
Chính phủ Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc chiến pháp lý với Hạ viện Ngày 17/12, truyền thông đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu bổ sung các vị trí nhân sự quan trọng nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý với Hạ viện do đảng Dân chủ phát động. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington D.C.. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo các nguồn tin trên, Nhà...