Tổng thống Mỹ tuyên bố ‘đứng về phía Ukraine’
Ngày 13.3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Ông Obama cam kết ủng hộ Ukraine trong vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 13.3 – Ảnh: AFP
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và ông Yatsenyuk tại Nhà Trắng thể hiện “sự thật rằng chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ người dân Ukraine”, theo AFP.
Ông Yatsenyuk tuyên bố chính quyền lâm thời Ukraine sẵn sàng đối thoại với Nga và kêu gọi Nga đối thoại mà không dùng súng đạn và xe tăng.
Trao đổi với Tổng thống Obama, ông Yatsenyuk khẳng định Ukraine sẽ không bao giờ đầu hàng trước Nga.
Ông Yatsenyuk cảnh báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “sẽ bị buộc phải trả giá” nếu Nga không rút quân khỏi khu tự trị Crimea. Trước đó, lãnh đạo các nước nhóm G7 cũng đưa ra cảnh báo tương tự.
Tổng thống Obama nói nước Mỹ rất rõ ràng xem việc Nga can thiệp vào Crimea là vi phạm luật pháp quốc tế, cũng theo AFP.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ đứng về phía Ukraine và người dân Ukraine trong việc đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine”, ông Obama cho biết thêm.
Cuộc gặp gỡ cấp cao này diễn ra trước thời điểm chính quyền khu tự trị Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, vào ngày 16.3, về việc sáp nhập vào Nga.
Video đang HOT
Theo hãng tin Itar-Tass (Nga) ngày 12.3, lực lượng lính dù Nga đang tiến hành cuộc tập trận lớn nhất trong 20 năm qua tại miền tây Nga và không xa biên giới với Ukraine, với sự tham gia của 4.000 binh sĩ, 36 máy bay vận tải quân sự và một số phương tiện tác chiến. Sự kiện này diễn ra cùng lúc với cuộc tập trận của Mỹ với một số nước đồng minh gần Ukraine. Theo Reuters, lính Nga hiện kiểm soát nhiều căn cứ quân sự Ukraine tại Crimea và Crimea hiện là tâm điểm khủng hoảng Ukraine.
Theo TNO
Crưm sáp nhập vào Nga: 3 câu hỏi lớn
Ngày 16/3 tới đây, Cộng hòa Tự trị Crưm thuộc Ukraina sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để trả lời cho câu hỏi khu tự trị này có sáp nhập vào Liên bang Nga hay không. Cuộc trưng cầu dân ý bị chính quyền trung ương Kiev và phương Tây phản đối kịch liệt, coi là bất hợp pháp.
Trong khi đó, Nga coi đây là nguyện vọng chính đáng thể hiện mong muốn của người dân, đa phần nói tiếng Nga, tại bán đảo này. Dưới đây là ba vấn đề liên quan tới việc trưng cầu dân ý này.
Những người thân Nga tại Crưm tuần hành. Ảnh: RIA
Crưm có sáp nhập với quyền hạn là một chủ thể của Liên bang Nga?
Sẽ có hai câu hỏi được đưa ra trong cuộc trưng cầu dân ý: "Ông, bà ủng hộ sáp nhập Crưm vào Liên bang Nga với quyền hạn là một chủ thể của Liên bang Nga?" và "Ông, bà ủng hộ khôi phục hiệu lực của Hiến pháp Cộng hòa Crưm năm 1992 và giữ nguyên quy chế Crưm là một bộ phận của Ukraina?".
Hôm 10/3, Chủ tịch Xô viết Tối cao Cộng hòa tự trị Crưm Vladimir Konstantinov tuyên bố có trên 80% dân chúng bán đảo Crưm muốn sáp nhập với Nga.
Trong khi đó, chính quyền mới Crưm cam kết sẽ nhanh chóng biến bán đảo Crưm thuộc Nga trong "thời hạn sớm nhất". "Nếu như cuộc trưng cầu dân ý toàn dân ủng hộ việc Crưm cần phải nằm trong thành phân của Nga, thì chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc suốt ngày đêm. Chúng tôi có thể và sẽ làm việc để nhanh chóng đến mức tối đa nằm trong cơ chế pháp lý của Liên bang Nga. Tôi có niềm tin chắc chắn rằng nhận thấy tất cả mọi vấn đề và sẽ làm tất cả để mọi việc hoàn tất trong thời hạn nhanh nhất" - Đó là lời khẳng định của Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crưm Sergei Acsenov.
1.500 quân nhân lực lượng vũ trang Crưm sẽ được huy động bảo vệ các điểm bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Crưm về việc sáp nhập vào Liên bang Nga trong ngày 16/3 tới đây. Đó là thông báo của Thủ tướng nước Cộng hòa tự trị Crưm Sergei Acsenov hôm thứ Hai sau khi tiểu đoàn quân đặc nhiệm lực lượng vũ trang Crưm tuyên thệ.
Hãng Itar-Tass dẫn lời Thủ tướng Cộng hòa Tự trị Crưm: "Chúng tôi đã có 1.500 quân nhân tuyên thệ bảo vệ tất cả các địa điểm bỏ phiếu. Trưng cầu dân ý sẽ được những người có vũ trang bảo vệ, trước tiên là lực lượng dân phòng và lực lượng vũ trang của Cộng hòa tự trị".
