Tổng thống Mỹ sẽ ký sắc lệnh chống các mối đe dọa an ninh mạng
Sắc lệnh khuyến khích các biện pháp ứng phó với những vụ tấn công mạng sau vụ việc nhằm vào Hãng Sony Entertainment.
Ngày 13/2, tại hội nghị về an ninh mạng ở Đại học Stanford, thuộc trung tâm Thung lũng Silicon, California, Tổng thống Mỹ Obama sẽ kí sắc lệnh khuyến khích các công ty tăng cường chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng với chính phủ và giữa các công ty với nhau.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (ảnh: Getty)
Đây là các biện pháp ứng phó sau vụ tấn công mạng nhằm vào Hãng Sony Entertainment. Tổng thống Obama cũng sẽ gặp riêng với một số lãnh đạo ngành công nghệ.
Mới đây, Tổng thống Obama đề xuất chi 14 tỷ USD cho an ninh mạng, theo đó sẽ bảo vệ các hệ thống máy tính của chính phủ và tư nhân khỏi nguy cơ bị tin tặc tấn công.
Trong Sáng kiến An ninh mạng quốc gia công bố vào tháng trước, Tổng thống Obama đã phác thảo những mục tiêu cải cách an ninh mạng, bao gồm tăng cường chia sẻ thông tin giữa các công ty tư nhân và chính phủ, củng cố năng lực phản gián và mở rộng tập huấn về an ninh mạng trong chính phủ liên bang./.
Trần Nga Theo Reuters
Theo_VOV
Nga động binh, Mỹ hoãn cấp vũ khí cho Ukraine
Sau khi đàm phán với Thủ tướng Đức Merkel, cuối cùng thì Tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra quyết định cho việc có cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không.
Quyết định của Obama
Ngày 10/2/2015, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức đã gặp nhau ở Nhà Trắng. Sau cuộc gặp này, ông Obama cuối cùng đã tuyên bố hoãn quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh khi chia sẻ với báo giới: "Hi vọng Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande sẽ đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin để chấm dứt cuộc nội chiến ở Ukraine."
Tổng thống Mỹ nhắc lại các biện pháp mà Mỹ và châu Âu đang áp đặt trừng phạt nước Nga, cùng với giá dầu giảm mạnh đang khiến nền kinh tế quốc gia này khốn đốn, khủng hoảng.
Tuy nhiên, ông Obama nhấn mạnh như thế là chưa đủ để ép Moscow dừng các hành động can dự vào Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama trao đổi về tình hình Ukraine
"Để Tổng thống Nga ngừng hỗ trợ quân ly khai và chấp nhận các biện pháp ngoại giao thì phải tạo ra một cái giá đủ cao để ông Putin phải cảm thấy thận trọng. Đó là phương pháp duy nhất khiến Putin phải dừng các hành động của mình lại" - Tổng thống Mỹ đánh giá.
Đồng thời, ông Obama cũng để ngỏ khả năng gia tăng trừng phạt mạnh mẽ hơn, cùng với các hành động viện trợ vũ khí quân sự nếu như cuộc gặp bốn bên giữa Ukraine, Đức, Pháp, Nga vào ngày 11/2 không đạt kết quả như Mỹ mong muốn nhìn thấy.
Mỹ gắp cho EU lửa nóng
Những gì mà Tổng thống Obama vừa tuyên bố diễn ra trong bối cảnh châu Âu và Mỹ đang trong sự bất đồng về việc viện trợ vũ khí. Bản thân Washington cũng ở trong một sự mâu thuẫn rất lớn.
Các nghị sĩ chủ chiến trong Quốc hội Mỹ đã cho rằng chỉ có thể viện trợ vũ khí mới có thể giải quyết dứt điểm cục diện cuộc chiến tại quốc gia này. Trong khi đó, những người phe ôn hòa cho rằng nên sử dụng các biện pháp ngoại giao.
Việc phân chia thành hai quan điểm đối lập như vậy đặt cho người quyết định cuối cùng là Tổng thống Obama - Tổng Tư lệnh của nước Mỹ gánh nặng trách nhiệm nặng nề. Bởi mọi quyết sách nếu không mang lại kết quả khả quan đều hứng chịu búa rìu của phe có quan điểm trái ngược.
Vấn đề thứ hai, Mỹ dù mang trong lòng quan điểm viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ EU. Đức cho rằng dù có cung cấp vũ khí, Ukraine cũng không thể nào giành được chiến thắng với phe ly khai, chỉ vì họ đã được vũ trang quá mạnh và đang nắm thế thượng phong trên chiến trường. Trong khi quân đội Ukraine gần như đã mất ý chí chiến đấu.
Ukraine sẽ không nhận được vũ khí từ Mỹ
Trong khi đó, một loạt nước như Pháp, Ba Lan, Hungary, Italy, Tây Ban Nha... cũng cho rằng chưa phải là thời điểm phù hợp để viện trợ vũ khí cho Kiev, bởi đơn giản đó là hành động khiêu khích với Nga và khó có thể lường trước Moscow sẽ đáp trả như thế nào.
