Tổng thống Mỹ kêu gọi Nga thả nhà báo của tờ Wall Street Journal
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết phóng viên Evan Gershkovich, sinh năm 1991, đã bị tạm giữ tại Yekaterinburg với cáo buộc do thám “khi đang tìm cách có được các thông tin mật.”
Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Nga thả nhà báo Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal đang bị tạm giam tại Moskva với cáo buộc làm gián điệp.
Trước đó, ngày 30/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cũng đã phản đối việc Nga bắt giữ nhà báo Gershkovich và cho rằng cáo buộc nhà báo này hoạt động gián điệp là vô căn cứ.
Báo Wall Street Journal cũng đã phủ nhận các cáo buộc nhằm vào nhà báo Gershkovich. Nhà báo Mỹ cũng đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Trước đó, ngày 30/3, Tòa án quận Lefortovsky ở thủ đô Moskva đã ra lệnh tạm giam 2 tháng đối với nhà báo Gershkovich vì nghi ngờ làm gián điệp. Thông báo của tòa nêu rõ ông Gershkovich bị tạm giam “trong thời gian 1 tháng 29 ngày, đến ngày 29/5/2023″ để chờ xét xử. Việc giam giữ có thể được gia hạn sau ngày trên.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết phóng viên Gershkovich, sinh năm 1991, đã bị tạm giữ tại Yekaterinburg với cáo buộc do thám “khi đang tìm cách có được các thông tin mật.”
Thông báo nêu rõ ông Evan Gershkovich bị “nghi do thám cho những lợi ích của Chính phủ Mỹ và thu thập thông tin về một doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga.”
Video đang HOT
Điện Kremlin cảnh báo Washington không nên thực hiện các biện pháp trả đũa nhắm vào truyền thông Nga sau vụ bắt giữ ông Gershkovich.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết các hoạt động của phóng viên Gershkovich “không liên quan đến báo chí”.
Mỹ khởi động nỗ lực thuyết phục các nước ủng hộ trừng phạt Trung Quốc nếu gửi vũ khí cho Nga
Mỹ đang thông báo với các đồng minh thân cận về khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Trung Quốc nếu nước này hỗ trợ quân sự cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp trực tuyến ngày 15/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, giới chức Mỹ cho biết các cuộc tham vấn với đồng minh vẫn đang ở giai đoạn sơ bộ. Mục đích là nhằm thu hút nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước trong Nhóm G7, ủng hộ và phối hợp nếu phải áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ đề xuất những biện pháp trừng phạt cụ thể nào. Các cuộc tham vấn nói trên chưa được tiết lộ trước đây.
Trong những tuần gần đây, Mỹ và các đồng minh đã cáo buộc Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí cho Nga mặc dù Trung Quốc phủ nhận. Các trợ lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa cung cấp bằng chứng cho cáo buộc trên nhưng họ đã trực tiếp cảnh báo Trung Quốc không cấp vũ khí cho Nga.
Trong cuộc gặp trực tiếp ngày 18/2 với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị bên lề hội nghị an ninh Munich, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng nêu vấn đề trên.
Các bước ban đầu của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga gồm cả động thái tiếp cận không chính thức ở các cấp chuyên viên và ngoại giao.
Các nguồn tin cho biết giới chức Mỹ đang chuẩn bị cho trường hợp áp đặt biện pháp trừng phạt Trung Quốc, mà trong đó nhóm cốt lõi là các quốc gia ủng hộ nhiều nhất các biện pháp trừng phạt Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine một năm trước.
Khi được hỏi về các cuộc tham vấn, một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga đã gây khó khăn cho Trung Quốc trong mối quan hệ với châu Âu và các nước khác.
Một quan chức tại một quốc gia được Mỹ tham vấn nói rằng họ thấy rất ít thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang cân nhắc khả năng hỗ trợ quân sự cho Nga. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói phía Mỹ sẽ cung cấp các thông tin chi tiết cho các đồng minh.
Vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ là một trong những chủ đề khi Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng ngày 3/3. Trước đó tại New Delhi vào ngày 1 và 2/3, ngoại trưởng của hàng chục quốc gia, trong đó có ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và Mỹ, thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuần trước, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch hòa bình gồm 12 điểm cho xung đột Ukraine, trong đó kêu gọi ngừng bắn toàn diện, nhưng kế hoạch bị phương Tây hoài nghi.
Các nguồn tin cho biết dù Mỹ đã tiếp cận các nước để đề cập về vấn đề trừng phạt Trung Quốc nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi về một biện pháp cụ thể nào.
Theo một nguồn tin, chính quyền Mỹ trước tiên muốn nêu ý tưởng về các biện pháp trừng phạt phối hợp và áp đặt trong trường hợp phát hiện Trung Quốc gửi vũ khí cho Nga.
Trong khi đó, Ukraine và những nước ủng hộ lo ngại rằng nguồn cung cấp vũ khí từ Trung Quốc có thể khiến cuộc xung đột nghiêng về phía có lợi cho Nga.
Trước đó, Mỹ đã thành công khi thuyết phục các nước G7 ra tuyên bố ngày 24/2 để đánh dấu mốc một năm của cuộc xung đột, trong đó kêu gọi các nước thứ ba ngừng hỗ trợ vật chất cho Nga, nếu không sẽ phải đối mặt với cái giá đắt.
Mặc dù tuyên bố không đề cập đến tên Trung Quốc, nhưng Mỹ đã áp đặt các hình phạt mới đối với những người và công ty bị cáo buộc giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt. Các biện pháp gồm hạn chế xuất khẩu đối với các công ty ở Trung Quốc và các nơi khác, theo đó sẽ ngăn các công ty này mua các mặt hàng, như chất bán dẫn.
Một trong số những thách thức mà Mỹ phải đối mặt khi áp dụng các biện pháp trừng phạt Trung Quốc là nước này đã hội nhập sâu rộng vào các nền kinh tế lớn của châu Âu và châu Á, làm phức tạp thêm các cuộc trao đổi. Các đồng minh của Mỹ, từ Đức đến Hàn Quốc, đều không muốn tách Trung Quốc.
Ông Anthony Ruggiero, một chuyên gia về lệnh trừng phạt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, cho rằng Mỹ có thể trừng phạt kinh tế các chủ thể tư nhân ở Trung Quốc và điều đó có thể ngăn cản chính phủ và các ngân hàng hỗ trợ thêm cho Nga. Sau đó, chính quyền Mỹ có thể gửi thông điệp tới Trung Quốc rằng Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Trung Quốc với nhiều lựa chọn sẵn có.
Ông Ruggiero cho rằng Mỹ cần khiến Trung Quốc phải chọn giữa việc tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ hoặc hỗ trợ Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Về phần mình, theo Tân Hoa xã, ngày 27/2, Chính phủ Trung Quốc bày tỏ phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty nước này với cáo buộc liên quan đến Nga, đồng thời cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh bày tỏ lấy làm tiếc về các lệnh trừng phạt của Mỹ và nhấn mạnh đây là những biện pháp "đơn phương và trái với luật pháp quốc tế". Quan chức này nêu rõ Mỹ cần rút lại các biện pháp trừng phạt các công ty nước này.
Về vấn đề Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định lập trường của nước này là khách quan và công bằng, đồng thời cho biết Bắc Kinh đang tích cực thúc đẩy các cuộc hòa đàm và tìm kiếm một giải pháp chính trị cho xung đột tại Ukraine. Bà Mao Ninh nêu rõ việc Mỹ tài trợ vũ khí cho Ukraine sẽ khiến cuộc xung đột kéo dài, cũng như khiến các bên khó đạt được giải pháp hòa bình.
Quan chức Lầu Năm Góc dự đoán thời điểm chấm dứt xung đột Ukraine Quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho rằng cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine có thể kéo dài thêm 3 năm nữa, dù dự đoán mốc thời gian chấm dứt chiến sự vẫn là một thách thức. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Zelensky tại Kiev. Ảnh: AFP Theo đài RT (Nga), phát biểu với các thành...