Tổng thống Mỹ ký ban hành đạo luật chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/12 (giờ địa phương) ký ban hành đạo luật mới cho phép chi tiêu quốc phòng lên tới 886 tỷ USD trong năm 2024, bao gồm các chính sách viện trợ Ukraine và hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, hay được biết đến là NDAA, đã được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước. Thượng viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát đã ủng hộ đạo luật này với tỷ lệ 87 phiếu thuận và 13 phiếu chống, trong khi Hạ viện cũng thông qua với 310 phiếu thuận và 118 phiếu chống.
Đạo luật dài gần 3.100 trang này kêu gọi tăng lương 5,2% cho quân nhân – mức tăng lớn nhất trong hơn 20 năm qua và tăng tổng ngân sách an ninh quốc gia thêm khoảng 3%, lên 886 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: APA
NDAA năm nay cũng bao gồm việc gia hạn thêm 4 tháng cho một điều luật quy định về hệ thống giám sát điện tử ở nước ngoài đối với người nước ngoài sắp hết hạn, vốn bị các nhóm bảo mật chỉ trích mạnh mẽ.
Chương trình này cho phép các cơ quan an ninh của Mỹ thực hiện các chương trình giám sát điện tử, thông qua việc theo dõi thư điện tử email của những người không phải là công dân Mỹ ở nước ngoài mà không cần xin lệnh của tòa án.
Với việc thông qua NDAA mới, chính quyền Tổng thống Biden được cho là sẽ đầu tư tăng cường năng lực quân sự nhằm cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với các đồng minh như Anh và Australia.
Văn kiện này cũng bao gồm sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine với các mục tiêu viện trợ đến cuối năm 2026 trong đó có việc phân bổ 300 triệu USD cho Kiev. Tuy nhiên, con số này quá ít ỏi so với gói viện trợ 61 tỷ USD mà ông Joe Biden từng yêu cầu Quốc hội phê duyệt – hiện vẫn chưa đạt được đồng thuận.
Giải quyết vấn đề trong nước, Tổng thống Mỹ rút ngắn công du châu Á
Hãng tin Reuters ngày 17.5 dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến công du Papua New Guinea và Úc để giải quyết vấn đề trong nước.
Trước đó, ông Biden đã lên kế hoạch cho chuyến thăm đầu tiên đến Papua New Guinea nhằm ngăn ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.
Tổng thống Biden thăm căn cứ không quân ở bang Delaware ngày 15.5. Ảnh Reuters
Sau thông báo từ Nhà Trắng, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã rút lại kế hoạch thăm Úc. Thủ tướng Úc Anthony Albanese sau đó cũng thông báo hủy cuộc họp thượng đỉnh của nhóm Bộ tứ, dự kiến diễn ra tại TP.Sydney vào tuần tới. Thay vào đó, ông Albanese cho biết các lãnh đạo Úc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ gặp nhau ngay tại hội nghị của 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) ở Nhật Bản cuối tuần này.
Tổng thống Biden đang đối mặt các vấn đề về nợ công và phải đàm phán với quốc hội nhằm ngăn viễn cảnh vỡ nợ của nền kinh tế hàng đầu, vốn được dự báo có thể xảy ra vào ngày 1.6 tới.
Theo Đài CNN, cuộc thảo luận ngày 16.5 giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã đạt một số tiến bộ. Ông Biden gọi cuộc họp với giới lãnh đạo quốc hội là "hiệu quả" và nói rằng ông tin rằng các bên sẽ "tiếp tục đạt được tiến bộ để tránh vỡ nợ". Ông McCarthy cũng cho biết một thỏa thuận có thể được đưa ra vào cuối tuần này, song lưu ý rằng những khác biệt giữa ông và Nhà Trắng vẫn còn khá lớn.
Bất ngờ khẩu vị "như trẻ con" của Tổng thống Biden
Úc hủy hội nghị lãnh đạo Bộ Tứ vì Tổng thống Biden vắng mặt Hội nghị các nhà lãnh đạo Bộ Tứ, theo kế hoạch sẽ diễn ra tại Sydney vào tuần tới, đã bị hủy sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo hoãn chuyến thăm Úc. Lãnh đạo các nước Bộ Tứ, bao gồm (từ trái qua) Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và...