Tổng thống Mỹ nêu bật tầm quan trọng của việc phát triển vi mạch máy tính
Tại buổi lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn của Tập đoàn Intel, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 tuyên bố việc sản xuất vi mạch (Chip) tinh vi cho máy tính là một vấn đề an ninh quốc gia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại địa điểm Intel dự kiến xây dựng nhà máy trị giá 20 tỷ USD, Tổng thống Biden khẳng định: “Tất cả những việc này đều nằm trong lợi ích kinh tế cũng như lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta”.
Nhà lãnh đạo Mỹ thực hiện chuyến thăm trên nhằm nêu bật tầm quan trọng của chương trình trị giá hơn 50 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất chip nội địa và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này theo Đạo luật Khoa học và CHIPS. Ông Biden cho rằng Mỹ sẽ cần phát triển kỹ thuật hiện đại “cho các hệ thống vũ khí trong tương lai, vốn sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào vi mạch máy tính”.
Theo Đạo luật Khoa học và CHIPS, Mỹ sẽ dành 280 tỷ USD trong 10 năm tới cho lĩnh vực sản xuất chip và nghiên cứu khoa học. Trong số này, 52 tỷ USD sẽ dành riêng cho ngành sản xuất chip, trong đó 39 tỷ USD sẽ được phân bổ cho “các ưu đãi trực tiếp nhằm kích thích sản xuất” để thúc đẩy việc xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất bán dẫn.
Số tiền này sẽ được phân bổ trong 5 năm, với 19 tỷ USD được giải ngân trong năm nay và 5 tỷ USD mỗi năm tới năm 2026. Đạo luật này được thông qua với sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng viện Quốc hội Mỹ, khi các nghị sỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đánh giá luật này là cần thiết để giúp Mỹ cạnh trạnh kinh tế với Trung Quốc, cũng như tăng cường an ninh quốc gia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập tới 'chiến thắng lớn' trong lĩnh vực công nghệ
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đánh giá cao kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD của nhà sản xuất chip Micron vào bang Idaho sau khi Đạo luật Khoa học và CHIPS được lưỡng đảng trong Quốc hội thông qua.
Hãng Micron mới đây đã công bố khoản đầu tư khoảng 15 tỷ USD cho đến năm 2030 để xây dựng một nhà máy sản xuất chip nhớ ở Boise. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, hãng Micron mới đây đã công bố khoản đầu tư khoảng 15 tỷ USD cho đến năm 2030 để xây dựng một nhà máy sản xuất chip nhớ ở Boise, nơi công ty đặt trụ sở chính. Micron cho biết đây sẽ là tổ hợp sản xuất bộ nhớ mới đầu tiên được xây dựng tại Mỹ trong vòng 20 năm qua, tổ hợp này sẽ đảm bảo nguồn cung bộ nhớ hàng đầu được sản xuất hoàn toàn nội địa, vốn rất cần thiết cho các phân khúc thị trường như ô tô và trung tâm dữ liệu trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy áp dụng trí tuệ nhân tạo và mạng 5G.
Đánh giá về kế hoạch này của hãng Micron, Tổng thống Biden nhấn mạnh: "Thông báo này của Micron là một chiến thắng lớn cho nước Mỹ".
Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Biden trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về rủi ro chuỗi cung ứng và an ninh quốc gia nếu Quốc hội không đầu tư vào việc sản xuất trong nước các loại chip được sử dụng cho máy tính, ô tô và các thiết bị gia dụng lớn, cho rằng Mỹ sẽ trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia khác về chất bán dẫn.
Bộ Thương mại hiện là cơ quan chịu trách nhiệm về các chương trình khuyến khích sản xuất chất bán dẫn. Theo sắc lệnh hành pháp thành lập Hội đồng chỉ đạo thực hiện Đạo luật Khoa học và CHIPS năm 2022 do Tổng thống Biden ký ban hành, hội đồng này sẽ có vai trò điều phối xây dựng chính sách nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả đối với đạo luật.
Sắc lệnh đưa ra 6 ưu tiên để xây dựng tiến trình thực hiện gồm: bảo vệ tiền của người đóng thuế; đáp ứng các yêu cầu kinh tế và an ninh quốc gia; đảm bảo sự lãnh đạo lâu dài trong ngành bán dẫn; tăng cường và mở rộng các sáng tạo và sản xuất khu vực; tạo thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân; và tạo lợi ích cho các cộng đồng và đối tượng liên quan. Cũng trong tiến trình này, ngày 25/8 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã mở trang web CHIP.gov nhằm thông tin đến công chúng về tiến trình thực hiện Đạo luật Khoa học và CHIPS.
Đạo luật Khoa học và CHIPS được Tổng thống Biden ký ban hành ngày 9/8, bao gồm khoản trợ cấp hơn 50 tỷ USD cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn - vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ô tô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và trò chơi điện tử.
Mỹ tăng cường dự trữ bộ xét nghiệm COVID-19 Mỹ sẽ tăng cường dự trữ các bộ xét nghiệm COVID-19 ở trong nước, đặt hàng hơn 100 triệu bộ xét nghiệm từ các nhà sản xuất nước này. Một bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 được phát miễn phí cho người sử dụng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà Trắng ngày 8/9 cho biết thông tin trên song cảnh báo...