Tổng thống Mỹ J.Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon
Ngày 17/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thành phố Manaus, bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến rừng Amazon.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống đương nhiệm Mỹ đến khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh.
Phát biểu tại rừng Amazon, ông Biden tuyên bố cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là mục tiêu chính trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Với tư cách là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, ông đã hành động nhiều hơn vì không khí, nguồn nước và năng lượng sạch, cũng như thúc đẩy dự luật được thông qua giúp phân bổ khoản ngân sách liên bang chưa từng có cho cuộc chiến ngăn Trái đất tiếp tục nóng lên.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Biden nhấn mạnh: “Đúng là một số người có thể tìm cách phủ nhận hoặc trì hoãn cuộc cách mạng năng lượng sạch đang diễn ra ở Mỹ. Nhưng không ai có thể đảo ngược được, nhất là khi rất nhiều người, bất kể đảng phái hay chính trị nào, đang hưởng những lợi ích của cuộc cách mạng này”.
Ông Biden cũng nhấn mạnh cam kết đối với việc bảo tồn khu vực rừng Amazon. Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang hướng tới chi 11 tỷ USD vào quỹ tài trợ khí hậu quốc tế trong năm nay, tăng gấp 6 lần so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ.
Trong chuyến thị sát bằng trực thăng, ông Biden đã chứng kiến tình trạng xói mòn nghiêm trọng, tàu thuyền mắc cạn tại một trong những nhánh chính của sông Amazon và thiệt hại do cháy rừng. Ông cũng đi qua một khu bảo tồn động vật hoang dã dành cho các loài khỉ và chim có nguy cơ tuyệt chủng và vùng nước rộng lớn nơi nhánh sông Negro chảy vào Amazon. Đi cùng ông là nhà khoa học Carlos Nobre, người đã đạt giải Nobel và là chuyên gia đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với Amazon. Ông Biden cũng gặp các nhà lãnh đạo bản địa và đến thăm một bảo tàng. Sau đó, ông đã ký một tuyên bố của Mỹ chỉ định ngày 17/11 là Ngày Bảo tồn Quốc tế.
Tổng thống Biden đang trong những ngày cuối của nhiệm kỳ Tổng thống. Nhà Trắng cho biết tại Rio de Janeiro, Tổng thống Biden dự kiến gặp người đồng cấp Brazil ông Luiz Inacio Lula da Silva để thúc đẩy quyền của người lao động và tăng trưởng kinh tế sạch. Ông cũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để thảo luận về các thách thức toàn cầu như nghèo đói và biến đổi khí hậu.
Mực nước sông Amazon xuống thấp kỷ lục
Theo Hãng Reuters, cảng sông tại thành phố Manaus lớn nhất của rừng nhiệt đới Amazon đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 1902 do tình trạng hạn hán kéo dài.
Hạn hán nghiêm trọng đã làm cạn kiệt nước trên các tuyến đường thủy vốn là huyết mạch lưu thông trong khu vực, cản trở việc vận chuyển ngũ cốc xuất khẩu cũng như gián đoạn nguồn cung các loại hàng hóa và vật tư thiết yếu. Các nhà nghiên cứu nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.
Nhiều dòng sông khô cạn ở Manaus (Brazil) hôm 1.10.2024.. ẢNH: REUTERS
Theo trang web của cảng Manaus thuộc tiểu bang Amazonas (Brazil), mực nước sông Rio Negro - nhánh sông chính của Amazon - hôm 4.10 được đo là 12,66 m, vượt qua mức thấp nhất mọi thời đại được ghi nhận vào năm 2023 và vẫn tiếp tục giảm nhanh chóng. Giám đốc điều hành cảng Manaus Valmir Mendon nhấn mạnh mực nước sông có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong một hoặc hai tuần tới.
Năm nay, chính phủ Brazil đã ban bố tình trạng báo động do hạn hán. Theo Quân đoàn phòng vệ dân sự bang Amazonas, khu vực này đã bị tổn thất nặng nề với ít nhất 62 thành phố đang trong tình trạng khẩn cấp và hơn nửa triệu người bị ảnh hưởng.
Trăn lớn nhất thế giới ở Amazon chết chỉ 5 tuần sau khi được phát hiện
Thời tiết khắc nghiệt và khô hạn đang ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Nam Mỹ, trong đó sông Paraguay - bắt nguồn từ Brazil, chảy qua Paraguay và Argentina đến Đại Tây Dương - cũng ở mức thấp nhất mọi thời đại. Nhiệt độ cực cao và khô hạn tương tự đang góp phần gây ra các đám cháy rừng Amazon.
Diện tích rừng Amazon trên lãnh thổ Brazil bị phá tăng trong 15 tháng qua Theo số liệu chính thức công bố ngày 7/8, diện tích rừng mưa Amazon bị tàn phá trên lãnh thổ Brazil vào tháng 7 vừa qua đã tăng lần đầu tiên sau 15 tháng. Khoảng rừng Amazon bị đốt phá tại Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Cụ thể, diện tích rừng mất đi trong tháng 7 vừa qua là...