Tổng thống Mỹ hối thúc Israel giảm căng thẳng
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/5 đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, hối thúc ngay lập tức giảm leo thang căng thẳng tại Dải Gaza “trên con đường” hướng tới một lệnh ngừng bắn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết lãnh đạo 2 nước đã thảo luận chi tiết về những diễn biến mới nhất tại Dải Gaza, cũng như những nỗ lực ngoại giao không ngừng nghỉ của chính phủ các nước trong khu vực cũng như Mỹ nhằm giảm căng thẳng tại khu vực này.
Đây là cuộc điện đàm thứ 4 giữa lãnh đạo Mỹ và Israel trong 1 tuần qua khi xung đột bạo lực giữa quân đội Israel và phong trào Hamas của Palestine gia tăng đáng lo ngại. Tổng thống Biden đang đối mặt với sức ép từ phía đảng Dân chủ, những người muốn ông thể hiện vai trò trung gian một cách tích cực và công khai nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho xung đột tại Dải Gaza.
Video đang HOT
Hiện các nỗ lực ngoại giao đang được thúc đẩy nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và Hamas. Trong một phát biểu ngày 19/5, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã kêu gọi tất cả các bên tham gia tìm kiếm giải pháp nhằm thúc đẩy các bên trong cuộc xung đột Palestine – Israel đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Maas nêu rõ: “Tôi nghĩ điều quan trọng là tất cả những người có ảnh hưởng, bao gồm EU và Đức, tác động đến cả hai bên để trước hết đi đến một lệnh ngừng bắn. Sau đó sẽ là về việc tìm kiếm một giải pháp trung và dài hạn cho cuộc xung đột”.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức cho biết ông Maas trong ngày 20/5 sẽ tới Israel và vùng lãnh thổ Palestine để thảo luận về căng thẳng gần đây tại khu vực. Dự kiến, nội dung các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào tình hình xung đột tại khu vực và những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực.
Theo kế hoạch, ông Maas sẽ gặp người đồng cấp và Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng như Tổng thống Israel Reuven Rivlin. Tiếp đó, ông cũng sẽ tới Ramallah thảo luận với Thủ tướng Palestine. Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới ngày 19/5, ông Maas cho biết kế hoạch công du này chưa được giới chức Israel xác nhận.
Nếu diễn ra, đây sẽ là lần đầu tiên một quan chức cấp cao châu Âu tới Jerusalem kể từ khi xung đột giữa 2 bên bùng phát.
Xung đột tại Gaza đã bước sang ngày thứ 10 mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Đến nay, Hamas đã nã hơn 3.300 quả rocket sang lãnh thổ Israel, trong khi Lực lượng Phòng vệ Israel đã tiến hành hàng trăm vụ không kích nhằm vào các mục tiêu ở Gaza. Đến nay, có 219 người Palestine thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Về phía Israel có 12 người thiệt mạng. Cuộc xung đột hiện nay được coi là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas.
Ngoại trưởng Đức: Đàm phán hạt nhân Iran diễn ra trong bầu không khí tích cực
Ngày 10/5, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết thời gian là điều cốt lõi trong các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, đồng thời cho rằng tiến trình đàm phán tuy kéo dài nhưng đã tạo được bầu không khí tích cực.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước thềm cuộc họp với những người đồng cấp các nước trong Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Maas nói: "Các cuộc đàm phán là rất khó khăn, nhưng tất cả các bên đang đàm phán trong bầu không khí mang tính xây dựng". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng thời gian đàm phán sắp hết và Đức đặt mục tiêu khôi phục hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân với Iran bởi đây là cách duy nhất để đảm bảo Tehran không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngày 7/5, các bên còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran (gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), đã nối lại đàm phán tại thủ đô Vienna của Áo. Mỹ tham gia đàm phán gián tiếp bằng hình thức trực tuyến tại một khách sạn khác gần đó, với Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò trung gian.
Đây là vòng đàm phán thứ 4 được các bên tiến hành kể từ đầu tháng 4 vừa qua nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử này. Các nhà ngoại giao cũng hy vọng các bên có thể đạt được một thỏa thuận trước khi nước CH Hồi giáo này tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 6 tới.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Washington khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Nước CH Hồi giáo đã có động thái đáp trả bằng cách giảm bớt thực hiện các cam kết trong thỏa thuận.
Ngoại trưởng Đức phản đối trừng phạt cứng rắn hơn với Nga Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 25/4 đã cảnh báo sự đối đầu với Nga, đồng thời lên tiếng ủng hộ việc tiếp tục đối thoại với Mosvka. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, truyền thông sở tại dẫn lời Ngoại trưởng Maas đã phản đối việc trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga. Phát...