Tổng thống Mỹ ký dự luật thúc đẩy ngành sản xuất chất bán dẫn trong nước
Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một dự luật hàng tỉ USD nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác mà giới chức Mỹ lo ngại đang bị thống trị bởi Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Đạo luật mang tên “Chip và Khoa học”, bao gồm khoản trợ cấp 52 tỉ USD cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn – vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ô tô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và trò chơi điện tử. Đạo luật cũng bao gồm một khoản tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip ước tính trị giá 24 tỷ USD.
Ngoài ra, đạo luật cũng sẽ “rót” 200 tỷ USD trong 10 năm để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết đạo luật này sẽ giúp nước Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh về kinh tế trong thế kỷ 21.
Vì sao FBI có cuộc khám xét 'vô tiền khoáng hậu' ở dinh thự cựu tổng thống Trump?
FBI đã khám xét bất ngờ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của cựu tổng thống Donald Trump trong một phần cuộc điều tra liên bang về việc ông đem tài liệu ra khỏi Nhà Trắng sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống, tờ USA Today dẫn hai nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Mật vụ Mỹ đứng trước cổng vào khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago sau khi FBI phát lệnh khám xét ngày 8-8 - Ảnh: PALM BEACH DAILY NEWS
Ông Trump đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra về việc đem tài liệu liên quan đến tổng thống ra khỏi Nhà Trắng và lưu trữ tại Mar-a-Lago tới 1 năm.
Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra sau khi Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ (NARA) thông báo với Quốc hội việc họ thu giữ khoảng 15 thùng tài liệu của Nhà Trắng tại resort của ông Trump ở bang Florida, một số trong đó là tài liệu mật.
Hành động đem tài liệu mật khỏi Nhà Trắng và cất giữ sai quy định tại Mar-a-Lago của ông Trump sau nhiệm kỳ tổng thống được cho là vi phạm Đạo luật hồ sơ tổng thống Mỹ năm 1978. Đạo luật này yêu cầu các chính quyền phải giữ tài liệu và lưu hồ sơ về quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Nhà Trắng.
Các quan chức thực thi pháp luật liên bang vẫn chưa bình luận về vụ khám xét hay nêu lý do cụ thể cho hành động này.
Ông Matthew Dallek, sử gia chuyên viết về tổng thống Mỹ, nêu quan điểm rằng việc Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) hay bất cứ cơ quan thực thi pháp luật nào "đột kích" nhà của một cựu tổng thống là chưa từng có.
Theo sử gia Dallek, FBI thường đột kích nhà của người phạm tội nhiều lần hoặc kẻ cướp. "Đó là hình ảnh mang tính biểu tượng từ những thập kỷ trước - ông Dallek giải thích - Nếu nhà một cựu tổng thống bị FBI hay các cơ quan liên bang khác bao vây, đó chắc chắn là một hình ảnh thậm chí còn mang tính biểu tượng hơn".
Trong khi đó, Đài CNN dẫn lời ông Elie Honig, cựu công tố viên liên bang Florida, cho biết thời gian diễn ra cuộc khám xét tuân theo quy định lâu đời của Bộ Tư pháp Mỹ là không được có các động thái nhạy cảm chính trị trong 90 ngày trước hay sau một cuộc bầu cử quan trọng.
"Hôm nay (8-8) là khoảng 90 ngày trước cuộc bầu cử giữa kỳ (tháng 11-2022), tôi nghĩ có thể là 91 hoặc 92 ngày", ông Honig giải thích.
Theo nguồn tin của USA Today, FBI đã thông báo trước cho Sở Mật vụ về vụ khám xét. Điều này cho thấy họ đã có được lệnh khám xét Mar-a-Lago. Sở Mật vụ đã tạo điều kiện để FBI vào khu nghỉ dưỡng nhưng không tham gia quá trình khám xét.
Nguồn tin của USA Today không mô tả cuộc khám xét của FBI là một cuộc đột kích, nhấn mạnh rằng các quan chức mật vụ đã biết trước việc FBI sẽ đến khám xét.
Ông Bradley P. Moss, một luật sư về an ninh quốc gia, cho rằng cách ông Trump xử lý các tài liệu là lý do hợp lý cho cuộc khám xét.
"Không ai, kể cả ông Donald Trump, được quyền đứng trên pháp luật. Các tài liệu mật được chuyển đến tư dinh của ông Trump sau khi ông rời văn phòng và được lưu trữ không an toàn trong nhiều tháng. Đó là hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng", ông Moss nói thêm.
Lệnh khám xét liên bang là gì?
Giới chức thực thi pháp luật liên bang yêu cầu lệnh khám xét khi họ cần nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra hình sự, hoặc lo ngại rằng các tài liệu nhạy cảm mà họ cần có nguy cơ bị di chuyển, che giấu, thay đổi hoặc tiêu hủy.
Cơ quan thực thi pháp luật liên bang yêu cầu lệnh khám xét nếu các quan chức kết luận rằng thông tin, thường là tài liệu hoặc từ thiết bị điện tử, liên quan đến cuộc điều tra có thể được tìm thấy tại nơi ở, cơ sở kinh doanh, ôtô, hoặc tài sản khác của một người.
Bản thân lệnh khám xét không phải là dấu hiệu về việc phạm tội hay là sự buộc tội đối với đối tượng bị khám xét.
Tuy nhiên, việc sử dụng lệnh khám xét như vậy cho thấy sự khẩn cấp của cơ quan tố tụng, và chỉ được sử dụng khi "có vẻ như việc sử dụng trát đòi hầu tòa, lệnh triệu tập, yêu cầu hoặc các cách thức thay thế ít xâm phạm khác về cơ bản sẽ gây rủi ro cho việc lấy tài liệu".
Cả Bộ Tư pháp và FBI đều không có thẩm quyền hành động đơn phương mà cần sự chấp thuận từ một thẩm phán với nhiều điều kiện kèm theo.
Tổng thống Joe Biden thị sát vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt Ngày 8/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thị sát những khu vực chịu thiệt hại do lũ lụt ở phía Đông bang Kentucky. Nhà cửa bị nước lũ nhấn chìm tại Jackson, bang Kentucky, Mỹ ngày 28/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Chứng kiến những thiệt hại về nhà cửa, hàng loạt thân cây bật gốc và những con đường đầy bùn do lũ...