Tổng thống Mỹ thăm các bang miền Tây để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
Ngày 13/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời thủ đô Washington đến thăm các bang miền Tây để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng.
Nhà cửa bị thiêu rụi trong đám cháy rừng Caldor ở California, Mỹ, ngày 30/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, Tổng thống Biden sẽ ghé qua thành phố Boise thuộc bang Idaho để thăm một trung tâm điều phối cứu hỏa. Sau đó, ông sẽ đến thành phố Sacramento thủ phủ của bang California. Chặng cuối của chuyến thăm sẽ đưa nhà lãnh đạo Mỹ đến thành phố Denver, bang Colorado, nơi ông dự kiến sẽ có cuộc tranh luận về hai dự luật trong đó đề xuất chi gần 5.000 tỷ USD trong thập kỷ tới để nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước, mở rộng an sinh xã hội và chống biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Biden dự kiến sẽ nêu lại tính cấp bách của vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu và các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu như cháy rừng và mưa bão vốn tàn phá nhiều khu vực ở nước này trong những tháng qua.
Cháy rừng đã hoành hành ở khắp miền Tây nước Mỹ vào mùa hè này, trong đó có các bang mà ông Biden sẽ đến thăm. Tính đến ngày 12/9, Trung tâm Cứu hỏa liên ngành quốc gia Mỹ đã thống kê được 80 đám cháy rừng lớn đang bùng phát trên cả nước, trong đó riêng ở bang Idaho có 22 đám cháy. Hơn 22.000 nhân viên cứu hỏa đã được huy động để dập lửa.
Tổng thống Biden mới đây cảnh báo thế giới đang đối mặt với tình trạng “báo động đỏ” về biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi các đảng phái gạt sang một bên những bất đồng chính trị để cùng giải quyết vấn đề này.
Nỗ lực thúc đẩy kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden gặp khó
Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa ngày 8/6 đã kết thúc nhiều tuần đàm phán về một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ cho tương lai của nước Mỹ, song cho đến nay hai bên không đạt được thỏa thuận đáng kể nào.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP (Pháp), Nhà Trắng và Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito - đại diện nhóm nghị sĩ trên, cho biết hai bên không thống nhất được mục tiêu của dự luật liên quan việc đầu tư tài chính nâng cấp hệ thống cầu đường, phương tiện giao thông công cộng, các bến cảng, mạng lưới Internet và nhiều hạ tầng quan trọng khác trên quy mô toàn quốc.
Trước đó, Nhà Trắng đề xuất giảm 550 tỷ USD quy mô gói đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu từ 2.300 tỷ USD xuống còn 1.700 tỷ USD thông qua cắt giảm hạng mục đầu tư vào băng thông rộng và cầu đường. Bất luận động thái nhượng bộ trên, nhưng 6 nghị sĩ đảng Cộng hòa gồm Shelley Moore Capito, John Barrasso, Roy Blunt, Mike Crapo, Pat Toomey, và Roger Wicker cho rằng đề xuất của Nhà Trắng không thể nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng khi đưa ra Quốc hội. Họ cũng đưa ra đề xuất của riêng họ, nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều chỉ là 928 tỷ USD.
Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, Tổng thống Biden nêu rõ đề xuất mới nhất của nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa "không đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của đất nước" trong việc tu sửa cầu đường, tạo thêm việc làm cũng như chuẩn bị cho nước Mỹ trước tương lai chú trọng vào năng lượng sạch. Bà Jen Psaki cho biết thêm để thay đổi chiến lược của mình, Tổng thống Biden đã đàm phán với một nhóm mới gồm các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Ông Biden kêu gọi nhóm này tiếp tục làm việc với các thành viên khác trong đảng của họ để thúc đẩy một đề xuất lưỡng đảng mà ông hy vọng sẽ phù hợp hơn với các nhu cầu hạ tầng cấp thiết của nước Mỹ.
Bà Psaki cho rằng do quy mô gói đầu tư đã giảm, nên yêu cầu đối với những người được xem là nguồn thu cho gói đầu tư này cũng sẽ giảm. Theo đó, chính quyền Biden cam kết không tăng thuế đối với những người có thu nhập dưới 400.000 USD/năm.
Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà Trắng gần đây hứng chỉ trích của đảng Cộng hòa vì quy mô quá lớn. Bằng kế hoạch này, Nhà Trắng muốn giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội như chăm sóc người cao tuổi, bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Theo dự tính của Nhà Trắng, kinh phí cho gói đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đến từ nguồn thu thuế đối với các tập đoàn và người giàu ở Mỹ. Trong khi đó, các nhà lập pháp hàng đầu của đảng Cộng hòa phản đối ý định tăng thuế.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chỉ đạo nghiên cứu rủi ro liên quan biến đổi khí hậu Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 20/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp chỉ đạo một số bộ và cơ quan liên bang phân tích những rủi ro mà tình trạng biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ thống tài chính và chính phủ liên bang. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà...