Tổng thống Mỹ phản đối ngừng cấp kinh phí và giải tán cảnh sát
Trước đó, phong trào kêu gọi ngừng cấp kinh phí, giải tán lực lượng cảnh sát đang lan rộng trên khắp nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đồng minh của ông hôm 8/6, đã chỉ trích các nhà hoạt động và một số thành viên đảng Dân chủ vì họ ủng hộ phong trào “ngừng cấp kinh phí cho cảnh sát”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh AP
Phát biểu trong cuộc thảo luận bàn tròn ở Nhà Trắng với đại diện các cơ quan thực thi pháp luật và các Cảnh sát trưởng, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: “Đây là một năm có ít tội phạm. Có một lý do dẫn tới ít tội phạm là chúng ta có lực lượng thực thi pháp luật tuyệt vời và tôi rất tự hào về họ. Sẽ không có chuyện ngừng cấp kinh phí và giải tán lực lượng cảnh sát. Họ đã cho phép chúng ta sống trong yên bình và chúng tôi muốn đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ người khó tin cậy nào trong lực lượng cảnh sát”.
Cùng ngày, các nghị sĩ đảng Dân chủ, do một nhóm các nghị sĩ da màu dẫn đầu, đã công bố dự luật nhằm chống lại tình trạng sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát, cũng như chống nạn phân biệt chủng tộc.
Dự luật sẽ tạo thuận lợi cho việc truy tố những cảnh sát có hành vi sai trái và vi phạm quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Dự luật cũng cho phép các nạn nhân cùng gia đình yêu cầu cảnh sát vi phạm phải bồi thường thiệt hại về mặt tài chính.
Sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd trong vụ bắt giữ của nhóm cảnh sát tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, phong trào kêu gọi ngừng cấp kinh phí, giải tán lực lượng cảnh sát đang lan rộng trên khắp nước Mỹ./.
Thủ tướng Canada quỳ gối cùng người biểu tình
Thủ tướng Canada Trudeau ngày 5/6 quỳ gối cùng người biểu tình trước quốc hội nước này nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát.
Những người biểu tình ở Canada dường như muốn thể hiện tinh thần đoàn kết và sự ủng hộ với các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Mỹ sau khi George Floyd, người đàn ông da màu ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tuần trước bị một cảnh sát ghì chết.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau quỳ gối cùng người biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát ở thủ đô Ottawa ngày 5/6. Ảnh: Canadian Press.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cầm một chiếc áo phông in dòng chữ "Black Lives Matter" (Mạng sống người da màu cũng quan trọng), đeo khẩu trang và hô hào những câu khẩu hiệu cùng đám đông hàng nghìn người, trải dài qua nhiều tòa nhà đến cả đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Ottawa. Sau đó, họ đứng im lặng trong 8 phút 46 giây. Đây là quãng thời gian mà viên cảnh sát Derek Chauvin đã ghì lên gáy George Floyd, khiến người đàn ông này liên tục kêu lên "Tôi không thể thở" trước khi chết.
Đoạn video về cái chết của Floyd vào ngày 25/5 đã lan truyền rộng rãi và kích động một làn sóng biểu tình phản đối trên khắp nước Mỹ, lan sang cả nhiều quốc gia khác.
Thủ tướng Canada quỳ gối cùng người biểu tình tại thủ đô Ottawa ngày 5/6. Video: Guardian.
"Hãy nhìn vào màu da của đám đông này", Bộ trưởng Gia đình Ahmed Hussen, người cũng tham gia cuộc biểu tình ở Ottawa với Thủ tướng Trudeau, nói. "Không chỉ có người Canada da màu. Đó là tất cả mọi người, những ai tin rằng mạng sống người da màu cũng quan trọng".
Các cuộc biểu tình tương tự đang diễn ra tại hàng loạt thành phố khác của Canada. Ở Toronto, cảnh sát trưởng Mark Saunders và nhiều sĩ quan khác cũng cùng quỳ gối với người biểu tình tuần hành ở trung tâm thành phố. "Chúng tôi nhìn thấy và chúng tôi lắng nghe", ông tweet. "Chúng ta cần đoàn kết để tạo ra sự thay đổi".
Hôm 2/6, Thủ tướng Trudeau đã im lặng hơn 20 giây khi được hỏi ông nghĩ gì về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump điều quân đội giải tán người biểu tình.
Suốt thời gian khựng lại trong cuộc họp báo ở thủ đô Ottawa hôm 2/6, Trudeau tỏ ra không thoải mái. Biểu cảm trên gương mặt ông thay đổi khi ông dường như đang cân nhắc câu trả lời. Cuối cùng, Trudeau quyết định né tránh câu hỏi.
"Tất cả chúng ta đang theo dõi những gì diễn ra ở Mỹ trong sự kinh hoàng và sửng sốt. Đây là lúc kéo mọi người lại cùng nhau, nhưng cũng là lúc để lắng nghe. Đây là lúc để hiểu sự bất công là gì và nó đã tiếp diễn qua nhiều năm, nhiều thập kỷ", ông nói.
Trump có thể hưởng lợi từ biểu tình Năm 1968, Richard Nixon đắc cử tổng thống Mỹ một phần nhờ làn sóng bạo loạn lan rộng sau khi Martin Luther King bị ám sát. Cái chết của George Floyd sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử tổng thống năm nay dường như là câu hỏi cuối cùng mà hàng nghìn người đang xuống đường biểu tình ở Mỹ...