Tổng thống Mỹ Joe Binden tăng thuế suất thuế công ty lên 28%
Theo thông tin vừa được công bố, Tổng thống Mỹ Joe Binden sẽ tăng thuế suất thuế công ty lên 28%, tăng mức thuế tối thiểu toàn cầu và tính thuế này theo từng nước, bổ sung sắc thuế “thu nhập sổ sách” tối thiểu đối với các công ty lớn.
Chính sách thuế của Tổng thống Joe Binden cũng khuyến khích sự hợp tác quốc tế về thuế, đồng thời bãi bỏ khoản giảm trừ thu nhập vô hình có nguồn gốc từ nước ngoài, tái đầu tư các khoản tiết kiệm được để khuyến khích nghiên cứu và phát triển.
Chính sách thuế mới của Tổng thống Joe Binden sẽ tăng thuế suất thuế công ty từ 21% lên 28%. Ảnh: TL.
Áp dụng sắc thuế “thu nhập sổ sách”
Chính sách thuế mới của Tổng thống Joe Binden được gọi là “ Chương trình thuế sản xuất tại Mỹ” nhằm phục vụ cho chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng của Tổng thống có tên “Chương trình việc làm cho người Mỹ” kéo dài 15 năm.
Theo Chính phủ Biden, chính sách thuế (còn gọi là chương trình thuế) nhằm đảm bảo nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, tạo việc làm tại Hoa Kỳ, đồng thời chống chuyển lợi nhuận sang các thiên đường thuế.
Để triển khai chính sách thuế mới này, Chính phủ của Joe Binden dẫn chiếu một nghiên cứu cho thấy rằng, mức thuế suất công ty thực tế đã giảm một nửa, từ 16% xuống 8% theo đạo luật việc làm và cắt giảm thuế 2017 (Tax Cuts and Jobs Act – TJCA).
Video đang HOT
Chính phủ của Tổng thống Joe Biden cũng cho rằng, đạo luật TJCA đã vô tình khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn ở nước ngoài.
Chính vì vậy, chương trình thuế của Tổng thống Joe Biden sẽ dung hòa giữa mức thuế suất cao thời kỳ tiền TCJA (35%) và mức thấp do việc ban hành TJCA (21%) bằng cách đề nghị mức 28%.
Một đại diện Bộ Tài chính gần đây đã phát biểu trước Thượng viện rằng, số thuế thuế doanh nghiệp đã giảm từ 2% xuống còn 1% GDP sau khi ban hành TJCA. Điều này nhằm ngăn chặn các công ty lớn lợi dụng các “khe hở” của pháp luật thuế và tránh nộp thuế tại Hoa Kỳ, trong khi vẫn báo cáo lợi nhuận khủng với các nhà đầu tư.
Do đó, chương trình thuế mới sẽ áp dụng một sắc thuế tối thiểu với mức 15% trên “thu nhập sổ sách” mà các công ty báo cáo với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sắc thuế này sẽ chỉ áp dụng đối với các công ty lớn nhất.
Chống chuyển lợi nhuận sang các thiên đường thuế
Đạo luật TCJA đã ban hành các quy định về thu nhập vô hình toàn cầu chịu thuế (global intangible low-taxed income – GILTI), có tính chất như một sắc thuế tối thiểu trên thu nhập tại nước ngoài.
Các quy định bao gồm miễn thuế 10% đầu tiên trong tổng thu nhập từ tài sản vô hình nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ; giảm 50% mức thuế công ty trên phần thu nhập còn lại. Thuế được tính trên thu nhập toàn cầu và thuế hải ngoại nói chung của công ty thay vì theo từng nước.
Chương trình thuế của Chính phủ Biden vẫn duy trì mức thuế tối thiểu, nhưng tăng thuế suất tới 21% và bổ sung hai điểm mới nhằm ngăn chặn chuyển lợi nhuận và xóa bỏ các ưu đãi cho đầu tư ra nước ngoài.
Đồng thời, chương trình sẽ xóa bỏ ưu đãi miễn thuế 10% đầu tiên trong tổng thu nhập của tài sản vô hình nước ngoài. Vì theo Chính phủ Biden, quy định này đã khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư ra nước ngoài để hưởng lợi miễn thuế.
Chương trình yêu cầu các công ty tính thuế tối thiểu trên cơ sở từng nước nhằm hạn chế việc lợi dụng các thiên đường thuế. Vì theo quy định hiện hành, khi tính thuế tối thiểu, các công ty được cộng thu nhập chịu thuế thấp, hoặc không chịu thuế tại các thiên đường thuế vào thu nhập chịu thuế cao tại các nước khác.
Chính phủ Biden cũng cho rằng, khoản giảm trừ TCJA đối với thu nhập vô hình tại nước ngoài (FDII) đã vô tình khuyến khích các công ty giữ tài sản ở nước ngoài nhiều hơn để được khấu trừ nhiều hơn. Do đó, Tổng thống đề xuất bãi bỏ các quy định FDII.
