Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Giới học giả Trung Quốc dự báo rằng tổng thống Mỹ kế tiếp, bất kể là người của phe Dân chủ hay Cộng hòa, sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Học giả Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận xét: Hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2016 là Donald Trump (Cộng hòa) và Hillary Clinton (Dân chủ) đều có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc và có quan điểm bảo thủ về kinh tế.
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ kế tiếp.
Theo ông Shi Yinhong, quan hệ Trung-Mỹ đã phần nào trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Obama và căng thẳng có thể còn gia tăng trong những năm tới, bất kể phe Dân chủ hay Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Học giả Shi Yinhong cũng cho rằng bất đồng Trung-Mỹ về vấn đề Biển Đông và Đài Loan có thể xấu đi trong thời gian 1-2 năm đầu tiên sau khi tổng thống Mỹ kế tiếp nhậm chức. Người kế nhiệm Tổng thống Obama dự kiến sẽ không thay đổi chiến lược “xoay trục sang Châu Á”, nhưng hiện chưa rõ việc xoay trục này sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai.
Về vấn đề Đài Loan, tổng thống Mỹ kế tiếp vẫn sẽ có lập trường tương tự: không muốn Đài Loan gây rối, nhưng sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn nếu Bắc Kinh gây khó khăn cho vấn đề này.
Thái độ của Bắc Kinh đối với Đài Loan sẽ tùy thuộc vào thái độ của Chủ tịch đảng Dân Tiến Tsai Ing-wen, nếu bà này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Nếu bà này bác bỏ Thỏa thuận 1992 của Quốc Dân Đảng, điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan vốn khá phát triển dưới thời chính quyền Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu).
Video đang HOT
Guo Zhenyuan, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết các ứng cử viên tổng thống Mỹ thường có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc trong khi vận động nhưng sẽ dịu xuống sau khi đắc cử. Ronald Reagan và George W Bush là những ví dụ điển hình.
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ kế tiếp. Nhà phân tích Guo Zhenyuan chỉ ra rằng chiến lược “xoay trục sang Châu Á” là do bà Hillary Clinton đề xướng, khi bà giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.
Đài Loan sẽ có ít ý nghĩa trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc, vì Bắc Kinh và Washington có nhiều vấn đề khác cần phải làm việc với nhau. Theo nhà phân tích Guo Zhenyua, Đài Loan có thể nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ phía Washington trong chính quyền Mỹ kế tiếp, nhưng có thể lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong các các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Minh Châu (Theo WCT)
Theo kienthuc
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông, Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Trung Quốc đứng trước lựa chọn khó khăn trong việc tìm cách bày tỏ lập trường cứng rắn nhưng tránh gây căng thẳng nguy hiểm khi tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông.
Tuần trước, Lầu Năm Góc đã thông báo với các đồng minh châu Á và quốc gia trong khu vực rằng, hải quân Mỹ sẽ sớm tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hoạt động tuần tra dự kiến diễn ra trong vài ngày tới. Tàu chiến Mỹ sẽ tiếp cận khu vực 12 hải lý tại ít nhất một khu vực mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Trung Quốc đã ngang nhiên phản ứng trên các phương tiện truyền thông bằng tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẽ "không chấp nhận bất kỳ quốc gia nào xâm phạm vùng nước chủ quyền và không phận ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) vì lý do bảo vệ tự do hàng hải và hàng không".
Khu trục hạm tên lửa USS William P. Lawrence của hải quân Mỹ.
Ngày 13/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định quan điểm rằng Mỹ sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong khu vực. "Tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ hoạt động trong khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông sẽ không phải là trường hợp ngoại lệ".
Trên thực tế, hoạt động tuần tra hàng hải ở Biển Đông trong khu vực vùng biển quốc tế là phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây được coi là hành động của Mỹ nhằm gửi thông điệp cứng rắn hơn đến Trung Quốc, rằng Washington sẽ không chấp nhận những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh cũng như việc quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Lựa chọn tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông một cách cứng rắn của Mỹ sẽ đẩy Bắc Kinh vào tình thế khó khăn. Trung Quốc sẽ buộc phải lựa chọn các biện pháp đáp trả nhưng vẫn phải đảm bảo rằng căng thẳng sẽ không leo thang giữa hai cường quốc trên thế giới. Về phần minh, Bắc Kinh không hề muốn tỏ ra yếu đuối trong con mắt của người dân trong nước.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc có thể khiến Mỹ phải cân nhắc đến những hệ quả nếu bày tỏ lập trường cứng rắn ở Biển Đông. Bắc Kinh từ lâu dựa vào sự phát triển của nền kinh tế và chủ nghĩa dân tộc để duy trì sự ổn định trong nước.
Mọi hành động "cứng rắn" của Mỹ trong khu vực nhiều khả năng sẽ có những tác động rõ rệt bên trong Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển chậm lại, Trung Quốc không hề mong muốn diễn biến mới nhất ở Biển Đông sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực.
Như vậy, Bắc Kinh có thể sẽ phải áp đặt những phản ứng mạnh mẽ trước sức ép từ dư luân trong nước. Đây không phải lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tìm cách thay đổi chiến lược. Sự kiện va chạm máy bay Mỹ-Trung năm 2001 hay việc khai thác khoáng sản ở Senkaku/Điếu Ngư năm 2010 đã thổi bùng lên căng thẳng trên biển Hoa Đông.
Việc Mỹ tuyên bố tuần tra trong khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo rõ ràng không nằm trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc, dù điều này có thể xoa dịu dư luận trong nước.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định hành động của Mỹ sẽ không thể giải quyết những thách thức ở Biển Đông. Washington thậm chí sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng với Bắc Kinh.
Tuy vậy, Mỹ vẫn có thể tuần tra dự do hàng hải ở Biển Đông nhưng cần phải đảm bảo rằng, hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế và chỉ giới hạn ở các hoạt động tuần tra "thông thường".
Washington cũng nên tập trung vào những khu vực mà Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trái phép như Đá Vành khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV), để tránh cho căng thẳng leo thang trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Tác giả Mercedes Page kết luận, Mỹ và Trung Quốc sẽ cần thời gian để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Bởi suy cho cùng, căng thẳng leo thang ở Biển Đông cũng như việc đẩy Trung Quốc vào tình thế khó khăn sẽ không đem lại lợi ích cho cả Bắc Kinh và Washington.
Theo_Người Đưa Tin
Triều Tiên dọa đáp trả cứng rắn nghị quyết LHQ về nhân quyền Ngày 18/10, Triều Tiên tuyên bố sẽ có "hành động đáp trả cứng rắn nhất" đối với một nghị quyết đang được soạn thảo của Liên hợp quốc chống lại nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un liên quan đến tình hình nhân quyền ở Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên...