Tổng thống Mỹ kêu gọi phe Cộng hòa nhất trí kế hoạch nâng trần nợ
Ngày 10/5, Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã bắt đầu các cuộc đàm phán chi tiết liên quan kế hoạch nâng trần nợ, một ngày sau cuộc gặp của Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện – nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc thảo luận liên quan kế hoạch nâng trần nợ đã rơi vào bế tắc trong nhiều tháng, với phe Dân chủ kêu gọi tăng chi tiêu cho các kế hoạch thúc đẩy năng lượng xanh, trong khi phe Cộng hòa cho biết sẽ không ủng hộ bất kỳ khoản vay nào nếu không kèm điều kiện cắt giảm chi tiêu.
Thời gian trở nên cấp bách hơn khi Bộ Tài chính cảnh báo nguy cơ vỡ nợ sớm, có thể vào đầu tháng 6 tới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định các cuộc đàm phán diễn ra thời gian gần đây cho thấy khả năng các bên liên quan có thể đạt được nhất trí chung. Theo nghị sĩ phe Cộng hòa Frank Lucas, phe Cộng hòa ở Hạ viện khó có thể thực hiện biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu như một điều kiện đi kèm đề xuất nâng trần nợ, mà khả năng cao hai bên sẽ đạt được giải pháp thỏa hiệp, trong đó cũng hạn chế chi tiêu của Chính quyền Tổng thống Biden ở mức độ nhất định.
Tại cuộc họp, Tổng thống Biden cho biết sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nghị sĩ đảng Cộng hòa bằng nguồn tiền trích từ gói cứu trợ COVID-19, khoảng dưới 80 tỷ USD. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng tái khẳng định ủng hộ việc thông qua chính sách cho phép chính phủ tăng tốc quá trình cấp phép đối với các dự án thân thiện môi trường, bằng cách đặt ra khung thời gian tối đa. Trước đó, Nhà Trắng cho biết phe Cộng hòa không tán thành dự luật do Thượng nghị sĩ Joe Manchin đề xuất, song cũng nhất trí nội dung “ủng hộ các cải cách quan trọng” được đưa ra trong dự luật này do cho rằng sẽ giúp Mỹ duy trì lợi thế trong ngành dầu khí. Phe Dân chủ cho rằng dự luật này sẽ thúc đẩy phát triển các dự án điện “sạch”.
Cùng ngày, Bộ Tài chính thông báo nguồn thu của chính phủ thời gian gần đây có xu hướng giảm, trong khi chi tiêu tăng. Bà Maya MacGuineas, Chủ tịch Ủy ban về Ngân sách Liên bang có trách nhiệm (CRFB) cho biết báo cáo thuế tháng 4 là minh chứng cho thực tế trên. Bà cho biết, tháng 4 là một trong số ít những tháng Mỹ ghi nhận thặng dư, song nhấn mạnh mức thặng dư 176 tỷ USD cũng không đủ để bù đắp cho khoản vay 4,2 tỷ USD/ngày trong năm tài chính này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng đây cũng có thể trở thành yếu tố tăng sức ép, buộc Quốc hội phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận giới hạn nợ.
Do các cuộc đàm phán liên quan kế hoạch giới hạn nợ, Quốc hội Mỹ đã phải hoãn thảo luận liên quan Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm 2023, trước đó được dự kiến thực hiện trong tuần này. Tổng thống Biden sẽ có cuộc thảo luận tiếp theo với các nghị sĩ đứng đầu ở Thượng viện và Hạ viện vào ngày 11/5 và 12/5.
Nền kinh tế đầu tàu thế giới đã chạm ngưỡng giới hạn vay nợ 31.400 tỷ USD hồi tháng 1 vừa qua. Bộ Tài chính nước này đã phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để có thể tiếp tục trang trải cho các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, nếu mức trần nợ không được nâng lên hoặc bị đình chỉ, chính phủ có nguy cơ không thực hiện được các khoản thanh toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa nắm thế đa số đã thông qua đề xuất tăng giới hạn nợ quốc gia, nhưng đi kèm với biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu, song Tổng thống Joe Biden và phe Dân chủ phản đối biện pháp này. Cùng lúc, nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đang thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng, vốn đã vượt mức 850 tỷ USD trong NDAA vào năm ngoái.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ muốn Tổng thống nhượng bộ về vấn đề trần nợ
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden nhất trí với những nhượng bộ và cắt giảm chi tiêu, khi đây vẫn là hai vấn đề bế tắc trong việc nâng mức trần nợ 31.400 tỷ USD.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 1/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên của ông McCarthy được đưa ra vào ngày 6/2, trước khi ông Biden có bài phát biểu Thông điệp Liên bang tại phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 7/2.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống sẽ thảo luận về việc cắt giảm chi tiêu liên bang với các nghị sỹ đảng Cộng hòa, nhưng chỉ khi trần nợ được nâng lên, trong khi ông McCarthy nói rằng các nghị sỹ đảng Cộng hòa sẽ chỉ nâng trần nợ nếu ông Biden đồng ý cắt giảm chi tiêu.
Theo ông McCarthy, hai bên cần tìm được tiếng nói chung trong việc nâng trần nợ một cách có trách nhiệm. Việc tìm kiếm sự nhượng bộ chính là định hình cách thức quản lý đất nước như đề xuất và là những gì mà người Mỹ đã ủng hộ chỉ ba tháng trước. Vỡ nợ không phải là sự lựa chọn, cũng như việc tăng thuế, tăng lãi suất hay sự tê liệt của nền kinh tế.
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện muốn sử dụng trần nợ, bao gồm các chương trình chi tiêu và cắt giảm thuế mà Quốc hội đã thông qua, để thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu, hai năm sau khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện.
Theo Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Biden là ông Brian Deese, trong ngày 7/2, ông Biden được cho là sẽ khẳng định nâng trần nợ không phải là vấn đề có thể thương lượng và các nghị sỹ không sử dụng vấn đề này để gây sức ép.
Mặc dù có những bế tắc, sau cuộc gặp Tổng thống trong tuần trước, ông McCarthy bày tỏ tin tưởng hai bên có thể tìm được tiếng nói chung.
Đảng Cộng hòa yêu cầu điều tra gia đình ông Biden Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ điều tra về "hoạt động tài chính đáng ngờ" của các thành viên gia đình Tổng thống Joe Biden. "Khi Đảng Dân chủ không còn chiếm lợi thế ở cả Hạ viện và Thượng viện, những cuộc giải trình đang đến", hãng tin AP dẫn lời Hạ nghị sĩ James...