Tổng thống Mỹ Obama có thể thăm Việt Nam vào tháng 5
Trong một nỗ lực nhằm hoàn thành các mục tiêu chính sách đề ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã lên kế hoạch cho các chuyến công du trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ, trong đó có thể có chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 tới, New York Times cho biết hôm 2/1.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: New York Times)
New York Times dẫn nguồn tin từ các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết, Tổng thống Obama đã lên lịch trình sẵn cho 2 chuyến công du châu Á, 2 chuyến công du tới châu Âu và 1 đến 2 chuyến công du tới Mỹ Latinh.
Theo đó, ông Obama dự kiến sẽ tới Nhật vào tháng 5 để dự hội nghị G7 và tới Trung Quốc vào tháng 9 để dự hội nghị G20. Nhân dịp 2 chuyến công du này, người đứng đầu Nhà Trắng dự kiến sẽ có chuyến tới Lào vào tháng 9 và thăm Việt Nam vào tháng 5. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang được cân nhắc.
Evan S. Medeiros, một cựu cố vấn cấp cao về châu Á của Nhà Trắng cho biết, cuộc họp ở Sunnylands và 2 chuyến công du châu Á cho thấy Mỹ thực sự nghiêm túc với chiến lược coi khu vực này là một ưu tiên chính sách”. “Chuyến thăm tới Việt Nam sẽ là một cơ hội lớn”, ông Medeiros nhận định.
Cuối tháng 4, Tổng thống Obama sẽ công du tới Đức để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và tham gia vào triển lãm thương mại về công nghệ công nghiệp lớn nhất thế giới Hannover Messe. Mùa hè này, ông Obama cũng dự kiến sẽ tới Ba Lan để tham dự hội nghị thượng đỉnh của NATO. Các chuyến công du châu Âu của ông Obama không chỉ nhằm củng cố chính sách ngoại giao của Mỹ mà còn giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế cũng như cuộc khủng hoảng nhập cư.
Ở Mỹ Latinh, đầu tháng 3, ông Obama có thể dừng chân ở Cuba và Colombia. Đến tháng 11, ông Obama sẽ tới Peru để dự hội nghị về hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, ông Obama dự kiến sẽ tới Argentina sau khi chính phủ mới của Tổng thống Mauricio Macri tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Washington.
Video đang HOT
“Tổng thống sẽ tập trung vào hoàn tất các chính sách đối ngoại trong đó có thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran, phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tiến tới thực thi thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu, bình thường hóa quan hệ với Cuba”, Benjamin J. Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama cho biết.
Được biết, trước các chuyến công du nước ngoài nêu trên, ông Obama cũng sẽ có các chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để vận động tranh cử cho các ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và tiếp các lãnh đạo quốc tế.
Dự kiến, ông Obama sẽ tới Sunnylands ở California để chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các nước ASEAN vào ngày 15-16/2 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên lãnh đạo các nước ASEAN nhóm họp tại Mỹ.
Minh Phương
Theo Dantri/New York Times
Nhà lãnh đạo châu Á nào siêng đi nhất năm 2015?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là hai nhà lãnh đạo châu Á công du nhiều nhất trong năm 2015.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trang phục trắng) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mỗi người đã công du 23 nước trong năm 2015 - Ảnh: Reuters
Tờ South China Morning Post ngày 21.12 thống kê về lịch trình làm việc ở nước ngoài của một số nhà lãnh đạo châu Á, trong đó Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là hai nhà lãnh đạo công du nước ngoài nhiều nhất. Thậm chí, số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ mà Thủ tướng Modi và Thủ tướng Abe thăm trong năm 2015 còn gấp đôi Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: đi 23 nước
Thủ tướng Abe đã công du 23 nước trong năm 2015, con số này đã giảm so với năm 2014 nhưng ông vẫn là một trong hai nhà lãnh đạo châu Á "chăm đi" nhất. Mặc dù bận rộn với những vấn đề trong nước, trong đó có việc thông qua dự luật về mở rộng vai trò và phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản, nhưng ông Abe vẫn có một năm ngoại giao tích cực.
Có thể điểm qua một số dấu mốc như chuyến công du Mỹ hồi tháng 4 với bài phát biểu lịch sử của ông trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, và cũng là thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản phát biểu trước quốc hội Mỹ. Bên cạnh đó, ông Abe tham gia nhiều hội nghị lớn trong năm 2015 như Hội nghị thượng đỉnh G20, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á...
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến thăm của ông Modi đến Anh hồi tháng 11.2015 - Ảnh: AFP
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi: cũng 23 nước
Cũng giống như ông Abe, ông Modi năm 2015 cũng đã công du 23 nước. Theo Bloomberg, các chuyến công du của ông Modi một mặt nhằm tìm kiếm nguồn đầu tư, mặt khác nhằm thể hiện sức mạnh đang lên của Ấn Độ với tư cách một nền kinh tế lớn đang tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất khu vực.
Ông Kilbinder Dosanjh, giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc Công ty nghiên cứu và tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu Eurasia Group, nhận định: "Ấn Độ không thực sự có một chính sách ngoại giao cho tới khi ông Modi nhậm chức".
Một dấu mốc lớn trong năm 2015 của ông Modi là chuyến thăm cấp nhà nước tới Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hồi tháng 8 vừa qua. Ông Modi là thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ tới thăm môt quốc gia Ả Rập trong hơn 30 năm. Trong chuyến thăm đó, Ấn Độ và UAE thống nhất thành lập một quỹ 75 tỉ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Ấn Độ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: 42 ngày công du
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có những chuyến công du nước ngoài với nhiều toan tính trong năm 2015 - Ảnh: Reuters
Chủ tịch Tập Cận Bình đã có 42 ngày thăm và làm việc ở nước ngoài trong năm 2015 với các chuyến công du ở nhiều khu vực trên thế giới. Dấu ấn ngoại giao lớn nhất của Bắc Kinh năm 2015 là cam kết chi 60 tỉ USD hỗ trợ hàng chục quốc gia châu Phi, củng cố vai trò là nhà tài trợ lớn nhất cho châu Phi.
Theo đánh giá của South China Morning Post, năm 2015 đối với ông Tập là năm của "ngoại giao nước lớn", khi ông tìm kiếm trật tự thế giới mới và xúc tiến những vấn đề mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi là "đôi bên cùng có lợi".
Mặc dù vậy, South China Morning Post cho rằng các chuyến thăm của ông Tập trong năm nay lúc trúng, lúc trượt mục tiêu. Ví dụ chuyến công du cấp nhà nước tới Mỹ của ông Tập bị lu mờ trước chuyến thăm Mỹ của Giáo hoàng Francis; nhưng sau đó nhà lãnh đạo này tiếp tục tới Anh chuyến đi đó được đánh giá là thành công.
Tổng thống Mỹ Barack Obama: chỉ công du 11 nước
Dù không phải là nhà lãnh đạo một nước châu Á, nhưng hoạt động của Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn được đưa ra so sánh, bởi lẽ Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và chính sách của Mỹ luôn có phạm vi rộng khắp nhất. Năm 2015, ông Obama chỉ công du 11 nước.
Tổng thống Mỹ đã có 5 chuyến công du quốc tế trong cả năm, dài nhất là chuyến đi tới Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Malaysia hồi tháng 11 để tham dự một loạt hội nghị thượng đỉnh như Hội nghị G20, APEC, Đông Á, ASEAN...
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ấn Độ muốn mua 7 tỷ USD vũ khí từ Nga Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến sẽ có chuyến công du tới Nga từ ngày 24 đến 25/12 tới. Theo tờ báo Kommersant, cả Nga và Ấn Độ đều kỳ vọng sẽ đạt được các thỏa thuận đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự trong chuyến công...