Chương trình sẽ sử dụng số thu tiết kiệm từ việc bãi bỏ các quy định FDII để khuyến khích mở rộng các ưu đãi đầu tư hiệu quả hơn”. Tuy nhiên, đến nay chương trình vẫn chưa đưa ra cách tiếp cận trên cơ sở thuế để khuyến khích.
Chính phủ Biden đã bày tỏ quan ngại về “cuộc đua đến đáy” về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu hiện nay. Để chấm dứt tình trạng này, Tổng thống đang tìm kiếm một thỏa thuận song phương về thuế tối thiểu toàn cầu và tin tưởng rằng, nếu có thể thuyết phục các nước khác cùng với Hoa Kỳ ban hành thuế doanh nghiệp tối thiểu đủ mạnh, thì nỗ lực của các công ty chuyển lợi nhuận đến các thiên đường thuế sẽ bị vô hiệu hóa.
Chương trình thuế sẽ bổ sung các quy định ngăn cản việc chuyển lợi nhuận khỏi Hoa Kỳ. Theo đó, nếu một công ty được thành lập tại một nước mà không có thuế tối thiểu đủ mạnh, thì tất cả các giảm trừ “cho các khoản thanh toán chi phí mà có thể cho phép chuyển lợi nhuận khỏi Hoa Kỳ” sẽ bị từ chối…
Bộ Tư pháp Mỹ nới lỏng quy định cấm công khai điều tra gian lận trước thềm bầu cử
Bộ Tư pháp Mỹ đã điều chỉnh quy định về việc công bố các thông tin điều tra tội phạm bầu cử, qua đó thay đổi một phần chính sách nhằm hạn chế công khai thông tin điều tra trước thềm bầu cử.
Trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ. Ảnh: Reuters
Truyền thông Mỹ dẫn nội dung thư điện tử của một quan chức Bộ Tư Pháp nước này cho biết các công tố viên có thể công khai các vụ việc tình nghi gian lận bầu cử có liên quan các viên chức liên bang- như nhân viên bưu chính- trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Nội dung thư điện tử được báo ProPubilca đăng tải gọi điều này là "một ngoại lệ" trong chính sách vốn được Bộ Tư pháp Mỹ áp dụng nhiều thập kỷ qua.
Chính sách này không khuyến khích các công tố viên công khai các cuộc điều tra nghi vấn gian lận bầu cử cho tới khi hoàn tất kiểm phiếu.
Một bản ghi nhớ từng được Bộ Tư pháp Mỹ công bố năm 2017 nêu rõ việc công khai các thông tin điều tra ngay trước thềm bầu cử có thể "dội gáo nước lạnh vào những chiến dịch vận động tranh cử và hoạt động bỏ phiếu chính thống" và cũng như dẫn tới nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng khi chính cuộc điều tra cũng có thể trở thành một vấn đề tác động tới chiến dịch vận động tranh cử.
Hiện Bộ Tư pháp Mỹ chưa có phản hồi chính thức về những thông tin trên. Giám đốc điều hành của tổ chức mang tên "Truy tố công bằng và chính xác" Aroni Krinsky đánh giá sự thay đổi này "rất đáng quan ngại", cho rằng không có lý do gì để thay đổi "một xuất phát điểm nhạy cảm" vốn đã định hướng các công tố viên liên bang trong nhiều năm qua.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ diễn ra sau khoảng 1 tháng nữa. Do tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 phức tạp nên cuộc bầu cử năm nay được cho là sẽ có số lượng cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện cao chưa từng thấy trong lịch sử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng tình trạng này có thể kéo theo nguy cơ gian lận bầu cử gia tăng.
Ngày 7/10, Văn phòng công tố ở New Jersey thông báo bắt giữ một nhân viên bưu chính với cáo buộc tiêu hủy 2.000 bưu phẩm, trong đó có khoảng 100 phiếu bầu chưa điền thông tin.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá không có bằng chứng nào cho thấy những hành động của nhân viên bưu chính này mang động cơ chính trị.
Ngày 24/9, một công tố viên liên bang ở Pennsylvania công bố thông tin điều tra vụ việc một số lượng nhỏ các phiếu bầu của quân nhân bị tiêu hủy, trong đó có phiếu bầu cho Tổng thống Trump. Một quan chức địa phương đã phát hiện ra những phiếu bầu này và báo cáo lên cơ quan chức năng./.
Đặc vụ từng đỡ đạn thay cựu tổng thống Mỹ lần đầu chia sẻ về rủi ro nghề nghiệp Bất chấp những rủi ro có thể mắc phải khi phục vụ tổng thống như dịch bệnh, bị tấn công, các mật vụ Mỹ vẫn luôn phải túc trực để bảo vệ người đứng đầu đất nước. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mắc COVID-19 đã khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi đối với tình hình sức khỏe của những nhân...