Tổng thống Mỹ khẳng định quyết tâm rút quân khỏi Syria, Afghanistan
Theo AFP, trong cuộc phỏng vấn kênh CBS lên sóng ngày 3/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định quyết tâm rút quân đội Mỹ khỏi các cuộc chiến không có hồi kết tại Syria và Afghanistan, song lưu ý rằng họ cần ở lại Iraq để giám sát Iran.
Ảnh tư liệu: Đoàn xe của các lực lượng Mỹ được triển khai tại Darbasiyah, Syria, ngày 28/4/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ông Trump trích dẫn những mất mát về người và của sau nhiều năm quân đội Mỹ chiến đấu tại Afghanistan để biện minh cho việc rút quân khỏi nơi là khởi nguồn của vụ khủng bố 11/9. Ông Trump nói: “Đã đến lúc. Và chúng ta sẽ thấy mọi chuyện sẽ ra sao với Taliban. Họ muốn hòa bình. Họ mệt mỏi. Tất cả đều mệt mỏi.”
Về Syria, ông Trump nhấn mạnh rằng việc 2.000 lính Mỹ hoạt động tại nước này sẽ rút về nước chỉ là vấn đề thời gian, song lưu ý rằng Mỹ đã phải làm chậm lại quá trình rút quân so với tuyên bố ban đầu là rút quân ngay lập tức là để bảo vệ Israel và một số lý do khác. Ông tiết lộ sẽ sớm tuyên bố hoàn thành việc giành lại 100% lãnh thổ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, ông Trump khẳng định Mỹ sẽ không từ bỏ các căn cứ của nước này tại Iraq. Ông nói: “Chúng ta đã chi cả một gia tài để xây dựng căn cứ này. Chúng ta có thể giữ chúng. Một trong các lý do tôi muốn giữ chúng là vì tôi muốn theo dõi nhất cử nhất động của Iran vì Iran là một vấn đề thực sự”./.
Theop Vietnam
Vì sao Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ chỉ làm tăng nguy cơ xung đột với Nga?
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria chưa bao giờ là tin vui đối với Điện Kremlin. Đặc biệt hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc cả hai đã mất đi kênh giao tiếp gần gũi nhất, khiến nguy cơ căng thẳng càng lên cao.
Mỹ rời Syria không phải là một tin vui đối với Nga.
Vào ngày 20/12, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ ca ngợi sự hợp tác giữa Mỹ và Nga về Syria.
Video đang HOT
"Bất chấp tất cả những bất đồng, các chuyên gia, quân nhân, dịch vụ an ninh và bộ ngoại giao của chúng tôi đã thiết lập một cuộc đối thoại khá xây dựng để giải quyết các vấn đề cấp bách trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Nhìn chung, chúng tôi hài lòng với sự hợp tác của cả hai", ông nói.
Theo Al-Monitor, tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga có vẻ kỳ lạ bởi vì lập trường của hai nước trong cuộc xung đột Syria luôn khác nhau trong một loạt các vấn đề. Hai nước ủng hộ cho hai phe đối đầu nhau ở Syria và có quan điểm không đồng nhất về tiến trình chính trị cuối cùng.
Cũng vì điều này, khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút quân đội Mỹ khỏi Syria, hầu hết các nhà bình luận Mỹ đã xem đó là trò chơi có tổng bằng không, cho rằng Mỹ đã đầu hàng Nga.
Mục tiêu chung của hai nước là đánh đuổi IS, nhưng điều này chưa bao giờ là mối quan tâm lớn nhất. Ngược lại, sự cạnh tranh địa chính trị trong khu vực giữa hai siêu cường thế giới mới được coi là trò chơi lớn thực sự.
Còn nước Nga thì sao? Điện Kremlin có vui mừng trước động thái của ông Trump? Nga đặt mục tiêu gì cho chính mình bây giờ?
Năm 2018 đầy rẫy thách thức của Nga
Khi Moscow quyết định khởi động một chiến dịch quân sự ở Syria vào năm 2015, một số mục tiêu đã được thiết lập. Hơn ba năm sau, hầu như tất cả mục tiêu đó đều đạt được.
Phần tử Hồi giáo cực đoan bị nghiền nát. Tổng thống Bashar al-Assad vẫn ở lại củng cố quyền lực. Ảnh hưởng khu vực của Nga đã phát triển mạnh mẽ cùng với tác động quân sự và chính trị gia tăng trên sân khấu toàn cầu.
Tuy nhiên, một mục tiêu đã không được thực hiện, đó là chiến trường Syria đã thất bại trong việc khuếch đại và thúc đẩy chương trình nghị sự Mỹ-Nga.
Syria là một sự thành công của Nga. Một điều khá bất ngờ ngay cả với bản thân những người đã khởi động chiến dịch. Sự kết hợp cân bằng giữa bảo thủ và linh hoạt; sử dụng áp lực quân sự, ngoại giao khôn ngoan và điều động chính trị đều hướng tới mục đích cuối cùng trong tâm trí - bảo vệ chính quyền Syria - đã mang lại kết quả.
Bất kể các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn và mối quan hệ cực kỳ vướng mắc giữa nhiều bên tham gia cuộc xung đột, Nga vẫn tiếp tục thực hiện các kế hoạch của mình.
Theo các nhà phân tích, ở một mức độ nào đó, sự thành công của Nga đã hưởng lợi từ chính sách không nhất quán của các bên liên quan khác, chủ yếu là Mỹ.
Washington cuối cùng đã thất bại trong việc xây dựng các mục tiêu của mình ở Syria trong khi các quốc gia châu Âu, vướng phải các vấn đề nội bộ và không có đòn bẩy đủ mạnh.
