Tổng thống Mỹ từng để mất mã phóng hạt nhân như thế nào?
Trợ lý của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã để mất thẻ mã phóng hạt nhân và vụ việc bị giấu nhẹm nhiều tháng liền, cuốn tự truyện của cựu quan chức Mỹ cho biết.
Một sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ mang theo chiếc vali hạt nhân lên chuyên cơ Không lực Một của Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Theo Bussiness Insider, những thông tin trên được viết trong cuốn tự truyện “Không do dự: Cuộc phiêu lưu của một chiến binh Mỹ” xuất bản năm 2010 của ông Hugh Shelton, cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ giai đoạn 1997-2001.
Câu chuyện được gợi lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sở hữu “nút bấm hạt nhân” trên bàn làm việc. Cuốn sách cho biết, quy trình phóng hạt nhân không đơn thuần là bấm một nút.
“Tất cả các bước phụ thuộc vào một yếu tố tối quan trọng mà không có nó không thể phóng hạt nhân”, cuốn sách giải thích. Yếu tố mà cuốn sách đề cập đến đó là thẻ ghi mã phóng hạt nhân hay còn gọi là “bánh quy” được cất trong một chiếc vali màu đen gọi là “Quả bóng”.
Chiếc vali hạt nhân sẽ do một trong 5 trợ lý quân sự thân cận của tổng thống mang theo bên cạnh mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, ông Shelton cho biết, một sự cố bi hài đã xảy ra. Vào năm 2000, một thành viên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về quy trình phóng hạt nhân được cử đến Lầu Năm Góc để kiểm tra định kỳ mã phóng này. Việc kiểm tra này được tiến hành định kỳ hàng tháng và mã phóng hạt nhân sẽ được thay đổi 4 tháng/lần.
Lúc này một trợ lý quân sự của Tổng thống Bill Clinton nói với quan chức kia rằng, ông Clinton vẫn giữ mã phóng nhưng đang trong một cuộc họp quan trọng không thể cắt ngang. Viên trợ lý này khẳng định Tổng thống Clinton giữ mã phóng rất nghiêm ngặt và luôn có trợ lý theo sát. Mặc dù hoài nghi, nhưng cuối cùng quan chức Nhà Trắng cũng chấp nhận lý do và rời đi.
Một tháng sau, trong lần kiểm tra định kỳ tiếp theo, viên trợ lý nói trên nghỉ phép, một trợ lý khác thay thế cũng nói với quan chức Lầu Năm Góc rằng Tổng thống rất bận và khẳng định mã phóng vẫn đảm bảo an toàn.
“Câu chuyện bi hài cứ thế xảy ra mà tôi tin rằng bản thân Tổng thống Clinton khi đó cũng không biết cho tới thời hạn buộc thu hồi và thay mới mã phóng hạt nhân”, ông Shelton viết.
Ông cũng cho biết thêm: “Đến lúc này chúng tôi mới biết rằng viên trợ lý không biết đã để thẻ phóng hạt nhân ở đâu, nó đã biến mất vài tháng nay. Tổng thống không hề giữ nó và vẫn nghĩ trợ lý của mình đang giữ”.
Video đang HOT
Ông Shelton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là ông William Cohen được thông báo về sự việc trên và vấn đề nhanh chóng được khắc phục bằng cách thay mã phóng mới.
Tuy nhiên, để tránh lặp lại sự việc trên, Lầu Năm Góc cũng thay đổi quy trình kiểm soát mã phóng, theo đó quan chức Lầu Năm Góc khi tới Nhà Trắng kiểm tra phải tận thấy những mã phóng, kể cả phải chờ đợi nếu cần thiết.
Ông Shelton và Cohen khi đó lo ngại sự việc bị truyền thông phát hiện và sẽ trở thành câu chuyện đáng xấu hổ của quân đội. Tuy nhiên, sự việc được giữ kín đến khi đích thân ông Shelton kể lại trong cuốn tự truyện năm 2010. Đây có lẽ là lần đầu tiên câu chuyện được tiết lộ.
Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Mỹ bị mất chiếc thẻ hạt nhân. Theo truyền thông Mỹ, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter có thói quen để chiếc thẻ ngay trong túi áo vest. Tuy nhiên, sự cố xảy ra vào một lần ông để quên thẻ trong bộ đồ cũ. Sau đó, nhân viên Nhà Trắng cứ thế đem trang phục của tổng thống bỏ vào máy giặt khô. Theo ABC News, đến nay chưa có người xác nhận câu chuyện, nhưng cũng không lãnh đạo nào phủ nhận thông tin này.
Minh Phương
Theo Dantri
Tin thế giới: Đọ nút bấm hạt nhân của Trump và Kim Jong Un, ai thắng?
Ngay sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố nút bấm hạt nhân đã để sẵn trên bàn, Tổng thống Mỹ Donald Trump lập tức phủ đầu rằng, nút bấm hạt nhân của ông to hơn, mạnh mẽ hơn. Vậy thực sự, ai sẽ mạnh hơn?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo rằng ông có nút hạt nhân trên bàn làm việc. Kim Jong Un nói điều này khi chúc mừng công dân Triều Tiên trong dịp Tết 2018. "Tôi không đe doạ, nhưng cần phải biết về thực tế là nút hạt nhân đã nằm trên trên bàn làm việc của tôi", ông Kim Jong Un nói.
Theo Kim Jong Un, lực lượng hạt nhân sẽ cho phép kiềm chế Mỹ và nếu Bình Nhưỡng quyết định tấn công hạt nhân, thì toàn bộ lãnh thổ Mỹ sẽ nằm trong khu vực bị bắn trúng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng tuyên bố hoàn tất việc thành lập lực lượng hạt nhân quốc gia. Kim Jong Un đánh giá cao các thành công trong việc phát triển chương trình tên lửa và cam kết sẽ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.
Tổng thống Donald Trump ngày 3.1 tuyên bố đáp trả, nút bấm hạt nhân của ông "to và uy lực hơn" so với của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
"Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh rằng 'nút kích hoạt hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc' của ông ấy. Ai đó làm ơn báo với ông ta rằng tôi cũng có nút hạt nhân nhưng nó to hơn, uy lực hơn nhiều. Và nút hạt nhân của tôi hoạt động", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter.
Quy trình phát động một cuộc tấn công hạt nhân của Tổng thống Mỹ bắt đầu bằng việc mở chiếc vali hạt nhân. Tuy nhiên, bên trong vali này cũng không có bất kỳ nút bấm nào như dư luận đồn đoán.
Va li hạt nhân của Tổng thống Mỹ.
Vali hạt nhân thực chất là chiếc túi da màu đen luôn đi bên cạnh tổng thống Mỹ. Chiếc vali này chứa mật mã hạt nhân, tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống liên lạc khẩn cấp và thiết bị liên lạc để gửi mật mã trong tình huống khẩn cấp, bất chấp tổng thống đang ở đâu.
Chỉ tổng thống mới có khả năng mở vali hạt nhân, vốn được khóa bằng hệ thống khóa điện tử. Bên trong vali hạt nhân còn một vật dụng đặc biệt nữa là chiếc thẻ xác thực. Thẻ này có kích cỡ bằng một thẻ tín dụng thông thường và được đặt biệt danh là "bích quy". Trên thẻ có chứa mã số nhận dạng cũng như thông tin cá nhân của tổng thống.
Thế giới đã từng nhiều lần được nhìn thấy chiếc vali hạt nhân đầy ma lực này của tổng thống Mỹ luôn kề sát bên ông trong các chuyến công du ở nước ngoài.
Tuy nhiên, quyền hạn của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề sử dụng nút bấm hạn nhân lại là vấn đề được đặt ra trong nước nước Mỹ bởi theo hiến pháp, ông chủ Nhà Trắng với vai trò là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang có quyền ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia mà không cần quốc hội cho phép.
Nhưng hồi tháng 1.2017, tướng John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết, với vai trò chịu trách nhiệm giám sát vũ khí hạt nhân của Mỹ, ông Hyten khẳng định sẽ đưa ra lời khuyên và khuyến cáo cho tổng thống trước khi vị tổng tư lệnh chỉ đạo những gì phải làm tiếp theo.
Tướng Hyten cho biết thêm, STRATCOM có nhiều kịch bản để xử lý khi nhận được lệnh từ tổng thống và Mỹ có những quy định rõ ràng để đánh giá đâu là mệnh lệnh sai luật.
Những quy định dựa trên 4 tiêu chí chủ chốt của luật Xung đột vũ trang gồm: sự cần thiết, sự phân biệt, tính cân xứng và hậu quả không cần thiết.
Tướng Hyten khẳng định: "Nếu thi hành một lệnh trái phép, bạn sẽ phải đi tù, thậm chí hết phần đời còn lại. Điều này áp dụng cho cả việc dùng vũ khí hạt nhân, vũ khí hạng nhẹ, chiến thuật và mọi thứ khác".
Những phát biểu của Chỉ huy STRATCOM có thể coi là lời trấn an thế giới trước nỗi lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ, nhất là trong bối cảnh có những lời qua tiếng lại gay gắt gần đây giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và Tổng thống Donald Trump đã dọa "hủy diệt hoàn toàn Bình Nhưỡng".
Nút bấm hạt nhân của Kim Jong Un thế nào?
Trong khi đó, ngoài việc nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố có nút bấm hạt nhân, cả thế giới chưa từng được nhìn thấy hình thù của nó. Không ai biết chính xác sức mạnh hạt nhân và quyền lực từ nút bấm hạt nhân của Kim Jong Un thế nào.
Mỹ đã từng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân duy nhất trên thế giới cho đến khi Liên Xô sản xuất được vũ khí cho riêng mình. Theo đó, Mỹ đã khởi động chương trình hạt nhân ngày 21.11.1939 và thử nghiệm lần đầu tiên ngày 16.7.1945. Và tính đến năm 1967, Mỹ đã có 32.040 đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện nay chỉ còn 4.670 đầu đạn sử dụng được.
Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Lầu Năm Góc ước tính Triều Tiên có xấp xỉ 200 bệ phóng tên lửa dùng để bắn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Các ước tính cập nhật cho rằng Triều Tiên đang nắm giữ 13-21 tên lửa, và nước này được tin là có 4 đầu đạn. Mỗi vũ khí được tin là có sức nổ bằng một nửa của loại mà Mỹ đã triển khai khi chống Nhật hồi Thế chiến II.
Hiện nay CHDCND Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân với một quả bom nguyên tử và một số lượng vũ khí hạt nhân cấp thấp hơn từ năm 2009. Năm 2006, nước này đã thực hiện thành công vụ thử hạt nhân đầu tiên của mình. Năm 2007, Triều Tiên tuyên bố họ sở hữu vũ khí hạt nhân. Đến 2016, Bình Nhưỡng thực hiện thành công năm vụ thử hạt nhân, trong đó vụ thứ năm có công suất lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Trong một báo cáo mới được công bố ngày 3.1 sau màn khẩu chiến mới nhất giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và nhà Tổng thống Mỹ Donald Trump, Moody's cho rằng một viễn cảnh như vậy vẫn "ít có khả năng xảy ra". Tuy nhiên, báo cáo không đề cập tới kịch bản xấu nhất là sử dụng vũ khí hạt nhân, thay vào đó tập trung vào khả năng tín nhiệm của các quốc gia và các ngành nghề bị rủi ro.
Nếu cuộc xung đột kéo dài vài tuần, Moody's cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ chịu tác động do năng suất sản xuất và cơ sở hạ tầng có thể bị phá hủy. Nhưng nếu xung đột kéo dài trong vòng 3-6 tháng, một loạt ngành nghề cộng với các nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản có thể bị thiệt hại.
Theo Danviet
Người tình đình đám một thời của Bill Clinton giờ ra sao? Monica Lewinsky là cái tên nổi bật trong nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton, nhà lãnh đạo thứ 42 của nước Mỹ. Năm 1998, nữ thực tập sinh Nhà Trắng bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý sau khi cô này bị phát hiện có quan hệ tình ái với Tổng thống Clinton, người đã có vợ. Monica Lewinsky trở thành...