Người đứng đầu chính phủ Crưm cũng tuyên bố trong trường hợp sáp nhập vào Liên bang Nga, lực lượng vũ trang Crưm sẽ nằm trong thành phân của quân đội Nga. Đồng thời ông cũng không loại trừ khả năng những quân nhân của quân đội Ukraina đóng tại Cộng hòa tự trị Crưm cũng có thể tuyên thệ sáp nhập vào Crưm, sau đó là Liên bang Nga.
Ông Acsenov nói thêm: "Quân đội Ukraina, tất cả các đơn vị quân sự hiện đang bị các lực lượng dân phòng phong tỏa. Sau khi quyết định trưng cầu dân ý sáp nhập vào Liên bang Nga được thông qua, họ cần hoặc rời khỏi lãnh thổ Cộng hòa tự trị Crưm, hoặc nếu họ sẵn sàng còn phục vụ trong lực lượng vũ trang, thì họ cần phải tuyên thệ phục vụ Cộng hòa tự trị hoặc Liên bang Nga - mọi việc sẽ rõ ràng vào thời điểm trưng cầu dân ý".
Itar-Tass cho hay Quốc hội Crưm đã tuyên bố Xô viết Tối cao nước Cộng hòa tự trị đã chính thức mời các quan sát viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tới giám sát cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3.
Cuộc sống của bán đảo sau trưng cầu dân ý sẽ như thế nào sau khi sáp nhập vào Nga?
Thủ tướng Acsenov cũng cho biết, nếu như kết quả trưng cầu dân ý nghiêng về sáp nhập với Nga, thì Crưm dù sao vẫn đòi giữ nguyên quyền coi mình là khu tự trị. "Cần tiếp tục giữ nguyên hiện trạng tự trị, nhưng là một chủ thể của Nga" - ông Acsenov tuyên bố.
Nhưng ông Acsenov cũng thừa nhận chắc chắn đó là khu tự trị không đồng nhất. Về dân chúng thành phố Sevastopol muốn trực thuộc chính quyền trung ương Nga, ông nói: "Nếu họ muốn nằm trong thành phần Crưm, chúng tôi cũng ủng hộ, còn họ trực thuộc trung ương, chúng tôi cũng tán thành". Tại Crưm sẽ sử dụng hai thứ tiếng là tiếng Nga và tiếng Crưm-Tatar là hai ngôn ngữ chính thức.
Tình trang đối đầu căng thẳng tại Crưm giữa lực lượng thân Nga và Ukraina vẫn không có chiều hướng giảm.
Trước đó, ông Acsenov đã từng tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý thực sự rất cấp bách, nếu như Nga đồng ý thu nhận Crưm vào thành phần Nga. Hiện vấn đề này sẽ do Chính phủ và Quốc hội Nga quyết định. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina dẫn đến khả năng tan rã lãnh thổ đất nước được bắt đầu từ mùa Thu năm 2013, sau khi chính phủ cũ của Ukraina từ chối ký Hiệp định liên kết với EU.
Trong suốt thời gian diễn ra những hành động phản đối tại Ukraina đã làm cho trên 80 người thiệt mạng. Ngày 1/3 Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đã trao cho Tổng thống Nga quyền đưa quân vào lãnh thổ Ukraina để ổn định tình hình chính trị xã hội tại đây.
Số phận người Tatar-Crưm
Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crưm Acsenov cam kết sẽ tăng gấp đôi đại diện người Tatar trong ban lãnh đạo Crưm.
"Người Tatar-Crưm sẽ có khả năng tăng đáng kể đại diện của mình trong ban lãnh đạo Crưm. Thực tế là sẽ tăng gấp đôi" - Đó là tuyên bố của Thủ tướng Acsenov với hãng Thông tấn Nga Itar-Tass.
Ông Acsenov cho biết ngày thứ Ba, tại khóa họp của Xô viết tối cao sẽ đưa ra đề nghị về hai ứng cử viên Phó Thủ tướng và Phó chủ tịch Xô viết Tối cao là người Tatar-Crưm.
Hai đai diện của người Tatar-Crưm cũng sẽ giữ chức Bộ trưởng. Thủ tướng Acsenov cũng thông báo chính quyền Crưm sẵn sàng hỗ trợ và tăng gấp đôi kinh phí cho người Tatar-Crưm.
Ông Acsenov tuyên bố: "Luật pháp Liên bang Nga hiện nay cho phép người dân thuộc các dân tộc khác nhau sống bình yên và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và tăng số lương cung cấp tài chính cho họ. Họ có quyền như chúng tôi và cũng như các công dân Nga. Giữa chúng tôi không có sự khác biệt nào.
Hiện nay, người Tatar-Crưm chiếm khoảng 15% dân số tại bán đảo. Còn số người nói tiếng Nga chiếm khoảng 60%.
Lê Văn
Theo_VietNamNet
Lực lượng thân Nga đã kiểm soát toàn bộ Crimea? Ông Sergei Aksyonov, người đứng đầu Khu tự trị Crimea, Ukraine nói rằng lực lượng thân Nga đã kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea và bao vây toàn bộ các căn cứ quân sự Ukraine chưa chịu đầu hàng, AP đưa tin ngày 6.3. Binh sĩ vũ trang mặc quân phục không phù hiệu, được cho là lính Nga, đang đứng bao...