Một vài trong số họ (Pháp, Đức) đã trở lại trò chơi bằng cách đứng về phía Nga - quốc gia cũng đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính của EU cho các nỗ lực tái thiết. Các cuộc đàm phán giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Pháp đã diễn ra vào mùa Thu 2018 với những tín hiệu tích cực.
Mỹ rời khỏi Syria sẽ mất đi kênh liên lạc với Nga.
Cần phải lưu ý rằng tình hình mới này làm cho hoạt động Nga dễ dàng hơn nhưng không mở đường cho thành công của họ ở Syria. Năm 2018, Moscow đã đương đầu với những thách thức từng nhiều lần làm hỏng kế hoạch của mình.
Chúng bao gồm các cuộc khủng hoảng liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, thỏa thuận ngừng bắn Idlib có thể suy thoái thành một cuộc xung đột toàn diện - và vụ máy bay trinh sát bị bắn hạ liên quan đến hoạt động không kích của Israel.
Trong đó còn chưa kể đến những lần làm trung gian rắc rối của Nga đối với Iran và Saudi Arabia, cũng như giữa Iran và Israel.
Tất cả điều này đã không làm Nga nản lòng đến mức thay đổi hướng đi. Khuôn khổ Astana vẫn sống tốt đã được coi là một phép lạ khi rường cột của thỏa thuận này là sự hợp tác của các quốc gia phần lớn không tin tưởng lẫn nhau và có lợi ích khác biệt trong hầu hết các khía cạnh.
Tuy nhiên, tam giác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran thể hiện một kiểu hợp tác mới. Các bên có được sự thống nhất không phải bởi hướng tới một mục tiêu chung mà mỗi bên đều sẽ đạt được mục tiêu của riêng mình. Tuy nhiên, mỗi bên đều hiểu rằng hai người kia sẽ cố gắng làm tất cả vì cái chung một cách có thể.
Thành công của Nga ở Syria là cầu nối cho sự hình thành lập trường chung ở Trung Đông. Nếu không có điều đó, Nga sẽ không vun đắp mối quan hệ thương mại với Saudi Arabia và OPEC, điều đã biến Nga thành một nhân tố chủ chốt trong thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Ngay cả Liên Xô năm xưa cũng không đạt được nhiều thành công như vậy trong lĩnh vực này. Hơn nữa, người ta có thể thấy những tiến bộ đáng chú ý trong ngoại giao Nga ở Libya, nơi một loạt các thế lực địa phương đã cố gắng đảm bảo sự ủng hộ của Moscow.
Nga-Mỹ mất kênh liên lạc quan trọng
Đáng chú ý là việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria do ông Trump tuyên bố đã không mang đến bất kỳ sự phấn khích nào ở Moscow.
Đầu tiên, như Tổng thống Putin đã nói, tuyên bố rút quân và hành động thực tế không phải lúc nào cũng giống nhau. Nhiều nhà hoạch định chính sách tin rằng các thông số trong kế hoạch rút quân có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, vì các lực lượng quân sự Mỹ được triển khai ở Iraq, các cuộc tấn công vào Syria vẫn có thể được thực hiện nếu cần thiết.
Thứ hai, việc Mỹ rút quân tạo ra nhiều vấn đề cho Nga. Lực lượng Mỹ ở các khu vực do người Kurd kiểm soát đã cản trở các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong vài năm qua. Nếu những rò rỉ trên báo chí Mỹ về cuộc trò chuyện của ông Trump với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là sự thật, thì Tổng thống Mỹ thực sự đã chuyển giao lại mọi thứ ở Syria cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Bây giờ, Ankara đang hứa hẹn sẽ tiếp tục chiến dịch chống người Kurd. Một mặt, điều này ngụ ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hành động quân sự trên lãnh thổ của Syria, làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng giữa hai bên. Mặt khác, sự cân bằng trong khuôn khổ Astana sẽ phải vượt qua một bài thử thách về sự bền vững.
Khía cạnh thứ ba và gây tiếc nuối nhất là mối liên hệ giữa Nga và Mỹ trong việc đảm bảo sự liên lạc cần thiết, ít nhất là ở cấp độ quân sự. Mặc dù sự tương tác này khó có thể được gọi là hợp tác, nhưng các bên đã cho thấy rằng cả hai đều rất coi trọng trách nhiệm của mình và đều muốn tránh các cuộc đụng độ vô tình, có thể leo thang không kiểm soát.
Với tình trạng hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Nga, Syria gần như là khu vực duy nhất có tương tác mang tính xây dựng. Cũng giống như trong Chiến tranh Lạnh, quân đội có thể thực hiện một cách tiếp cận thực tế và tỉnh táo hơn so với các chính trị gia. Nguy cơ va chạm càng cao, các nhà lãnh đạo quân sự càng thận trọng.
Với việc Mỹ rút khỏi Syria, nguy cơ xung đột của hai nước ở một góc độ nào đó đang lên cao do mất đi kênh liên lạc được coi là quan trọng nhất. Quân đội của hai cường quốc vẫn có thể tương tác ở Biển Đen và Baltic. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, tình hình có nhiều rủi ro hơn.
Theo Nguoiduatin
Tổng thống Erdogan: 'Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trả lại Manbij cho người dân Syria' Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Ankara tuyên bố rằng đã sẵn sàng khởi động một chiến dịch quân sự chống lại dân quân người Kurd ở bờ đông sông Euphrates cũng như các khu vực khác của Syria. Bình luận về cuộc họp vào thứ Tư sắp tới với người đồng cấp Nga Putin, Tổng...