Tuy nhiên, EU cũng phân vân trước việc có gia tăng trừng phạt với Nga hay không, bởi điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của EU khi "nghỉ chơi" với thị trường lớn nhất, cũng là bạn hàng lớn của mình.
Trong bối cảnh như vậy, để giữ lòng đồng minh, dung hòa các mâu thuẫn trong nước, và giải quyết được cuộc khủng hoảng theo hướng lợi ích Mỹ, Tổng thống Obama đã có lựa chọn khôn ngoan và an toàn: Không viện trợ vũ khí, nhưng phải gia tăng sức ép với Nga để có thắng lợi ngoại giao.
Mọi thắng lợi trên bàn đàm phán đều quyết định bởi cục diện trên chiến trường. Và cái cục diện hiện tại thì Kiev không còn điều gì được gọi là lợi thế.
Đó là lý do vì sao Tổng thống Nga Putin đã đề xuất một kế hoạch hòa bình mới nhằm trao cho ly khai phạm vi kiểm soát rộng hơn, quyền tự trị cao hơn, và quyết liệt yêu cầu liên bang hóa Ukraine.
Trong khi đó, châu Âu buộc phải xuống nước đưa cục diện về vị trí ban đầu khi ký thỏa thuận Minsk (9/2014) và yêu cầu Moscow phải công nhận kết quả của thỏa thuận này.
Washington thừa biết rằng trên thế thắng, Moscow không bao giờ chịu xuống nước chấp nhận đàm phán thua thiệt. Và như vậy, châu Âu sẽ phải nghe theo Mỹ trong việc gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.
Cảnh tan hoang của Donetsk
Đến khi đó, cục diện cuộc chiến ở Ukraine sẽ vẫn ở thế giằng co giữa hai bên Donbass và Kiev, nhưng nền kinh tế Nga sẽ phải khốn đốn và thậm chí là sụp đổ bởi các biện pháp gia tăng trừng phạt.
Từ đó để thấy, Mỹ đã gắp vào tay EU một ngọn lửa rất nóng. Nhiệm vụ cho EU, hoặc đàm phán thành công với nước Nga của Putin, hoặc phải gia tăng trừng phạt nếu không muốn tình hình châu lục thêm xấu đi khi chẳng ai có thể lường trước Nga sẽ làm gì nếu phương Tây viện trợ quân sự.
Trách nhiệm lúc này hoàn toàn thuộc về EU, kết quả có ra sao cùng tùy vào tài của EU, mà cụ thể là hai nước Đức và Pháp. Trong khi đó, dù có điều gì bất ổn, Mỹ vẫn là nước đứng ngoài trông vào.
Nga tiếp tục khó lường: Động binh
Trước việc Mỹ có khả năng viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhiều nhà quan sát, chuyên gia phân tích của thế giới đã nhìn nhận rằng có hai khả năng chắc chắn sẽ diễn ra: Thứ nhất, Nga công khai viện trợ vũ khí, huấn luyện cho quân ly khai. Và thứ hai, phe ly khai cũng từ đó mà mạnh lên khiến mọi nỗ lực của Kiev là vô hiệu.
Ngoài ra, còn một khả năng rất xấu mà châu Âu sẽ phải gánh chịu, đó là xảy ra cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và các nước NATO nếu tình hình leo thang. Đó sẽ là cuộc chiến tầm cỡ châu lục, và thậm chí là chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, đó đều là phỏng đoán, chưa ai có thể nắm rõ Moscow sẽ làm gì. Việc Nga đoạt Crimea khi cuộc khủng hoảng mới nhen nhóm đã khiến cả phương Tây bỡ ngỡ vẫn là một kinh nghiệm đáng quên.
Sự khó lường của Nga vẫn được khẳng định khi ngày 10/2, khi cuộc đàm phán giữa Đức và Mỹ đang diễn ra, và một ngày trước khi đàm phán bốn bên, Nga đang tập trận rầm rộ ở bán đảo Crimea và khu vực miền Nam nước Nga.
2.000 quân Nga bắt đầu diễn tập ở miền Nam, và cuộc diễn tập này kéo dài đến một tháng. Và quan chức quốc phòng Nga cho biết đây là cuộc diễn tập của lực lượng tinh nhuệ nhất, sẵn sàng chiến đấu nhất.
Đồng thời, 600 lính Nga bắt đầu tập trận tại Crimea. Hạm đội Biển Đen của Nga nêu rõ các đơn vị phòng thủ ven biển tiến hành diễn tập với khoảng 50 đơn vị vũ khí.
Những hành động đó cho thấy Nga đang vừa chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất, và cũng răn đe đối phương về việc Moscow sẵn sàng cho mọi hành động đối đầu.
Đỗ Minh Tú
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ có thực lòng với Nga? Tổng thống Mỹ Obama vừa đưa ra tuyên bố có thể làm Nga "yên lòng" khi cho rằng, Mỹ không muốn làm "suy yếu" Nga. Mỹ bất ngờ "mềm mỏng" Tuyên bố trên được Tổng thống Obama đưa ra hôm 9/2, theo đó Mỹ không muốn làm "suy yếu" Nga nhưng Phương Tây phải áp đặt một cái giá cho khủng hoảng tại...