Tổng thống Mỹ: Tự do hàng hải phải được duy trì ở châu Á – Thái Bình Dương
Tự do hàng hải phải được duy trì ở châu Á – Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong bài phát biểu ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) ngày 27.1, giữa lúc Trung Quốc phô trương sức mạnh của mình trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 27.1 – Ảnh: AFP
“Mỹ hoan nghênh Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi tự do hàng hải phải được duy trì và những vụ tranh chấp phải được giải quyết trong hòa bình”, AFP dẫn lời ông Obama nói.
Tổng thống Obama đưa ra bình luận trên sau cuộc hội đàm ở thủ đô New Delhi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông Modi là lãnh đạo có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc hơn người tiền nhiệm của ông, theo AFP.
Trung Quốc thời gian gần đây đẩy mạnh các hoạt động củng cố tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của nước này, nuốt gần trọn biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Và Bắc Kinh còn có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên biển Đông. Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Trước đó, trong một tuyên bố chung ám chỉ Trung Quốc vào ngày 26.1, Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi nhấn mạnh cam kết duy trì tự do hàng hải ở biển Đông.
Theo AFP, Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương và muốn thắt chặt quan hệ với Ấn Độ để làm đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực.
Tổng thống Obama kết thúc chuyến thăm Ấn Độ (kéo dài 3 ngày) vào ngày 27.1, với cam kết 4 tỉ USD các khoản tiền đầu tư và các khoản vay cho Ấn Độ.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nghị viện châu Âu kêu gọi duy trì lệnh trừng phạt Nga
Nghị viện châu Âu đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt Nga ngay cả khi các quan chức hàng đầu châu Âu đang tìm cách nối lại hợp tác với Moscow, theo hãng tin RT (Nga) ngày 16.1.
Nghị viện châu Âu nhóm họp - Ảnh: Reuters
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 15.1 đã bỏ phiếu về nghị quyết kêu gọi Hội đồng EU "duy trì các lệnh trừng phạt hiện tại của EU đối với Nga và tán thành các tiêu chuẩn để dỡ bỏ lệnh trừng phạt".
Trong số các tiêu chuẩn được đưa ra, nghị quyết nêu rõ việc "tôn trọng lệnh ngừng bắn, rút quân vô điều kiện đối với binh sĩ Nga và các nhóm vũ trang bất hợp pháp, trao đổi tất cả tù nhân và khôi phục lại quyền kiểm soát của Ukraine đối với toàn bộ lãnh thổ, trong đó có cả Crimea".
Nghị viện châu Âu cáo buộc Nga có "chính sách hung hăng và bành trướng", đồng thời lên án nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine là "khủng bố và có hành vi tội phạm", theo RT.
Nghị quyết mà EP bỏ phiếu ngày 15.1 cũng đề xuất Ủy ban EU trong vòng 2 tháng đưa ra một chiến lược truyền thông nhằm chống lại chiến dịch tuyên truyền của Nga mà EP cho rằng nhằm trực tiếp vào EU, các nước láng giềng phía Tây...
Trong khi đó, các quan chức hàng đầu của EU đã kêu gọi thiết lập lại đối thoại với Moscow. Ngày 15.1, đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini nói rằng châu Âu phải "tính tới việc khôi phục một phần các lựa chọn và công cụ hợp tác về pháp quyền và tư pháp với Nga".
Trong một diễn biến liên quan, Itar Tass dẫn một nguồn tin thân cận với EU cho biết hiện có 7 trên tổng số 28 nước EU ủng hộ việc tháo dỡ các lệnh cấm vận đối với Nga. Các nước này bao gồm: Pháp, Áo, Hungary, Ý, Slovakia, Cộng hòa Czech và Cộng hòa Síp.
Cũng theo nguồn tin này, ngoại trưởng 28 nước trong khối EU sẽ không thực hiện các quyết định về lệnh trừng phạt Nga tại cuộc họp đầu tiên trong năm nay, diễn ra vào ngày 19.1 tại Brussels (Bỉ).
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Lầu Năm Góc tăng đầu tư để duy trì ưu thế vượt trội về quân sự Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo sẽ gia tăng đầu tư để giúp nước Mỹ duy trì vị thế đứng đầu về quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Nguồn: AFP/TTXVN Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong một diễn đàn quốc phòng tại Thư viện tổng thống Ronald Reagan ở bang California ngày 15/11 nói rằng Lầu...